• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Khốn đốn vì sắn thối

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 29/11/2010
Ngày cập nhật: 1/12/2010

Hàng chục xe tải phải chờ nhiều ngày để đưa sắn vào Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Đồng Xuân (tỉnh Phú Yên), trong đó khối lượng sắn bị thối, độ bột không đạt chuẩn chiếm phần lớn. Điều này khiến nông dân thất thu, còn nhà máy thì vừa “bội thực” vừa đứng trước nguy cơ thiếu nguyên liệu.

NÔNG DÂN THẤT THU

Những năm qua, cây sắn trồng ở huyện Đồng Xuân (Phú Yên) mang lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với một số loại cây trồng khác, nên niên vụ năm 2010 nông dân địa phương này chuyển nhiều diện tích đất sang trồng sắn. Theo thống kê chưa đầy đủ, địa phương này có 377,4 ha sắn bị ngập úng do mưa lũ, trong đó gần 100 ha ảnh hưởng năng suất trên 70%; 278 ha ảnh hưởng năng suất từ 50 – 70%. Tuy nhiên, thực tế có thể số diện tích sắn giảm năng suất cao hơn nhiều. Bà Trần Thị Gái ở thôn Phước Huệ (xã Xuân Quang 2) than thở: “Gia đình tôi trồng 3 sào sắn, hy vọng vụ này có khoản thu nhập kha khá để chi tiêu trong dịp Tết Nguyên đán, nhưng bây giờ coi như trắng tay. Ở xứ đồng Lương này, nhà nào cũng vậy”. Tiện tay, bà Gái nhổ một bụi sắn gần đó, củ chỉ bằng cán liềm trắng bợt. Bà Gái nói: “Củ sắn như thế này chỉ có thể mót về ngâm lấy bột cho heo hoặc chặt ra phơi để bán sắn khô kiếm lại ít vốn”. Thế nhưng, với thời tiết như mấy ngày nay, có muốn chặt sắn để phơi khô cũng không được vì thời tiết không có nắng.

Những ngày này, đi dọc các con đường liên xã ở huyện Đồng Xuân ai cũng có thể bắt gặp nhiều rẫy sắn ven đường, lá trên ngọn thì còn xanh nhưng lá chân đã vàng úa. Ông Nguyễn Văn Ngọc ở xã Xuân Quang 1 cho biết: “Sắn không ưa nước, đã ngập nước thì thối chứ không còn cách nào khác. Đối với sắn trồng ở khu vực gò cao ít ngập nước cũng không tránh khỏi hư hại, nhẹ thì “chạy bột” (độ bột thấp)”. Ông Tạ Đức Bình ở xã Xuân Phước trồng nhiều diện tích sắn, được Nhà máy Chế biến tinh bột sắn Đồng Xuân hỗ trợ trình diễn mô hình phun thuốc Mosat tăng độ bột. Thế nhưng chưa tới ngày thu hoạch đã bị ngập úng, gây thất thu.

Sắn bị ngập úng, nông dân xót của thuê công thu hoạch, thuê xe chở đến nhà máy bán đổ bán tháo mong kiếm lại ít vốn, thế nhưng khi xe đến suối Ré (xã Xuân Quang 3) thì gặp sình lầy, cầu tràn Sông Cô (thị trấn La Hai) bị ngập nước. Theo tính toán, mỗi hécta sắn, nông dân phải đầu tư khoảng 10 – 15 triệu đồng, nếu không bị tác động của thời tiết, sâu bệnh, với giá mua của nhà máy ở thời điểm này 2.250 đồng/kg đối với sắn có 30 độ bột thì nông dân có lãi khoảng 25 – 30 triệu đồng/ha. Thế nhưng, hiện nhiều nông dân chỉ mong lấy lại vốn, chứ không dám nghĩ đến có lời.

NHÀ MÁY TRƯỚC NGUY CƠ THIẾU NGUYÊN LIỆU

Mãi đến ngày 23/11 cầu tràn Sông Cô nước mới rút, xe qua lại được. Trước đó, nhiều xe phải đậu để chờ qua cầu nên ngay sau khi nước rút đoàn xe chở sắn ùn ùn tiến vào Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đồng Xuân, khiến nhà máy lâm vào tình trạng quá tải. Nhưng sắn về nhà máy hầu hết kém chất lượng, độ bột quá thấp, thậm chí bị thối. Ông Nguyễn Lý Nguyên, Phó Chủ tịch UBND huyện Đồng Xuân, cho biết huyện đã đề nghị nhà máy mua với giá ưu đãi cho nông dân. Trao đổi vấn đề này với Báo Phú Yên, ông Huỳnh Văn Đồng, Phó Giám đốc phụ trách Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đồng Xuân cho biết: “Ngay sau lũ, nhà máy đã chạy hết công suất để nhanh chóng giải tỏa lượng sắn tồn đọng nhiều ngày. Chúng tôi cố gắng thu mua hết số sắn tươi, dù kém chất lượng của nông dân. Thế nhưng vì sắn thối, độ bột quá thấp nên nhà máy không thể nâng giá mua cao hơn”.

Bình thường sắn có chữ lượng 30 độ bột trở lên, nhà máy mua với giá 2.250 đồng/kg, nếu giảm một độ bột thì sẽ giảm 20 đồng, trong khi đó hầu hết diện tích sắn của nông dân Đồng Xuân khi thu hoạch dưới 15 độ bột. Vì thế, hiện nhà máy chỉ có thể mua sắn cho nông dân theo kiểu mua xô, giá thỏa thuận từ 1.500 – 1.700 đồng/kg chứ không tính độ bột.

Điều đáng lo ngại hiện nay đối với Nhà máy chế biến tinh bột sắn Đồng Xuân là sau khi giải quyết xong lượng sắn chạy lũ thì sẽ đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu, vì huyện Đồng Xuân chiếm đến 1/3 vùng nguyên liệu sắn của nhà máy. Đó là chưa kể các vùng nguyên liệu tại các tỉnh lân cận Bình Định, Gia Lai, Khánh Hòa cũng bị ảnh hưởng do mưa lũ. Ông Huỳnh Văn Đồng, cho biết thêm, hiện tại thì nhà máy thừa sắn, nhưng chắc chắn thời gian tới sẽ không có nguyên liệu để hoạt động và đạt 23.000 tấn tinh bột theo kế hoạch đề ra.

TRẦN QUỚI – PHƯƠNG NAM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang