• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân trồng lúa giỏi nhưng vẫn nghèo

Nguồn tin: Thời Báo Kinh Tế Sài Gòn, 24/11/2010
Ngày cập nhật: 25/11/2010

Từ một quốc gia thiếu lương thực, chỉ sau hơn 20 năm Việt Nam đã vươn lên trở thành nước xuất khẩu gạo đứng hàng thế hai thế giới với hơn 6 triệu tấn trong năm 2009. Điều nghịch lý là trong khi sản lượng gạo xuất khẩu ngày càng tăng thì nông dân làm ra hạt gạo vẫn mãi không khá lên được. Cần phải làm gì để giúp ngành nông nghiệp nước nhà phát triển hơn nữa và nông dân có thể làm giàu?

Từ năm 1930 Việt Nam đã cung cấp gạo danh tiếng (gạo Sài Gòn) cho các nước láng giềng như Philippines, Indonesia, và nhiều nước châu Âu, châu Phi. Đến năm 1968 Việt Nam ngưng xuất khẩu gạo vì chiến tranh khốc liệt và mãi đến tháng 9-1989 mới tham gia trở lại. Từ đó mỗi năm lượng gạo xuất khẩu đã tăng dần, từ mức gần 2 triệu tấn đến nay đạt trên 6 triệu tấn gạo/năm, đứng hàng thứ hai thế giới.

Vào năm 1989, rất nhiều người đặt câu hỏi: Làm sao Việt Nam có thể xuất khẩu được trên 1,76 triệu tấn gạo khi chỉ hai năm trước đó còn phải kêu gọi quốc tế cứu trợ lương thực cho đồng bào một số tỉnh miền Bắc và miền Trung? Ngoài các lý do như nông dân đã áp dụng tiến bộ kỹ thuật và một số biện pháp liên hoàn như giống mới ngắn ngày năng suất cao, xây dựng hệ thống thủy lợi để mở rộng diện tích cao sản, tăng thêm phân bón cùng các vật tư nông nghiệp khác, phòng trừ tổng hợp sâu bệnh hại cây trồng… thì bao trùm nhất chính là sự đổi mới trong chính sách kinh tế của Đảng và Nhà nước đối với nông nghiệp. Đó là chính sách giao quyền sử dụng ổn định và lâu dài đất canh tác cho từng hộ nông dân, chính sách về giá nông sản và các vật tư nông nghiệp, ổn định giá trị của đồng tiền Việt Nam...

Nhưng mặc dù sản lượng nông nghiệp ngày căng tăng mạnh, khối lượng gạo xuất khẩu đã vượt ngưỡng 6 triệu tấn từ năm 2009, nhưng oái oăm thay, lợi tức của nông dân, nhất là những người trồng lúa không tăng tương xứng, đời sống của đa số nông dân còn nghèo. Bởi trong khi giá lúa không tăng được bao nhiêu thì giá vật tư nông nghiệp lại tăng vụt. Từ năm 2001 - 2010, giá phân bón tăng gấp 4 lần; giá nông dược tăng gấp 2 - 3 lần; nhưng giá lúa gần như không tăng bao nhiêu. Thực tế cho thấy, cho dù giá lúa có được Nhà nước bảo hộ thì thu nhập bình quân của nông dân cũng chỉ đạt không quá 400 đô la Mỹ/người/năm, trong khi dân thành phố đạt trên 2.500 đô la Mỹ/người/năm.

Vậy nông nghiệp và nông thôn phải đổi mới thế nào, nông dân phải đổi mới thế nào, và hệ thống mậu dịch lúa gạo phải thay đổi như thế nào để tăng tính cạnh tranh? Làm sao để xoay trở tình thế nhằm đem lại uy tín của hạt gạo Việt Nam, đưa nông nghiệp nước ta tăng trưởng nhanh và hiện đại hơn các nước chung quanh? Để có thể đề xuất một chiến lược như thế, trước tiên chúng ta cần phân tích bối cảnh nông thôn hiện nay từ khâu sản xuất nông nghiệp - lấy cây lúa làm điển hình - cho đến khâu tiêu thụ lúa gạo để thấy được những bất cập trong suốt quá trình sản xuất.

Trồng lúa

Ngành khoa học nông nghiệp đã và đang nghiên cứu để cung cấp cho nông dân giống mới, năng suất cao, ngắn ngày, kháng rầy nâu, và những biện pháp canh tác hiện đại từ bón phân, bảo vệ thực vật, tưới tiêu khoa học, cho đến những kỹ thuật sau thu hoạch và chế biến. Chỉ có điều nông dân lại mạnh ai nấy sản xuất một cách rất tự phát, muốn trồng giống nào thì trồng, sử dụng kỹ thuật thế nào cũng được.

Vì sao như thế? Nông dân trồng lúa nhưng không biết ai sẽ mua, và mua với giá bao nhiêu! Nhà nước khuyến cáo nông dân sản xuất, nhưng không ai dám nói cụ thể là ai sẽ mua sản phẩm của họ, mà chỉ nhắc đến doanh nghiệp một cách chung chung. Trong khi đó, các doanh nghiệp thì chỉ biết làm ăn với thương lái chứ không cần biết đến nông dân. Do đó nông dân buộc phải chọn giải pháp sản xuất nào ít rủi ro nhất: người này trồng giống A, người kia trồng giống B và dùng kỹ thuật theo ý mình. Kết quả là trên cùng một cánh đồng nhưng có hàng chục giống lúa, hàng chục kiểu trồng khác nhau và gây ra tình trạng sâu bệnh lan tràn.

Thu hoạch lúa

Khi nông dân thu hoạch lúa, ai cũng muốn bán liền tại ruộng với giá mà thương lái bắt buộc, vì mỗi nông dân cá thể không sao có quyền trả giá. Với hàng triệu tấn lúa mới gặt, ít phương tiện phơi sấy hiện đại, phải dùng mặt lộ để phơi sơ rồi bán liền, các doanh nghiệp phải có đủ tiền mặt trả cho đội quân thương lái đi mua lúa, gây nên một áp lực rất lớn về tiền mặt khiến Chính phủ phải lệnh cho các ngân hàng cho các doanh nghiệp vay. Mỗi khi bán lúa cho thương lái, đôi khi được giá thì nông dân quá hạnh phúc, nhưng thường là bị ép giá và họ chỉ biết trông chờ Chính phủ cứu vớt. Thế nhưng, mọi việc lại do Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA - thực chất là Tổng công ty Lương thực Vinafood) định đoạt, mà theo kinh nghiệm nhiều năm nay, những mức giá lúa do VFA đưa ra thường chỉ bảo vệ lợi ích của Vinafood mà coi nhẹ lợi ích của người nông dân. Người trồng lúa mua đứt bán đoạn với thương lái, nếu giá lúa có tăng mấy ngày sau khi bán, thì phần chênh lệch đó thương lái hưởng trọn.

Hàng chục giống lúa thương lái mua vào, được họ trộn chung, phơi sấy qua loa, cho vào máy bóc vỏ trấu thành gạo nguyên liệu, rồi bán lại cho các doanh nghiệp xuất khẩu. Vì cách làm bát nháo như thế nên đến bây giờ gạo Việt Nam xuất khẩu vẫn không có thương hiệu danh tiếng, khách hàng mở bao gạo ra thấy nhiều thứ gạo trộn lẫn trong ấy. Dĩ nhiên họ phải trả giá thấp hơn so với gạo cùng loại của Thái Lan. Hiện nay phần lớn các công ty lương thực không có vùng nguyên liệu lúa, không hợp đồng với nông dân. Tổng công ty Lương thực Vinafood lại càng không có nông dân trồng lúa, không có vùng nguyên liệu nào để bảo đảm chất lượng và khối lượng lúa cần thiết. Ấy vậy mà họ lại có quyền bán gạo khối lượng lớn không thương hiệu.

Hậu quả

Với hệ thống sản xuất và thu mua tiêu thụ như thế, gạo xuất khẩu của Việt Nam luôn luôn thua kém gạo Thái Lan về nhiều mặt. Nông dân trồng lúa luôn phải chịu rủi ro, thiệt thòi. Thậm chí có lúc giá lúa tăng cao, nhưng nông dân phải bán giá thấp vì lệnh “ngưng xuất khẩu” hoặc VFA cho “giá sàn cao” không ai dám mua lúa ngoại trừ các công ty lương thực của Nhà nước tha hồ mua vô với giá rẻ. Nếu chúng ta cứ tiếp tục để nông nghiệp phát triển như thế thì nông dân sẽ không thể giàu lên được. Ngày xưa các nước đế quốc bắt dân nô lệ thuộc địa sản xuất nguyên liệu nông sản cung ứng cho các doanh nghiệp của chúng chế biến và làm giàu. Ngày nay trong một nước độc lập, lẽ nào nông dân vẫn phải suốt đời sản xuất lúa cho các doanh nghiệp làm giàu, còn bản thân thì mãi vẫn không đủ ăn?

GS.TS. Võ Tòng Xuân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang