• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cây lạc tiên (chanh dây) có triển vọng ở ĐBSCL

Nguồn tin: BCT, 24/3/2006
Ngày cập nhật: 24/3/2006

Gần đây không ít nông dân ở Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) chú ý đến lạc tiên hay còn gọi là cây “ chanh dây”. Bởi có những thông tin cho rằng nó đang là nguồn nguyên liệu được các công ty thu mua để chế biến ra những sản phẩm cao cấp phục vụ xuất khẩu. Vậy có nên đầu tư phát triển loại cây trồng còn mới mẻ này ở ĐBSCL?

Nguồn gốc và tiềm năng

Lạc tiên xuất hiện ở các tỉnh miền Bắc vào đầu thập niên 90 và khoảng bảy tám năm nay mới vào đến với ĐBSCL. Vì ở Việt Nam có cây lạc tiên (miền Trung và miền Nam gọi là cây chùm bao - một loại cây hoang dại có tác dụng chữa bệnh mất ngủ) nên loại cây dây leo trái tròn, lớn gấp đôi trái pinh-pông, vỏ màu xanh khi chín màu vàng lợt, ruột trái có vị chua thanh hơi giống chanh mới có tên gọi là “chanh dây”. Những hộ đầu tiên mua giống trồng do người bán dạo, sau này được cung cấp bởi công ty nước ngoài. Lạc tiên vào Việt Nam có hai giống, phân biệt bằng xuất xứ và màu vỏ. Giống lạc tiên vỏ vàng có nguồn gốc từ Sri Lanka, Uganda và Hawaii (nguồn tra cứu) có mặt ở Việt Nam với tên gọi là chanh dây. Có khuyến cáo trồng giống lạc tiên vỏ vàng ở vùng nhiệt đới nóng ẩm, giống cho trái theo mùa, tỷ lệ cơm thu hồi cũng như chất lượng cơm cao, nhưng năng suất không cao lắm. Tuy nhiên, trồng ở vùng tương đối cao như Lâm Đồng cũng cho trái khá nhiều.

Giống lạc tiên vỏ đỏ có nguồn gốc từ Australia và Đài Loan, thích ứng với các vùng có khí hậu mát mẻ, nhiệt độ bình quân 18-20 độ C, cao độ trung bình từ 800-1.000m so với mực nước biển, có khả năng ra hoa và đậu quả quanh năm, cho năng suất rất cao. Tại Đức Trọng (Lâm Đồng) giống lạc tiên vỏ đỏ được nhập từ Đài Loan có tên khoa học là Passiflora edulis, dân địa phương gọi là cây “mác mác”, người Đài Loan gọi là Bách hương quả. Cán bộ kỹ thuật địa phương cho biết tại Đức Trọng có thể xuống giống bất cứ tháng nào trong năm. Cây lạc tiên trưởng thành được mô tả giống như cây su su bò trên giàn và cho quả quanh năm. Năng suất trung bình của các hộ trồng chuyên đạt 45-50 tấn/ha, nếu chăm sóc tốt có thể đạt tới 80-100 tấn quả tươi/ha.

Cán bộ kỹ thuật cho biết một chu kỳ kinh tế của vườn lạc tiên là 3 năm. Trong 3 năm thu hoạch 2 vụ, mỗi vụ kéo dài 18 tháng, giữa 2 vụ áp dụng kỹ thuật cắt đốn cành giống như với cây nho, chăm bón cho vụ sau. Sau khi thu hoạch vụ hai nên phá bỏ, trồng lại thì cây mới sai quả, quả to và ít bị sâu bệnh hại.

Quả lạc tiên dùng dưới dạng nước giải khát. Mỗi trái bổ đôi lấy ruột trái trộn đường, pha thêm nước lọc, để nguyên cả hạt hoặc chỉ lọc lấy nước, cho thêm nước đá đập hoặc đá bào là có một ly nước giải khát thơm ngon, bổ dưỡng. Trong 2 năm trở lại đây, nhiều loại nước giải khát chiết xuất từ trái lạc tiên đóng lon đã ra đời phục vụ nhu cầu tiêu thụ trong nước và xuất khẩu như “Mac Number one” của Công ty TNHH Trần Thái - Lâm Đồng, “Nước quả lạc tiên” của Công ty CBTPXK Đồng Giao - Ninh Bình, Công ty CBTPXK Quảng Ngãi, “Nước uống tăng lực”, “Bò Húc” của các công ty chế biến thực phẩm ở TP. Hồ Chí Minh, Tiền Giang ... Mới đây, các nhà máy của các công ty CBTPXK Đồng Giao và Quảng Ngãi đã bắt đầu sản xuất một loại sản phẩm mới từ trái lạc tiên để xuất khẩu là nước quả cô đặc dưới dạng purê, được các thị trường châu Âu và Mỹ ưa chuộng.

Nhưng nên thận trọng!

Đối với Việt Nam, lạc tiên là loại cây trồng mới, qua thời gian có thể tạm cho nhận xét là cây dễ trồng, phát triển khá ở nhiều vùng đất đai, khí hậu trong cả nước. Qua một số mô hình ở Đức Trọng cho thấy, trồng lạc tiên vốn đầu tư không lớn, thời gian đầu tư và thu hồi vốn ngắn, chu trình kinh tế và hiệu quả kinh tế phù hợp với nông dân nói chung. Tuy nhiên, dùng nước giải khát lạc tiên trong gia đình Việt Nam chưa phổ biến, trong khi ta có quá nhiều trái cây khác làm nước giải khát như cam, chanh, hạnh, mơ, thanh trà...

Bài học từ việc đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tại Đức Trọng của một công ty Đài Loan còn nóng hổi. Sau khi đầu tư vùng nguyên liệu 400 ha và xây dựng các nhà máy chế biến tại Lâm Đồng, Công ty Taisin-(Đài Loan) làm ăn thua lỗ, thu hẹp thị trường. Hơn nữa ở thị trường trong nước nhãn hiệu của các sản phẩm lạc tiên ở vào giai đoạn “thoái trào”, các sản phẩm lạc tiên đóng lon của các “công ty con” ở Lâm Đồng không tiêu thụ được. Dẫn đến việc các công ty này không thu mua nguyên liệu cho nông dân như các hợp đồng đã ký kết, gây ra hậu quả nặng đối với công ty đại diện và nông dân. Tại Đức Trọng, vùng nguyên liệu lạc tiên lớn nhất hiện chỉ còn trên dưới 150 ha.

Chuyển đổi cơ cấu cây trồng để mang lại hiệu quả kinh tế cao cho nhà vườn là việc được khuyến khích. Nhưng muốn đảm bảo thực hiện và phát triển bền vững lạc tiên- một cây trồng mới ở ĐBSCL- rất cần được thử nghiệm, để có kết luận sự phù hợp trên vùng sinh thái. Điều quan trọng nữa là cần có hợp đồng khả thi giữa người trồng lạc tiên làm nguyên liệu và công ty thu mua chế biến tiêu thụ, nhằm tránh bài học đáng tiếc đã xảy ra.

Minh Tuấn

(Viện Nghiên cứu Cây ăn quả miền Nam)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang