• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sông Công (Thái Nguyên): Chuyện bỏ chè trồng keo

Nguồn tin: Báo Thái Nguyên, 07/12/2010
Ngày cập nhật: 8/12/2010

Trong mấy năm gần đây, trên địa bàn T.X Sông Công (Thái Nguyên) xuất hiện tình trạng người dân bỏ dần cây chè để trồng keo. Theo số liệu thống kê của Phòng Kinh tế thị xã, đến nay trên địa bàn có khoảng gần 30 ha chè chuyển sang trồng keo. Vậy thực hư chuyện bỏ chè trồng keo ở T.X Sông Công ra sao? Phóng viên báo Thái Nguyên đã có cuộc tìm hiểu thực tế vấn đề này.

Chị Phạm Thị Nguyên, ở xóm Tân Sơn, xã Vinh Sơn đã trồng xen cây keo ở những nương chè hạt già cỗi

Chúng tôi đến xã Vinh Sơn, T.X Sông Công - địa phương có diện tích chè chuyển sang trồng keo lớn nhất thị xã. Trao đổi với chúng tôi, ông Trần Văn Biên, Phó Chủ tịch UBND xã cho biết: Hiện xã Vinh Sơn có khoảng 80 ha chè, trong đó đa phần là chè hạt, chỉ có trên 10 ha chè cành. Từ năm 2005, bắt đầu có hiện tượng người dân trên địa bàn trồng keo xen vào các nương chè, sau 3 - 5 năm, khi cây keo lớn, người dân chặt hẳn cây chè để cây keo phát triển. Tính từ năm 2005 đến nay, xã có khoảng 20 ha chè chuyển sang trồng keo, trong đó tập trung nhiều nhất ở 4 xóm là: Sơn Tía, Vinh Quang, Tân Sơn và Bờ Lở. Qua điều tra của UBND xã về vấn đề chuyển đổi cây chè của người dân cho thấy, có đến 95% diện tích chè chuyển đổi là các nương chè hạt già cỗi trồng ở các chân, sườn núi dốc có hiệu quả kinh tế kém. Tuy nhiên, cũng có một diện tích nhỏ người dân chuyển sang trồng keo là do thiếu lao động làm chè...

Để tìm hiểu rõ thêm về vấn đề này, chúng tôi đến gia đình chị Phạm Thị Nguyên, ở xóm Tân Sơn, một hộ có 100% diện tích chè chuyển sang trồng keo. Chị Nguyên cho biết: Nhà chị có 9 sào chè hạt trồng ở các sườn đồi quanh nhà. Trước đây, mỗi năm gia đình chị thu được 7 lứa chè, mỗi lứa đạt 1,2 - 1,5 tạ, thu nhập đạt trên 20 triệu/năm. Tuy nhiên, mấy năm gần đây năng suất chè giảm do cây chè già cỗi và đất trồng bạc màu, trong khi các con chị đã trưởng thành đi công tác nên không có người làm chè. Hiện, giá thuê lao động thu hái chè khá cao, trung bình khoảng 50.000 đồng/ngày. Nếu tính tổng chi phí đầu tư cho cây chè từ chăm sóc đến thuê người thu hái, sao, sấy thì hầu như không có lãi. Do đó, từ năm 2008 chị bắt đầu trồng xen keo vào các nương chè già cỗi. Đến nay, cả 9 sào chè đã được chị trồng xen keo. Theo tính toán của chị Nguyên, 3 - 4 năm đầu khi cây keo còn nhỏ thì vẫn có thể tận dụng để thu hái chè, sau 7 năm cây keo có thể cho thu hoạch. Tính trung bình mỗi cây keo sẽ cho thu nhập khoảng 80 - 100 nghìn đồng, như vậy là vẫn có lãi.

Rời nhà chị Nguyên chúng tôi đến nhà chị Dương Thị Hồng, xóm Vinh Quang 3, một hộ trồng chè giỏi của xã. Tiếp chúng tôi trong ngôi nhà khang trang, đầy đủ tiện nghi, chị Hồng chia sẻ: Tất cả cơ ngơi này có được là nhờ cây chè. Với gần 2 mẫu chè, mỗi năm gia đình tôi thu khoảng 80 - 100 triệu đồng. Tuy nhiên, với nghề làm chè hiện nay khó khăn nhất vẫn là thuê lao động thu hái chè, vì chè đúng lứa là phải hái để đảm bảo chất lượng của sản phẩm nhưng việc thuê nhân công rất khó. Nhiều đợt gia đình tôi không thuê đủ người để hái chè, do đó, năm 2009, tôi quyết định chuyển gần 7 sào trồng chè sang trồng keo. Cũng theo chị Hồng, ở xóm Vinh Quang 3, hiện có khoảng 20 ha chè, hầu hết các hộ trong xóm đều trồng chè. Tuy nhiên, do đa phần vẫn là chè hạt nên năng suất thấp, đối với những hộ trồng ít nếu tính chi phí chăm sóc và thuê nhân công thu hái, sao sấy chè thì hầu như hòa vốn. Vì vậy, nhiều hộ đã chuyển sang trồng keo. Còn những hộ có diện tích nhiều thì vẫn duy trì bởi so với cây lúa thì trồng chè vẫn cho thu nhập cao hơn.

Trao đổi với chúng tôi về vấn đề này, ông Trần Minh Tâm, Phó Trưởng phòng Kinh tế T.X Sông Công cho biết: Hiện thị xã có khoảng 700 ha chè, trong đó chỉ có trên 200 ha chè cành, còn lại là chè hạt. Trước việc người dân chuyển đổi cây chè sang trồng keo, thị xã đã có điều tra cụ thể, qua đó cho thấy việc chuyển đổi các diện tích chè hạt già cỗi trên các sườn núi dốc bạc màu sang trồng keo là phù hợp. Còn đối với những diện tích vườn, đồi khác, thị xã đang khuyến khích người dân chuyển từ chè hạt sang trồng chè cành để nâng cao năng suất và giá trị sản phẩm chè. Để giải quyết vấn đề lao động thu hái chè, thị xã đã yêu cầu các tổ chức đoàn thể, đặc biệt là phụ nữ, đoàn thanh niên… thành lập mô hình, tổ đổi công để giúp đỡ nhau trong sản xuất, thu hái chè đúng thời vụ. Đồng thời khuyến khích người dân đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào quá trình sản xuất chè để giảm công lao động và tăng hiệu quả sản xuất. Tuy nhiên, hiện nay thị xã đang gặp khó khăn về nguồn cung cấp giống chè cành. Theo kế hoạch năm 2010, thị xã được giao trồng 20 ha chè cành, nhưng đến nay Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn mới cung cấp cho thị xã được lượng giống chè để trồng 11,5 ha (đạt 57,5% kế hoạch). Thị xã mong muốn được tỉnh quan tâm đầu tư hơn nữa về giống để người dân từng bước chuyển đổi diện tích chè hạt sang trồng chè cành, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm chè và mang lại thu nhập cao cho người dân...

Lan Anh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang