• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Siết chặt an ninh trong vụ thu hoạch cà phê

Nguồn tin: Báo Công An TP. HCM, 09/12/2010
Ngày cập nhật: 11/12/2010

Tây Nguyên đang bước vào vụ thu hoạch cà phê. Bên cạnh niềm vui vì cà phê được giá, nông dân lại phải đối mặt với nạn trộm cắp cà phê và giá nhân công tăng cao. Vì vậy, nhiều nơi, người dân đã phải thu hoạch khi cà phê còn xanh dù biết điều đó là thiệt thòi về số lượng và chất lượng.

HÁI XANH VÌ SỢ TRỘM CƯỚP

Dù cà phê vẫn còn xanh nhưng hơn một tháng nay, gia đình anh Vũ Minh Khương (ở phường Đống Đa, thành phố Pleiku, tỉnh Gia Lai) thường xuyên phải có người ở trong rẫy để canh gác. Với hơn ba héc ta cà phê, gia đình anh phải thuê thêm hai lao động thay nhau túc trực suốt ngày đêm ở ngoài rẫy để canh kẻ trộm.

“Để tránh tình trạng trộm cắp thì mình phải vào ở hẳn trong rẫy, ăn ngủ tại vườn để trông coi. Năm nay thời tiết nắng hạn nên sản lượng sụt giảm khoảng 1/3 so với năm ngoái, nhưng bù vào đó thì giá cà phê cũng khá cao” - anh Khương tâm sự.

Anh K’sor Rel (phường Thắng Lợi, thành phố Pleiku) cho biết, thời gian gần đây kẻ gian không chỉ hái trộm mà còn cướp cà phê một cách trắng trợn ở ngoài rẫy. Chúng đến những nơi đang thu hoạch, thấy những bao cà phê đã đóng sẵn, lợi dụng người nhà sơ hở là nhảy vào cướp. Dù chỉ có 2 ha cà phê, trái chín chưa được một nửa, nhưng gia đình anh Rel phải thuê người thu hoạch sớm, dù biết điều đó là thua thiệt.

Nạn trộm cắp cà phê ở tỉnh Gia Lai nói riêng và khu vực Tây Nguyên nói chung dường như đã trở thành thông lệ. Thủ đoạn của kẻ gian là lợi dụng đêm tối, trưa vắng, vườn cây rậm rạp... đột nhập vào vườn hái trộm. Chúng thường tổ chức một nhóm người đi xe gắn máy, thậm chí cả xe công nông, đổ bộ vào lô cà phê tuốt sạch cả quả lẫn lá, chặt, bẻ cành cho vào bao tải chở về nhà mới tuốt.

Ở xã K’Dang, huyện Đak Đoa, Gia Lai, bên cạnh sản xuất lúa, bà con còn có hàng trăm ha cà phê tập trung. Nhờ tinh thần đoàn kết, bảo vệ lẫn nhau, an ninh được siết chặt mà nơi đây không có tình trạng trộm cắp cà phê nên dân không phải vội vàng thu hoạch.

“Cà phê đã chín khoảng 70% nhưng mình không vội vàng gì. Cứ thu hoạch lúa xong xuôi mới tập trung hái cà phê. Làng mình từ trước đến nay hái cà phê là phải chín chứ không hái xanh. Trong làng có bốn tổ đổi công, mỗi tổ có từ 30 đến 40 người, tập trung hái hết cho gia đình này đến gia đình khác” - ông Đinh Gơih - làng KDăng, xã KDang, huyện Đak Đoa kể.

Xã Ia Dêr (huyện Ia Grai, Gia Lai) có hơn 1.000 ha cà phê, trong đó đồng bào dân tộc thiểu số có gần 700 ha. Hằng năm, vào mùa thu hoạch, chính quyền và ngành chức năng sẵn sàng vào cuộc nhằm ngăn chặn nạn trộm cắp và giữ gìn trật tự. Các hộ dân dựng lều trong rẫy, kéo điện thắp sáng suốt đêm để canh gác. Các thôn làng thành lập đội tự quản, thường xuyên tổ chức tuần tra.

Ông Puih Rên - Phó trưởng Công an xã Ia Dêr cho biết: đến mùa thu hoạch cà phê, lực lượng công an và các tổ dân quân thường xuyên tuần tra canh gác ngày đêm, kiểm tra hộ khẩu từng gia đình, thông báo cho người dân biết để cảnh giác với kẻ gian trộm cắp cà phê. Nếu phát hiện gia đình nào có người tham gia trộm cắp cà phê, công an sẽ xử lý nghiêm.

VÌ CHẤT LƯỢNG CÀ PHÊ VÀ SỰ ỔN ĐỊNH VƯỜN CÂY

Theo kinh nghiệm của các đơn vị, doanh nghiệp sản xuất cà phê, nếu có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương và ngành chức năng thực hiện nghiêm túc nội quy thì an ninh trong mùa thu hoạch sẽ được đảm bảo. Các đơn vị, doanh nghiệp và nông hộ phải tuân thủ kỹ thuật thu hái, đảm bảo tỷ lệ chín, thì không chỉ đạt năng suất, chất lượng mà còn nuôi dưỡng vườn cây phát triển lâu dài.

Trang trại Tam Ba (xã Nghĩa Hưng, huyện Chư Pah, Gia Lai) là một điển hình. Với hơn 100 ha cà phê, trang trại có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, hợp đồng với cả đơn vị quân đội bảo vệ nghiêm ngặt nên không phải thu hái vội khi cà phê chưa đạt tỷ lệ chín cao. Trang trại có mối quan hệ hài hòa với nhân dân trong vùng, đến thời vụ, trang trại sử dụng hàng trăm lao động tại chỗ nên đảm bảo lợi ích cả đôi bên.

Trang trại thường thu hoạch vào thời điểm cuối vụ nên nhân công cũng không phải khan hiếm và giá thuê cũng mềm hơn”, anh Cao Xuân Hưởng - quản lí trang trại Tam Ba cho biết.

Với hơn 80.000 ha, cà phê là một trong những cây trồng chủ lực của tỉnh Gia Lai, mang lại nguồn thu nhập chính cho người dân địa phương. Vì vậy, chính quyền và ngành chức năng cần có văn bản quy định nghiêm ngặt về quy trình thu hoạch, đặc biệt là tỷ lệ quả chín phải đạt xấp xỉ 90%. Đồng thời phải siết chặt an ninh trong mùa thu hái, nhằm đảm bảo chất lượng và bảo vệ cây cà phê phát triển bền vững.

NGỌC LINH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang