• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng: Vẫn còn nhiều vướng mắc

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 23/11/2010
Ngày cập nhật: 24/11/2010

Đà Lạt - Lâm Đồng có thể được xem như là “thủ phủ” rau, hoa của cả nước. Đã có rất nhiều giống rau, hoa được cấy ghép, lai tạo mới có nguồn gốc xuất xứ từ thành phố trên cao này. Tuy nhiên, phần lớn trong số đó vẫn còn được “sao chép”, chiết, giâm, gieo cây, hạt… một cách “vô tư” mà không có sự quản lý giám sát của những người sáng chế, phát hiện hay của các cơ quan chức năng. Câu trả lời là, vấn đề sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng vẫn còn gặp nhiều vướng mắc và đang trong tình trạng “thả nổi”.

Đà Lạt – Lâm Đồng, hiện có khoảng gần 50 cơ sở nuôi cấy mô tế bào thực vật, phần lớn trong đó là của các công ty tư nhân, các cơ sở kinh doanh cá thể. Hàng năm các cơ sở này cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu khoảng 21 triệu cây giống các loại, chủ yếu là các giống rau, hoa cao cấp và cây dược liệu. Không tính những loại được sáng chế, tạo mới… phần lớn trong đó, việc sao chép giống cây, lai tạo đều được các cơ sở này “thoải mái” thực hiện để kinh doanh mà không gặp “trở ngại” nào. Có thể nói, vấn đề sở hữu trí tuệ giống cây trồng vẫn còn đang được thả nổi, tình trạng này được giải thích bởi nhiều nguyên nhân khách quan: Một phần do các nhà tạo giống, các doanh nghiệp vẫn còn chưa “mặn mà”, các cơ quan chức năng còn chưa có sự quản lý chặt chẽ và những người sản xuất thì chỉ quan tâm đến các yếu tố lợi nhuận.

Ngoại trừ một số doanh nghiệp lớn, hay những cơ sở sản xuất kinh doanh có uy tín luôn xác định yếu tố sở hữu trí tuệ là một vấn đề “văn hoá”, cũng như có sự tôn trọng trong việc nhân giống để sản xuất kinh doanh, còn lại gần như những giống cây dù đã được đăng ký bảo hộ (chưa hết hạn) vẫn được các hộ, các cơ sở sản xuất nông nghiệp “hồn nhiên” nhân giống sản xuất mà không thông qua bất kỳ một sự đăng ký, xin phép nào.

Luật Sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005 quy định chủ thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ gồm hai đối tượng chính: Một là người sáng tạo ra giống cây trồng mới, hai là người phát hiện và phát triển giống cây trồng. Giống cây trồng được bảo hộ phải đáp ứng các điều kiện: Có tính mới, có tính khác biệt, có tính đồng nhất, có tính ổn định, có tên gọi phù hợp.

Qua đó, chúng ta có thể thấy, Luật Sở hữu trí tuệ về giống cây trồng của Việt Nam gần như đã đáp ứng được các tiêu chuẩn bảo hộ theo Công ước UPOV (Công ước quốc tế về bảo hộ giống cây trồng) được nhiều quốc gia thừa nhận. Tuy nhiên, nhược điểm chính lại nằm ở chỗ chưa xác định được đối chứng để thẩm định tính phân biệt của giống cây trồng đăng ký bảo hộ. Điều này cũng chỉ rõ, hệ thống vận hành bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng vẫn chưa thực sự đồng bộ và chưa hiệu quả.

Chính điều này, đã dẫn đến sự không “tôn trọng” trong sản xuất, kinh doanh của những cơ sở đối với cá nhân hoặc tập thể, những “chủ nhân” thực sự đã sản xuất, tạo giống ra các giống mới. Những giống hoa mới, rau mới do không sự quản lý chặt chẽ nên đã được “tuồn” ra ngoài một cách vô tội vạ, trồng ở khắp các vườn, trang trại mà vẫn không bị “nhắc nhở”.

Trước mắt, vấn đề này còn chưa đem lại những hậu quả nặng nề. Do chúng ta đang trong giai đoạn chuyển đổi, những thói quen canh tác, ý thức và sự nhận biết của nhiều hộ nông dân, người sản xuất còn chưa cao và vẫn đang duy trì theo lối lạc hậu, sự “tha thứ”, dễ dãi vẫn còn đang nằm ở hai chữ “duy tình”. Tuy nhiên, khi đã gia nhập WTO, sự hội nhập với nền kinh tế thế giới ngày càng sâu rộng, ngành sản xuất nông nghiệp không chỉ giới hạn trong phạm vi tự cung, tự cấp nhỏ lẻ thì vấn đề sở hữu trí tuệ luôn phải được cân nhắc và đặt lên hàng đầu.

Với Đà Lạt – Lâm Đồng, rau, hoa đang là một trong thế mạnh, động lực trong việc phát triển kinh tế (và cũng đã được biết đến như là một trong những yếu tố mũi nhọn của địa phương). Vấn đề sở hữu trí tuệ đối với giống cây trồng càng phải được xem trọng, ngay từ lúc này cần phải có sự nhập cuộc một cách nghiêm túc của tất cả các cơ quan ban, ngành, của ngay cả chính những người dân, để tránh tình trạng “dở khóc, dở cười” khi có sự cố xảy ra.

Tuấn Linh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang