• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hai Lúa thời “a-lô”

Nguồn tin: BCT, 14/3/2006
Ngày cập nhật: 16/3/2006

Những anh Hai Lúa ĐBSCL ngày nay đến mùa thu hoạch chỉ việc ngồi nhà rung đùi ôm điện thoại chờ chuông reo và... nhận tiền. Mọi sự cân đong đo đếm, tính toán tiền bạc đã có thương lái lo.

Nằm nhà chờ... thương lái

Hai hec ta bưởi lông bắt đầu chín rộ, nhưng ông Hai Dũng ở ấp An Lạc, xã An Thái Đông, huyện Cái Bè, Tiền Giang vẫn bình chân như vại, chiều chiều còn hứng chí gầy sòng nhậu lai rai ca vọng cổ với bạn bè. Vợ con càm ràm, ông Dũng cười tỉnh rụi: " Lo gì, chỉ vài ba bữa nữa có người vô hái, cân ráo trọi cho mà coi". Tưởng ông Dũng nói chơi, chẳng ngờ hai ngày sau, một buổi sáng chuông điện thoại nhà ông đổ dồn dập. Không biết đầu dây bên kia nói gì, chỉ thấy ông Dũng cười khà khà, nói gọn lỏn: "Dứt giá sa cạ 6.000 đồng, chịu thì vô". Chưa đầy một giờ đồng hồ sau, mấy chiếc xe tải "hoành tráng" đỗ xịch trước cửa nhà ông Dũng, đội quân "thu hoạch thuê" ào ào xông vào vườn bưởi hái rào rào như tằm ăn rỗi. Chỉ trong một ngày, hơn chục tấn bưởi trái của ông Dũng được thương lái hái, cân, phân loại cho lên xe chở đi, ông Dũng chỉ việc ngồi nhâm nhi nước trà và bỏ túi gần trăm triệu đồng. Ai hỏi, ông cười khà khà: "Nhà chỉ có hai vợ chồng già thì làm sao hái hết 2 ha bưởi để mang ra chợ, chỉ cần ra giá bán nhẹ một chút, chị em tiểu thương có lời thì họ... mang tiền vô tận vườn giao cho mình". Nghe chuyện, nhiều người cười: "Cha này mấy năm nay chảnh quá, hồi trước cứ tới mùa thu hoạch bưởi là vợ chồng con cái ổng tự tay hái từng trái chất xuống xuồng, bơi ra tận chợ Cổ Cò hoặc lên tới An Hữu ngồi bán kỳ kèo từng trái một, đố có mẻ đồng xu".

Nhà vườn lên đời, những anh hai trồng lúa cũng không chịu lép. Mấy năm nay nhờ lúa gạo xuất khẩu ào ào nên người trồng lúa ở các tỉnh ĐBSCL cũng đựơc thương lái "chăm sóc" kỹ càng, gần như không còn phải nhọc nhằn chuyện chở lúa đi bán khắp nơi, rao rát cổ họng cũng không ai thèm mua như hồi thập niên 80- 90 của thế kỷ trước. Nhắc chuyện bán lúa, anh Nguyễn Văn Đào, chủ 10.000m 2 ruộng ở xã Phú Cường, huyện Tháp Mười (Đồng Tháp) cười giòn tan, kể: "Hai năm nay, nông dân trong xóm tui chuyên trồng lúa thơm xuất khẩu, bông lúa vừa "cong trái me" là đã thấy thương lái thấp thoáng tới lui ngoài đồng "khảo sát" rồi. Vụ đông xuân năm nay, lúa vừa mới đỏ đuôi thì điện thoại bàn nhà nào cũng rung chuông không ngớt vì các ghe mua lúa tranh nhau gọi điện đặt hàng. Lúc thu hoạch mới vui, lúa còn đang suốt rào rào ngoài đồng mà ghe mua lúa đã đậu dập dìu dưới kênh, thương lái rảo khắp làng trên xóm dưới ngã giá mua lúa, cả xóm giống như cái chợ".

Đôi bên cùng có lợi

Thật ra, chuyện thương lái vào tận vườn, tận ruộng mua sản phẩm của nhà nông đã có từ khá lâu. Theo những lão nông tri điền, có thể xem khởi thuỷ việc thương lái hợp tác "bao tiêu sản phẩm" với nhà nông bắt từ chuyện "mua xoài lá". Khoảng cuối thập niên 1980, thương lái ở ĐBSCL đổ xô vào các vườn xoài miệt Cái Bè, Cao Lãnh, Vĩnh Long thuê trọn gói nguyên vườn cây. Sau khi ngã giá xong, chủ vườn hết trách nhiệm, không được bước chân vào vườn. Mọi chuyện từ chăm sóc, bón phân, phun thuốc kích thích ra hoa, đậu trái, dưỡng trái... đều do người thuê cây làm tất tần tật. Dĩ nhiên, sau khi thu hoạch, người thuê cây còn lời tối thiểu 20% tổng doanh thu của vườn. Tuy nhiên, phong trào cho thuê vườn xoài chỉ tồn tại được khoảng 1 thập niên, sau đó chủ vườn phát hiện cây trong vườn thường bị người thuê khai thác quá mức khiến cây bị suy kiệt, sớm lão hóa nên không cho thuê nữa, từ đó họ chuyển qua nghề mua trái cây tận vườn.

Anh Lê Thanh Sơn, một lái buôn chuyên mua trái cây ở khu vực tam giác An Hữu - Hòa Hưng - Cao Lãnh, cho biết: khoảng 5 năm gần đây đội quân thương lái ngày càng đông, sức cạnh tranh ngày một gay gắt nên ai cũng tranh thủ sắm ghe lùng sục vào tận các vườn cây ăn trái để mua hàng. Bình quân giá thu mua trái cây tại vườn rẻ hơn ngoài chợ khoảng 300 - 500 đồng/kg nhưng các chủ vườn luôn vui vẻ chấp nhận vì họ... đỡ nhọc công thuê người hái trái chở ra tận vựa, tận chợ, tốn kém thêm chi phí. Theo các thương lái ở khu vực tập trung nhiều chủ chành, chủ vựa trái cây lớn là Hòa Hưng, An Hữu, Mỹ Đức Đông, Mỹ Đức Tây... của huyện Cái Bè, thông thường mỗi chủ chành vựa đều có trong tay một đội quân thương lái hùng hậu, ngày ngày tỏa đi "càn quét" các vùng nông thôn để mua gom trái cây theo kiểu mùa nào thức nấy.

Sự ra đời ồ ạt của "dịch vụ mua trái cây tận vườn" (hoặc mua lúa tận ruộng) đã làm những anh hai lúa ĐBSCL dần dần thay đổi tập quán canh tác, tiêu thụ sản phẩm. "Mấy ông nông dân miền Tây bây giờ đã bắt đầu "làm biếng": sáng sáng ổng ra chợ cà kê cà phê, hủ tíu nói chuyện thời sự, chiều rề rà làm dăm ba xị, hứng chí thì vài két bia. Chuyện chăm sóc vườn cây đã có nhân công, 30.000 đồng/ngày, khỏe re. Thu hoạch, bán trái cây thì chỉ cần a-lô là có thương lái tới lo trọn gói. Ngay cả việc mua phân bón, thuốc sâu, bây giờ mấy ổng hổng cần ra cửa hàng mà chỉ ngồi nhà bốc điện thoại là có người của đại lý mang hàng giao tận nhà, muốn hàng của hãng nào cũng có", Năm Minh, một đại lý vật tư nông nghiệp ở Cái Bè, nhận xét.

Tuy nhiên, mối quan hệ giữa chủ vườn và "dịch vụ mua tận gốc" không phải lúc nào cũng xuôi chèo mát mái. "Gặp lúc hút hàng, đắt giá, nhà vườn được thương lái săn đón tới mây xanh, muốn gì thương lái cũng chiều. Còn mấy lúc dội chợ ế hàng, có điện thoại cả trăm cuộc họ cũng không thèm bước chân vô vườn. Mấy lúc như vậy, những ông chủ vườn đời mới lại cắn răng cùng vợ con gồng gánh trái cây ra chợ "ngồi đồng" nài nỉ bán từng trái, âu cũng là chuyện thường tình", ông Nguyễn Văn Tôn, một lão nông tri điền ở xứ bưởi lông Cổ Cò nói.

Nguồn: SGTT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang