• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Vĩnh Long: “Xắn quần” cứu lúa Đông Xuân

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 25/11/2010
Ngày cập nhật: 27/11/2010

Những cơn mưa dầm cứ rả rích khiến vụ lúa Đông Xuân đang độ tuổi xanh mầm bỗng dưng oi nước, chết giống. Nhiều diện tích lúa vừa xuống giống còn đối mặt với nạn ốc bươu vàng hoành hành, chuột đồng cắn phá. Vụ lúa “ăn chắc” đang đứng trước những thách thức...

Trông mưa mà rầu thúi ruột!

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Long đã xuống giống được khoảng 33.000 ha lúa Đông Xuân, chiếm khoảng 50% diện tích so kế hoạch. Những cơn mưa bất chợt ập xuống trên những cánh đồng vừa mới sạ trong những ngày qua đã làm cho nông dân lại phải ngâm giống để giặm vá những thảm lúa bị “sọc dưa” vì chết giống.

Chú Sáu Năng (Mỹ Thạnh Trung - Tam Bình) đang loay hoay đem chiếc máy dầu bơm nước ra cứu lúa lắc đầu ngao ngán: “5 công lúa của chú đang bị oi nước mấy ngày nay. Chú đã bơm mấy bận mà vẫn chưa thể cứu được lúa. Trời cứ mưa hoài, rầu muốn thúi ruột luôn! Ruộng mới sạ mà gặp mưa kiểu này thì chịu đời sao thấu với mấy con ốc bươu vàng?”. Cũng theo chú Năng, sau mấy trận mưa dầm, giống chết nhiều, cộng thêm ốc bươu vàng phá dữ quá nên chú đang ngâm giống để chuẩn bị giặm vá lại khoảng 2 công lúa. Anh Lê Văn Chiến - Phó Phòng Nông nghiệp và PTNT Tam Bình - cho biết: Khoảng 30% diện tích trên toàn huyện chịu thiệt hại do ốc bươu vàng và mưa liên tục trong những ngày qua.

Còn ruộng lúa mới sạ của chú Lê Văn Tôn (Trung Hiệp - Vũng Liêm) né mưa chỉ được 2 ngày, sang ngày thứ 3 thì gặp mưa dầm, ruộng đồng lênh láng nước. Mặc dù tiêu thoát nước kịp thời nhưng ruộng của chú cũng bị chết giống loang lổ, khoảng vài “chiếc đệm”. Do không chuẩn bị sẵn giống để giặm vá sau mưa nên chú chỉ còn cách chờ lúa lớn, nhổ chỗ dày giặm lại chút đỉnh chỗ thưa. Chú Tôn cho hay, gặp trận mưa đầu thì ruộng còn khai nước ra được, mấy trận sau nữa thì đứng nước, phải bơm. “Mỗi lần ra ruộng, rảo một vòng là lượm cả xô ốc, hễ có nước là ốc trồi lên ngay, không tháo nước kịp thì nó ăn hết giống liền - chú Tôn nói.

Đau đầu “giặc” chuột

Năm nay lũ thấp là điều kiện lý tưởng để chuột sinh sôi nên ngoài ốc bươu vàng, lúa Đông Xuân đang đối mặt với “giặc chuột”. Khi lúa phát triển giai đoạn mạ xanh thì chuột bắt đầu xông ra cắn phá cho đến khi lúa thu hoạch.

Theo Sở Nông nghiệp và PTNT, mật độ chuột cắn phá trong những ngày qua có tỷ lệ từ 5 - 10% và rải rác khắp nền đất lúa. Mức thiệt hại này chưa đến mức báo động nhưng cũng là điều lo lắng khi chúng phát triển khá nhanh. Bên cạnh, nhiều diện tích trồng rau màu lớn thuộc các huyện Long Hồ và Bình Tân cũng chịu ảnh hưởng đáng kể. Anh Nguyễn Văn Tập - Phó Phòng Nông nghiệp và PTNT Bình Tân - cho biết: Tuy chuột phá hoại không nhiều đến mức báo động là nhờ nông dân chủ động dùng nhiều biện pháp... nhưng đây là đối tượng đáng lo ngại trong điều kiện sinh sôi và phát tán nhanh như hiện nay.

Còn theo anh Trương Tấn Được - Trưởng Phòng Nông nghiệp và PTNT Mang Thít, toàn huyện hiện có khoảng 20 ha thiệt hại do chuột cắn phá, tập trung nhiều ở một số xã có diện tích lúa trong giai đoạn mạ như: Bình Phước, Tân An Hội.

Theo nhiều nông dân, chưa bao giờ chuột lại xuất hiện quấy phá nhiều như vụ này. Để đối phó với “giặc” chuột, anh Út Nhỏ (Bình Ninh - Tam Bình) bỏ ra hơn triệu đồng để trang bị một hệ thống xiệc điện bao quanh ruộng lúa của mình. “Năm nay chuột dữ quá, phải làm kiểu này mới chịu nổi với bọn giặc này, có đêm anh thu “chiến lợi phẩm” hơn chục ký chuột” - anh Út Nhỏ cho biết vậy. Thấy cách làm của anh có hiệu quả, nhiều hộ xung quanh cũng học làm bẫy điện hoặc dùng màn phủ cao su để ngăn chuột phá hoại. Nhiều người chưa có kinh nghiệm thì nhờ anh bẫy giúp để cứu lúa. “Biết là xiệc điện sẽ nguy hiểm nhưng chuột phá quá thì phải làm thôi, cẩn thận một chút...” - anh Út Nhỏ phân trần.

Phó Chi cục trưởng Chi cục Bảo vệ thực vật Nguyễn Ngọc Tuyết cho biết: Lũ thấp là điều kiện để chuột sinh sôi và phát triển mạnh. Tại một số huyện có gieo sạ sớm, lúa trong giai đoạn mạ - đòng trổ như: Mang Thít, Tam Bình, Bình Minh đã xuất hiện chuột phá hại mùa màng, nếu không có cách phòng trừ hiệu quả thì sẽ ảnh hưởng đáng kể đến năng suất lúa sau này. “Chi cục đang khuyến cáo nông dân phòng trừ nhiều cách khác nhau, nhưng tốt hơn hết nông dân cần chủ động bảo vệ trên ruộng lúa của mình bằng nhiều biện pháp săn bắt hiệu quả và an toàn” - Thạc sĩ Tuyết khuyến cáo.

Lúa Đông Xuân chết giống trên 50% diện tích

+ Tại Bình Tân, do triều cường lên cao trong con nước 30/9 và rằm tháng 10 âl kết hợp với mưa nhiều trong mấy ngày gần đây, lúa Đông Xuân huyện Bình Tân vừa gieo sạ bị chết giống trên 50% diện tích với gần 1.140 ha bị nước chụp gây thiệt hại nghiêm trọng.

+ Tại Long Hồ, có 2.100 ha (khoảng 53% diện tích lúa mới sạ bị nhấn chìm trong nước phải sạ lại).

+ Tại Tam Bình, có 2.400 ha lúa mới sạ chết trắng và hơn 2.000 ha bị chết giống từng phần.

Hiện ngành nông nghiệp địa phương đang tích cực xuống địa bàn, hướng dẫn bà con nông dân gia cố bờ vùng, bờ thửa; đồng thời khắc phục bằng cách bơm tát, giặm vá, bón phân diện tích lúa còn lại.

LÊ SƠN - NGUYỄN HOÀNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang