• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khoa học công nghệ ở ĐBSCL - những vấn đề đang đặt ra: Ngổn ngang giống lúa

Nguồn tin: SGGP, 11/4/2006
Ngày cập nhật: 12/4/2006

Cũng như trong lĩnh vực văn hóa, cây lúa ĐBSCL đang chịu sức ép dữ dội từ cơ chế thị trường: “Hội nhập” mà vẫn giữ “bản sắc” riêng, “cao sản” nhưng phải nhuốm chất “đặc sản”, ra thế giới song vẫn còn “hương đồng, gió nội”… Nhưng làm gì để “cái gì cũng có” trong điều kiện đất bạc màu trắng phếch vì phân bón, vì thuốc bảo vệ thực vật? Cực chẳng đã, có người còn mạnh dạn đề xuất thôi thì cứ tạm không trồng lúa vài vụ để “khoan sức đất”, để tính đường dài… Và mọi chuyện vẫn bộn bề phía trước.

Thay đổi tập quán: Không dễ!

Theo khẳng định của GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, chiến lược thành công nhất của ĐBSCL trong 20 năm qua là tạo được giống lúa cực sớm (các giống OMCS). Với cùng thời gian thực hiện cuộc “cách mạng xanh” và cùng điều kiện thổ nhưỡng như ĐBSCL (cũng có vùng đất ngập nước) nhưng Bangladesh lại chuyển đổi rất chậm “do chiến lược phát triển bộ giống của họ sai”.

TS Bửu lý giải: Bangladesh chỉ thành công trong vụ đông -xuân nhưng lại thất bại ở vụ hè - thu. Còn ĐBSCL khi xác định “chung sống với lũ” đã mở mũi đột phá bằng bộ giống dưới 90 ngày nên đã “bội thu” nhờ diện tích lúa vụ hè - thu tăng lên 1,4 - 1,5 triệu ha và năng suất tăng từ 2 tấn lên 10 tấn! “Lượng” tăng nhưng còn “chất” gạo? TS Bửu nói vui: “Thái Lan chỉ giỏi ký kết hơn ta. Họ luôn có thế mạnh ký kết trước các hợp đồng xuất khẩu gạo với giá hời”.

Trước đây trong xuất khẩu gạo, chúng ta thua Thái Lan 20 - 40 USD/tấn, hiện nay khoảng cách này đang rút ngắn, thậm chí có lúc chỉ thua 2-3 USD/tấn. Có được gạo chất lượng phải nói đến công nghệ hạt giống ĐBSCL có những bước tiến vượt bậc: Cách đây 5 năm, hạt giống tốt (giống xác nhận) chỉ có 2%, đến năm 2003 nâng lên 10%, năm 2004 - lên 20% và đến năm nay đã có 34% diện tích đất trồng sử dụng giống xác nhận.

Nhưng đằng sau những con số thật sự ấn tượng này vẫn còn gợn những mối lo âu thật sự khi chúng ta để mặc “người nông dân tư duy trên mảnh đất của mình”. Thứ nhất, diện tích lúa canh tác đang mỗi năm mỗi giảm, trung bình giảm khoảng 60.000 ha/năm. Và hiện nay để đảm bảo an toàn lương thực chúng ta cố giữ diện tích lúa canh tác khoảng 4 triệu ha. Vì dù gì thì cứ “hết gạo chạy rông, nhất nông, nhì sĩ”… không thể để mặc người dân phá lúa chuyển sang làm thủy sản tràn lan.

Thứ hai, thói quen “phường hội” chỉ thấy cái lợi trước mắt mà hùa nhau vào làm đã khiến tương lai ruộng lúa bấp bênh hơn bao giờ hết. Điều này phần nào lý giải tại sao vừa qua dịch rầy nâu bùng phát và thông tin “cháy rầy” đã khiến các nhà khoa học phải “cháy lòng” vì búa rìu dư luận.

TS Bửu giải thích rõ: Trong nhiều nguyên nhân thì nguyên nhân số 1 là tính chu kỳ: Cứ 10 năm hoặc 5-7 năm, rầy nâu xuất hiện một lần tùy theo trình độ thâm canh của nông dân. Trong lịch sử, chỉ có con rầy nâu mới làm nông dân 3 tỉnh bị đói phải “tha phương cầu thực” và có lúc chính phủ phải huy động cả trực thăng để phun thuốc diệt rầy. Ngoài ra, còn nguyên nhân cơ bản nữa là do đa dạng di truyền quá hẹp: Nếu trồng một giống lúa trên 30% diện tích thì sẽ bị rầy nâu đánh.

Ông Bửu bức bối: Chúng tôi đã khuyến cáo người dân không nên trồng Jasmine quá 10% diện tích (ví dụ chúng ta có 1 triệu ha lúa đông xuân thì Jasmine không được trồng quá 100 ngàn ha), song bà con thấy lóa mắt vì giá cao (ta xuất gần 200 ngàn tấn với giá tới 380 USD/tấn) đã đùng đùng đi trồng tới 300 ngàn ha Jasmine! Tuy nhiên, giống lúa này lại là nơi cư trú lý tưởng để rầy nâu sinh đẻ và tràn qua các ruộng lúa khác. Liệu có giải pháp tối ưu cho một giống lúa vừa không bị rầy cắn vừa bán có giá? TS Bửu khẳng định: “Nếu chúng ta tạo giống kháng mạnh sẽ gây áp lực để rầy nâu biến đổi di truyền thành loại mới rất nguy hiểm. Chiến lược tạo giống kháng trung bình là đúng. Và tôi cũng xin nói thêm: Tập quán dân ta thay đổi không dễ!”.

Nhân dòng giống quá chậm

30 năm qua, lúa ta đã thành lúa cao sản, sản lượng không phải lo, năng suất thì đụng trần. Chỉ còn vấn đề tối quan trọng là chất lượng khi xuất khẩu để đáp ứng nhu cầu “2 trong 1” - vừa “cao sản” lại vừa “đặc sản”. Ông Trương Thanh Phong, Tổng Giám đốc Tổng công ty Lương thực miền Nam cho biết thị trường thế giới hiện nay rất chuộng gạo chất lượng cao (CLC), gạo thơm. Giá chào bán so với loại thường “vênh” nhau tới 100 -120 USD/tấn. Năm nay, dự kiến số lượng gạo CLC xuất khẩu có thể đạt 800.000 tấn, tức là tăng gấp đôi so với năm 2003.

Tuy nhiên, theo thừa nhận của ông Phong, công tác nhân dòng giống lúa xác nhận hiện còn rất khó khăn, tiến độ thực hiện chậm đã làm chậm trễ việc nhân rộng diện tích ở các địa phương. Theo Cục Nông nghiệp, tỷ lệ giống xác nhận cung cấp cho kế hoạch xây dựng 1 triệu ha lúa CLC hiện mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu. Câu hỏi đặt ra: Tại sao nông dân chưa mặn mà với công tác “xã hội hóa” chương trình sản xuất giống?

Ông Nguyễn Văn Khang, Giám đốc Sở NN-PTNT tỉnh Tiền Giang bức xúc: Chính sách nhà nước hỗ trợ theo chương trình giống quốc gia mới chỉ dừng lại ở cấp viện nghiên cứu và cấp tỉnh. Những hộ dân đang sản xuất giống theo dòng xác nhận chưa được hưởng bất kỳ chính sách ưu đãi nào. Họ phải mua giống nguyên chủng (từ các trại giống của tỉnh) với giá cao - tới 3.700 -3.800 đồng/kg, nhưng khi bán ra chỉ tương đương giá lúa thường, tức là khoảng 2.200 - 2.300 đồng/kg. Lỗ vậy nên chẳng mấy ai “ham” tham gia chương trình tự nguyện sản xuất giống. Trong khi đó, 4 trại giống ở tỉnh này có “căng sức” sản xuất cũng chỉ được trên dưới 500 tấn giống từ dòng nguyên chủng đến xác nhận để bán cho nông dân. Số lượng đó, rõ ràng không thấm vào đâu so với nhu cầu giống lúa CLC của nông dân trong tỉnh. Ông Khang kiến nghị cần bổ sung chính sách trong chương trình giống quốc gia đến tận hộ tình nguyện sản xuất giống và “phải hỗ trợ giá chênh lệch cho họ”.

Ngoài các giống lúa mang tính thị trường do yêu cầu “hội nhập” kể trên, một vấn đề đáng lưu tâm nữa là “bảo tồn và phát triển” các giống lúa nội địa được chọn tạo thành công như các giống lúa ST1, ST5 và đặc biệt là ST3 - một kết quả rất quan trọng cho sản xuất lúa ở Sóc Trăng và ĐBSCL.

Theo PGS.TS Lê Xuân Thám, Phó Giám đốc Trung tâm Hạt nhân TPHCM, đây là nguồn gien tổ hợp rất quí, duy trì được nguồn gien thơm chất lượng cao từ lúa đặc sản Thái Lan khi lai với dạng hình Japonica Đài Loan, được coi là dạng đột biến tự nhiên hiếm có. Trong đó, dòng ST3 có thể coi là một phát hiện hết sức quý giá, thể hiện nhiều tính trạng vượt trội: hạt gạo hầu như trong suốt, rất dài, thơm dịu, dạng hình cây khá gần chuẩn lý tưởng. Tuy nhiên, ST3 cũng có nhiều nhược điểm cần khắc phục: cây hơi yếu, hạt hơi thưa trên bông, vỏ trấu hơi dày, kém chịu phèn, tỷ lệ lép cao. Và TS Thám đã đề xuất cách khắc phục bằng xử lý chiếu xạ hạt nhân tạo đột biến cho cây. Đây cũng là một cách tiếp cận hiện đại bên cạnh các phương pháp lai hữu tính kinh điển, lai ưu thế và công nghệ tế bào. Rõ ràng triển vọng có được các giống lúa lý tưởng cho VN không còn là chuyện xa vời…

GS.TS Bùi Chí Bửu, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL: Phát triển công nghệ hạt giống

Cái yếu nhất của ĐBSCL là công nghệ hạt giống. Trước mắt, chúng ta củng cố và phát triển hệ thống nhân giống từ các viện, trường đến các trung tâm giống của các tỉnh, sao cho hạt giống thực sự có địa chỉ. Lượng giống xác nhận có lúc chỉ bán được 40% - 60% tổng số giống cung cấp. Việc thuần hóa giống gốc tại các cơ quan nghiên cứu có ý nghĩa quyết định. Nếu không có trợ giá của chương trình 1 triệu ha lúa xuất khẩu, chúng ta sẽ phải làm gì trong tương lai? Đó là một câu hỏi đầy trách nhiệm đối với các nhà quản lý và các nhà khoa học ở ĐBSCL.

PGS.TS Lê Xuân Thám, Phó Giám đốc Trung tâm Hạt nhân TPHCM: Tạo chọn lọc đột biến

Chiến lược tạo giống lúa ở VN hiện nay đã chuyển từ thời kỳ tạo ra các tập đoàn giống thâm canh năng suất cao sang thời kỳ cải tiến chất lượng để tạo thế cạnh tranh xuất khẩu cao: Lúa chất lượng cao. Các phương pháp tiếp cận chủ yếu vẫn dựa trên lai hữu tính kinh điển, lai ưu thế và công nghệ tế bào. Gần đây bắt đầu kết hợp kỹ thuật gien, song kết quả còn rất hạn chế. Do đó, cần có sự phối hợp của các hướng tiếp cận với nhiều phương pháp hiện đại, kinh điển. Trong đó, phương pháp gây tạo chọn lọc đột biến có nhiều thuận lợi và là đặc thù của ngành năng lượng nguyên tử. Thành công chọn tạo giống VN-95-20 vừa qua được tôn vinh với giải thưởng nhà nước về KHCN đã góp phần khẳng định chiến lược này.

NHÓM PV

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang