• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hiệp sĩ của nhà nông

Nguồn tin: ND, 29/03/2006
Ngày cập nhật: 2/4/2006

Tự bỏ tiền túi ra mua và gửi tặng giống cây trồng, tài liệu hướng dẫn quy trình trồng trọt, chế biến, rồi gọi điện thoại tư vấn... thậm chí còn tự lo lộ phí cất công đến tận nơi làm mô hình trình diễn cho nông dân ở nhiều tỉnh, thành trong cả nước. Giữa thời buổi kinh tế thị trường đầy toan tính thực dụng, ông Trần Văn Dinh (Trần Khánh Dinh), nghiên cứu viên Viện nghiên cứu rau quả vẫn cứ cần mẫn và thầm lặng tiến hành công việc của một hiệp sĩ.

Thật tình cờ, chúng tôi vào nhà ông Trần Anh Giai (xóm 6, Phúc Trạch, Hương Khê, Hà Tĩnh), người có cây bưởi đoạt giải nhất cuộc thi toàn quốc năm 2000, đúng lúc ông nhận được bức thư đề nghị được giúp khắc phục tình trạng mất mùa của cây bưởi đã 5 năm nay. “Với tư cách công dân, đảng viên, nghiên cứu viên, tôi tự nguyện giúp ông, không bắt nguồn từ kinh phí các đề tài, dự án của Nhà nước hay các tổ chức phi chính phủ, chỉ mong sao bưởi Phúc Trạch sớm sai hoa trĩu quả trở lại. Khi nhận được chế phẩm sinh hóa, ông xác nhận vào văn bản này, lưu một bản, gửi cho tôi một bản để làm tư liệu theo phong bì thư tôi đã dán sẵn tem và ghi địa chỉ”. Cách viết ấn tượng quá! Tôi lần theo địa chỉ người gửi: Trần Văn Dinh, nhà 201, ngõ 66, phố Nguyễn Sơn, phường Ngọc Lâm, Long Biên, Hà Nội. Điện thoại: 04.8730131; 04.8769.571; 0912.57.32.57. Thư điện tử: tvkdinh0356@yahoo.com .

Tiếp chúng tôi trên căn gác nhỏ, ông Dinh mang ra một tập dầy những văn bản bàn giao tặng giống cây trồng, chế phẩm sinh hóa cho nông dân tại nhiều tỉnh, thành trong cả nước.

- Tôi bắt đầu tặng, biếu chế phẩm sinh hóa, giống cây trồng cũng như đi làm mô hình trình diễn cho nông dân từ gần chục năm nay. Nhưng mãi đến những năm 2001, 2002 thì tôi mới có ý thức ghi lại các hoạt động này và lưu trữ một cách có hệ thống.

Ông Dinh vào chuyện thật tự nhiên, cởi mở và đặc biệt sôi nổi- điều có lẽ ít thấy ở các nhà khoa học.

- Chẳng phải tôi lưu lại để chờ có dịp mà khoe với báo chí các anh đâu! Cốt để theo dõi kết quả việc làm của mình, từ đó rút kinh nghiệm về chuyên môn, đồng thời tìm được cách giúp nông dân sao cho hiệu quả nhất.

Cho những vườn cây sai hoa trĩu quả

Ông Dinh nhớ mãi lần đầu tiên đi gửi chế phẩm sinh hóa cho anh Nguyễn Trung Khoát ở thị trấn Eaknop (Eaka, Đác Lắc). Cô nhân viên bưu điện không giấu vẻ nghi ngờ trước những gói bột xanh xanh, trắng trắng và những chai nước có màu rất lạ. Cô nhất định không cho ông gửi. Đoán được điều cô nghi ngại, ông đưa cho cô xem chứng minh nhân dân, sổ hộ khẩu và nói: Tôi là nhà khoa học, giúp người dân này một loại hóa chất để phun cho cây, kích thích sự ra hoa kết quả. Đây là sản phẩm hóa sinh, không phải là ma túy, thuốc độc hay vi-rút bệnh than đâu.

Đến lúc ấy thì cô nhân viên bưu điện mới đồng ý đóng gói bưu phẩm. Sau nhiều lần, biết ông gửi biếu không người ta, các nhân viên bưu điện ở đây rất quý mến. “Số điện thoại di động của tôi là do các cô ấy chọn cho đấy chứ, có mất tiền mua đâu. Họ bảo biếu tôi cái số đẹp cho bà con nông dân dễ nhớ.”

Rất nhiều hộ dân trồng nhãn, vải đã được ông gửi tặng các chế phẩm sinh hóa “Phân phun lá cao cây ăn quả”. Nhiều người trong số họ gửi thư, gọi điện thoại cảm ơn ông và thông báo rằng chế phẩm có tác dụng rất tốt, muốn được sử dụng tiếp. Ông Dinh tiết lộ: phân phun lá có rất nhiều loại rất tốt trong việc cung cấp dinh dưỡng cho cây, tuy nhiên, thường là không chú ý đến chuyện kháng nấm, thành ra hoa quả vẫn bị bệnh dẫn đến năng suất thấp. Chế phẩm của tôi đã khắc phục được điều này.

Những ngày đầu tháng ba, khi hết mùa hoa bưởi, ông Dinh càng thêm phấn chấn khi nhận được tin báo từ ông Đặng Văn Kỷ, Phó Chủ tịch Hội Nông dân huyện Hương Khê, Hà Tĩnh, ông Phạm Văn Dũng, Chủ tịch UBND xã Phúc Trạch (Hương Khê, Hà Tĩnh): chế phẩm sinh hóa do ông gửi tặng bước đầu cho thấy có tác dụng tốt trên cây bưởi Phúc Trạch vườn nhà.

Giúp nông dân chế biến sau thu hoạch

Những người nông dân vui mừng vì đã tự tay chế biến được vải quả đóng lọ.

Giao thừa Tết Ất Dậu, ông Dinh nhận được cuộc điện thoại chúc Tết và cảm ơn của anh Vi Văn Tư, người dân tộc Sán Dìu ở làng Muối, Giáp Sơn, Lục Ngạn, Bắc Giang. Anh vừa mở lọ vải của nhà được ông Dinh chế biến mẫu từ tháng 7-2004 cùng với các cán bộ xã thưởng thức. Sau hơn nửa năm, quả vải vẫn còn nguyên hình, về hương còn giữ được như vải tươi, chỉ có vị hơi nhạt hơn, nước trong suốt không có vẩn đục. Tất cả mọi người đều cảm thấy hết sức vui mừng vì từ đây họ có thể tự chế biến nông sản mình làm ra thành hàng hóa.

Ông Dinh hào hứng:

- Khi tôi đặt vấn đề xuống làm mô hình chế biến trình diễn cho bà con nông dân xem để học tập, nhiều người tỏ ra không tin: người ta đi học đại học về còn không làm được, chúng tôi thì...! Có nhiều người lại tỏ ý nghi ngờ: hẳn là ông này có một dự án, một đề tài nào được Nhà nước cấp tiền, đến đây làm quấy quá để hợp thức hóa...; nhiều người thì nghi ngại: làm sao chế biến được khi không có máy móc hiện đại, công nghệ tiên tiến? Tôi cho rằng bản chất của chế biến là thủ công. Có rất nhiều đồ ăn thức uống mang thương hiệu nổi tiếng của nước ngoài được chế biến thủ công, chẳng hạn vang Boóc-đô, rượu Cô-nhắc...

Khi liên hệ với các xã để xuống làm mô hình chế biến trình diễn, bao giờ ông Dinh cũng gửi văn bản rất rõ ràng, rành mạch: ông chịu toàn bộ chi phí đi lại, ăn ở cũng như tiền mua sắm bao bì, các phụ gia; gia chủ được giữ lại tất cả sản phẩm và không phải trả tiền công. Ông cũng đề nghị chính quyền xã thông báo rộng rãi để nhân dân đến chứng kiến, học tập.

- Tôi chỉ mong người nông dân biết cách chế biến nông sản thành những sản phẩm hàng hóa. Như vậy, ngoài việc tránh được tình trạng bị tư thương ép giá khi nông sản rộ vụ, họ còn có thêm công ăn việc làm, tăng thu nhập. Có nhiều thuận lợi lắm: cách làm đơn giản, chi phí rất thấp mà lao động nông nghiệp nước mình lại dồi dào.

Qua những chuyến đi “điền dã” của ông Dinh, nhiều hộ dân ở Sóc Sơn (Hà Nội), Thanh Hà (Hải Dương), Lục Ngạn, Sơn Động (Bắc Giang), Đác Lắc đã biết cách chế biến vải, ngô bao tử đóng lọ.

Mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng

Ông Dinh nhận thư hồi âm của nông dân.

Tháng 5-2004, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh Đác Lắc gửi thư cảm ơn ông Dinh về việc đưa vào trồng thử nghiệm ngô bao tử trên địa bàn tỉnh cho kết quả khả quan, có thể nhân rộng, mở ra hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả. Trước đó, ông đã gửi tặng giống ngô bao tử và tài liệu hướng dẫn quy trình trồng trọt, chế biến cho Trung tâm Bảo trợ xã hội, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh Đác Lắc. Ông còn tận dụng những ngày nghỉ phép cất công vào tận nơi hướng dẫn một số gia đình ở TP Buôn Ma Thuột, huyện Eaka (Đác Lắc), huyện Đác Song (Đác Nông).

Ông Dinh cho biết: -Đồng bào ở Tây Nguyên chủ yếu trồng cà-phê, khi cây cỗi, phải chặt bỏ để trồng lứa mới. Quãng thời gian “cửa sổ” này kéo dài khoảng bốn năm, trong thời gian đó, nương rẫy ấy không cho một nguồn thu nào cả. Tôi tham mưu cho địa phương đưa cây ngô bao tử “sống chung” cây cà-phê để tăng thu nhập cho nông dân. Ngô bao tử một năm có thể trồng được vài ba vụ, thân và lá làm thức ăn cho trâu bò, lá bi để nuôi cá, bắp bán tươi hoặc chế biến làm rau sạch cao cấp, dược liệu...

Chẳng riêng gì đồng bào Tây Nguyên, người dân một số xã ở Ý Yên (Nam Định), Yên Hưng (Quảng Ninh) cũng được ông Dinh gửi tặng giống ngô bao tử và tận tình hướng dẫn cách thức trồng trọt, chế biến. Mỗi xã ông chỉ gửi tặng một vài kg ngô giống, mỗi kg (giá khoảng 70.000đồng) trồng được một sào Bắc Bộ, tính về giá trị vật chất cũng như diện tích canh tác thì thật chẳng đáng kể. Tuy nhiên, điều quan trọng, theo ông, là tạo ra một mô hình để nhân dân học tập làm theo, chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa.

Trước khi chia tay, chúng tôi hỏi ông Dinh: Ông được lợi gì từ những việc đã làm? Ông cười: Có chứ! Có người trong Tây Nguyên gửi ra biếu tôi cả cân cà-phê, có những nông dân trên Sóc Sơn, Sơn Động lặn lội tìm đến nhà tôi chỉ để biếu chai mật ong hoa vải hay lọ ngô bao tử do họ tự làm. Vật chất thì nhỏ thôi, nhưng thật vui vì khi đồng bào đến cảm ơn tôi thì cũng có nghĩa là những việc tôi làm đã có kết quả, giúp ích được cho họ.

Trần Ngọc Trác

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang