• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khoa học công nghệ ở ĐBSCL – những vấn đề đang đặt ra: Lỏng lẻo liên kết “4 nhà”

Nguồn tin: SGGP, 10/4/2006
Ngày cập nhật: 10/4/2006

Không thể phủ nhận những đóng góp lớn lao của giới khoa học trong 20 năm qua khi họ tằn tiện, chắt chiu từng đồng vốn đầu tư nhỏ giọt từ ngân sách nhà nước để biến nước ta thành cường quốc về xuất khẩu nông sản và thủy sản. Song trong xu thế hội nhập toàn diện về kinh tế, chúng ta không thể “ngủ quên trên chiến thắng” – mà quên mất tính phát triển bền vững của mọi nền kinh tế thể hiện qua khả năng cạnh tranh, chất lượng sản phẩm, gìn giữ và bảo vệ môi trường… Và thật sự chưa ở đâu như ĐBSCL, vấn đề ứng dụng những thành tựu KHCN lại được đặt ra một cách nghiêm túc đến vậy.

Nhà nước trách cứ nhà khoa học...

Nhiều người nói : Muốn hỏi gì về ĐBSCL thì cứ ghé nhà ông Bảy Nhị (Nguyễn Minh Nhị, nguyên Chủ tịch UBND tỉnh An Giang) là biết tuốt tuột. Ổng thẳng tính lắm, nói mà không sợ “mất ghế”, không sợ bị mất “cơ cấu”.

Và quả thật, ở cái tuổi như ông nói là đang “chờ hưu”, ông vẫn toát vẻ khí khái “tính mở” của người dân miệt vườn: “Anh xin nói là trong nông nghiệp có 2 vấn đề mấu chốt là hạ giá thành và tăng lợi tức. Muốn làm được khó nhất là khâu tổ chức lại sản xuất và phải có bàn tay mạnh mẽ của Chính phủ mới xong được. Năm 1991, ta ra liên kết tổ sản xuất, năm 1997 có chỉ thị về các hình thức thúc đẩy sản xuất nông nghiệp, đến 2000 – trên cơ sở mô hình An Giang mới có “liên kết 4 nhà…”.

Ông điểm lại rồi đúc kết thẳng băng: “Mình đã làm hết sức mình nhưng kết quả không nhiều. Trong “4 nhà” thì “nhà” nào cũng coi mình là “cha”, kể cả ông nhà nông. Nói liên kết xong ráp vào là thấy không vô. Vai trò của nhà nước và nhà khoa học giảm dần trong khi nhà doanh nghiệp như mấy ông quốc doanh lại đang lo cổ phần hóa cứ phải túi bụi “đấm đá” nhau. Tóm lại “ổng” nào cũng làm biếng và cứ làm kiểu này 30 năm nữa chưa chắc đã làm xong…”.

Được xếp chót trong “bảng phong thần”, song nhà khoa học – theo ông Nhị – cũng không thừa thắng xông lên để ở vào vị thế khả quan hơn – “Nhà khoa học có đóng góp lớn song nói thì mấy ổng buồn – chứ thật ra dân làm là chính. Những giống lúa, giống trái cây bán tốt nhất là do dân làm. Ai giải đáp chuyện: Gen F1 ra sao, rồi cá tôm chết hàng loạt, môi trường ô nhiễm? Không ai cả!”. Ngồi cạnh ông Nhị, anh Võ Ngọc Triểm, người được mệnh danh là “Vua giống lúa” ở ĐBSCL chỉ cười trừ.

Rồi anh nói: “Tôi có làm giống chỉ do đam mê. Mình xuống hiện trường mua của dân, rồi lân la làm quen xin 5-7 hạt giống của thầy Võ Tòng Xuân, xin của Viện Lúa ở Ô Môn… Cứ thế tiếng lành đồn xa, tôi lai rai làm hoài”. “Hai lúa” thứ thiệt này tuy có bề dày hàng chục giống lúa xác nhận song khác với các học giả trên giảng đường – lại không biết trình bày gãy gọn những “đặc trưng” giống lúa ông làm “từ thực tế” để ra sản phẩm mang thương hiệu gạo VN. Ông chỉ nhỏ nhẹ nói: “Hôm nào rảnh anh ghé Tri Tôn coi mấy mẫu lúa Bảy Núi… Năm nay năng suất được lắm”.

Bao giờ nhà khoa học cảm được niềm vui của người nông dân Nam Bộ khi ăn bát cơm có cả vị “ngọt hóa” của nước và “mặn hóa” của mồ hôi người trồng ra chúng? Và khi nào chúng ta thật sự “ba cùng” với người dân? Sực nhớ khi ngồi cùng ăn bữa cơm nấu từ gạo mang thương hiệu Sohafarm với cá tra kho tộ “cây nhà lá vườn” , chị Ba Sương, Giám đốc Nông trường Sông Hậu, thổ lộ: “Các em ạ! Chữ công nghệ cao đang bị lạm phát, ai cũng dùng tùm lum. Nói công nghệ cao là như thế nào? Đầu tư bạc tỷ cho ai? Chẳng qua cho các đại gia nhà giàu, chứ giá cao thế thì dân nghèo đâu dám ăn. Cho nên công nghệ cao trước hết phải mang tính … xã hội nhân văn.

Muốn thế phải có trung tâm giống, phải đúng chuẩn và sạch… Bán ở nước ngoài phải đúng tiêu chuẩn nước ngoài chứ cứ nói hàng tôi là Hàng VN chất lượng cao thì ai công nhận?”. Theo chị, khoa học công nghệ phải hướng vào quảng đại quần chúng và “nhà khoa học không chỉ manh mún lo kiếm đề tài vài trăm triệu để cất vào tủ không ứng dụng ráo trọi gì!”. Từng đi hơn 40 nước, với mơ ước biến nông trường Sông Hậu thành một tổng công ty công nông nghiệp hiện đại, người phụ nữ tất bật này chỉ nói vắn tắt về khoảng cách giữa nhà khoa học và nhà nông: “Xã có một cán bộ khuyến nông, ổng đi họp còn không kịp thì còn thời gian đâu mà xuống với dân”.

...Nhà khoa học trách nhà nông

Xuống Sóc Trăng, KS Dương Minh Hoàng, Giám đốc Trung tâm Khuyến nông tỉnh mân mê cái vỏ bóng loáng của chiếc máy gặt đập liên hợp MGĐ-120 do Công ty Chế tạo động cơ VINAPPRO lắp ráp, mắt ngời sáng giới thiệu: “Vụ hè-thu vừa qua, tỉnh thiếu người thu hoạch nên mới nghĩ tới chuyện cơ giới hóa. Chạy tìm kiếm khắp nơi mới ra được cái anh này và phải nói là khá thích hợp với điều kiện đất ruộng sình lầy ở ĐBSCL. Máy có ưu điểm nhẹ, nặng có 600kg và lại “xài” động cơ xăng của hãng Mỹ Briggs & Strattion.

Đem trình diễn 2 buổi là có đến 4 ông nông dân đặt mua”. Tuy là mặt hàng “độc” và đang “hot”, song theo ông Hoàng – nó vẫn còn nhiều chi tiết phải cải tiến cho hợp với sở thích “ngon, rẻ, bổ” của người dân nước ta. Vốn dĩ coi máy nào dù phức tạp đến đâu cũng giống như cái xe gắn máy đi trong làng, tất tật đều có thể “mông má”, thay đổi chi tiết, đều có thể ‘nội địa hóa”, những người mua máy gặt đập liên hợp – tuy chưa từng cắp sách đến trường ĐH để học môn “sức bền vật liệu” – vẫn quyết định cải tiến một số bộ phận để cho hợp với thổ nhưỡng địa phương.

Thứ nhất, họ cải tiến bông trục để suốt lúa và thứ hai là đổi máy xăng thành máy dầu để đỡ hao tiền mua nhiên liệu. Và cả hai ý tưởng đều… gần đúng nếu không có ý kiến phản hồi từ phía nhà sản xuất. Theo ông Nguyễn Đình Bá, Trưởng phòng kinh doanh, một chuyên gia cơ khí có hạng của VINAPPRO, tất cả những cải tiến này đều xuất phát từ nhu cầu cấp bách của người nông dân và đều được phía nhà sản xuất ghi nhận.

Cải tiến trống đồng – từ chỗ trống đập theo dọc trục sang tiếp tuyến tuy không làm rơi rụng lá nhưng còn nhược điểm là lúa không ra được. Còn cải tiến biến động cơ xăng thành động cơ dầu – dẫu đạt yêu cầu về mặt giá thành nhưng dòng tua của trống lại không đủ làm ảnh hưởng đến sản phẩm thu hoạch. Vả lại VINAPPRO mua động cơ của Mỹ thì bắt buộc phải dùng động cơ xăng theo đúng hợp đồng đã ký.

Ông Bá cho biết cũng vì sản xuất nông nghiệp của chúng ta quá manh mún, có đủ loại giống lúa trồng trên thửa ruộng nhỏ nhoi cho nên sử dụng một loại máy đa năng là rất khó. Tuy vậy, sắp tới, VINAPPRO cũng đã nghiên cứu và sẽ cho ra mắt một loại máy gặt đập liên hợp “cả nhà đều vui” chạy động cơ dầu, và chỉ nặng khoảng 800kg. Xung quanh những ý kiến đại loại như người nông dân đi trước nhà khoa học trong một số lãnh vực, còn có khá nhiều ý kiến trái ngược nhau.

Chẳng hạn như TS Lâm Trần Vũ ở Phân viện Cơ điện Nông nghiệp và Công nghệ sau thu hoạch cho biết cứ nói rằng không qua trường lớp mà “chế tạo, sáng chế ra máy” là “nói cho vui” chứ động đến công nghệ cao là cả một núi kiến thức và trí tuệ, đòi hỏi sự phối hợp của nhiều cơ quan khoa học. Ông nói “cơ giới hóa nông nghiệp rất khó. Không có viện nghiên cứu đưa mẫu về thì không thể làm được”.

Thật ra, rất khó kiểm chứng những sáng tạo thật sự để chứng tỏ “ai đi trước ai”. Anh Bá ở VINAPPRO thẳng thắn: Mình khen máy cắt cỏ ì xèo, nhưng khổ là máy… cắt được 1 ngày lại phải nghỉ “dưỡng sức” 3 ngày. Đấy là chưa kể đến hàng loạt bộ phận tối quan trọng của máy – nói như TS Lâm Trần Vũ – như trục cơ và bơm béc chúng ta còn chưa chế tạo được chứ còn nói gì đến “made in Vietnam”.

Trong chuyến công tác tìm hiểu, chúng tôi cũng thử đến một xã ở An Giang, cách Châu Đốc khoảng 50 km để tìm mua cho đồng nghiệp một bộ pin mặt trời “giá bèo” mà theo giới thiệu của một tờ báo “là do một nông dân chế tạo, đã biến năng lượng mặt trời thành năng lượng điện”. Nhưng mới đến ủy ban xã, người ta đã xua tay: Không phải đâu. Ổng mua 2 tấm panel của Thái Lan rồi đấu dây vào ắc quy mà … Thôi cũng đành chấp nhận “vỏ nội” còn “ruột ngoại”… Có còn hơn không… Vậy khi nào chúng ta mới có mối liên kết thật sự “4 nhà” trên nền tảng khoa học công nghệ tiên tiến?

NHÓM PV

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang