• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thị trường phân bón: Sốt giá như vàng

Nguồn tin: Hà Nội Mới, 14/11/2010
Ngày cập nhật: 15/11/2010

Giá phân bón đang tăng từng ngày chẳng khác giá vàng, USD. Nhiều chuyên gia nhận định, giá phân bón sẽ tiếp tục "tăng tốc" chóng mặt. Nếu không sớm có giải pháp khẩn cấp ổn định thị trường thì sự tăng giá này sẽ tỷ lệ thuận với thiệt hại của người dân.

Giá phân bón đồng loạt tăng cao

Theo điều tra của Hiệp hội Phân bón, giá phân bón đang đồng loạt tăng tại các địa phương. Tại các cửa hàng ở TP Cần Thơ, giá phân urê đang ở mức 470.000 - 480.000 đồng/bao, DAP dao động từ 750.000 - 760.000 đồng/bao. Giá hai mặt hàng này đã tăng khoảng 35 - 40% so với cách đây 2 tháng và vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại. Hiện giá phân DAP về tới đại lý cấp 1 ở Hậu Giang đã lên tới 750.000 - 780.000 đồng/bao, phân urê ở mức gần 500.000 đồng/bao. Tuy nhiên, đó chỉ là mức giá tại đại lý cấp 1, còn khi đến tay nông dân phải tăng thêm 100.000 đồng/bao. Hiện nay, người nông dân đang phải chấp nhận mua phân bón với giá bị đội từ 30 - 40% so với giá bán ra của nhà sản xuất. Với mức tăng trung bình 20 - 30%, mỗi hécta lúa người nông dân sẽ phải mất thêm 2 - 2,5 triệu đồng cho riêng khoản phân bón.

Hiệp hội Phân bón nhận định, vụ đông xuân này cả nước cần 700 - 800 nghìn tấn phân các loại trong khi các nhà máy trong nước chỉ đáp ứng khoảng 50% nhu cầu. Dự kiến, vụ đông xuân 2010 - 2011 cả nước cần phải nhập khẩu 150.000 - 200.000 tấn urê, DAP 100.000 tấn, kali 150.000 tấn, SA 150.000 tấn… Các chuyên gia nhận định, khả năng vào chính vụ giá phân bón sẽ tiếp tục tăng cao hơn nữa.

Lý giải về vấn đề này, ông Nguyễn Hạc Thúy, Phó Chủ tịch Thường trực Hiệp hội Phân bón cho rằng, việc tăng giá phân bón là do Trung Quốc có thị trường phân bón lớn, tăng thuế xuất khẩu để bảo vệ sản xuất trong nước và phục vụ vụ mùa tới của nước này. Hiện tại nhiều nước trên thế giới đang vào vụ sản xuất chính cây vụ đông, nhu cầu sử dụng phân bón tăng, trong khi đó nhiều nhà máy sản xuất phân bón nghỉ để bảo dưỡng khiến nguồn cung thiếu so với cầu. Bên cạnh đó, biến động giao dịch trên thị trường thế giới đã đẩy giá hầu hết các loại phân bón tăng mạnh. Tiến sĩ Nguyễn Huy Phiên, Viện Khoa học - Công nghiệp thì cho rằng, giá phân bón liên tục sốt và đổi nhịp là do có những hạn chế trong sản xuất đến cung ứng vật tư nông nghiệp trên thị trường hiện nay. Đặc biệt, nguồn cung phụ thuộc quá lớn vào nước ngoài, hệ thống phân phối qua nhiều trung gian, công tác quản lý nhà nước chưa đủ mạnh, trách nhiệm xã hội của DN đối với xã hội chưa rõ ràng nên chưa điều tiết được giá phân bón trên thị trường.

Giải pháp cấp bách và chiến lược lâu dài

Để bảo đảm phục vụ sản xuất và bình ổn giá phân bón, Hiệp hội Phân bón đã đề xuất với Chính phủ chỉ đạo các DN sản xuất phân bón trong nước tăng hết công suất và tạm dừng xuất khẩu, đồng thời đề nghị Ngân hàng Nhà nước tạo nguồn ưu tiên ngoại tệ và tỷ giá đô la để DN tăng vốn nhập khẩu phân bón… Để tránh thiệt hại cho nông dân, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo tạm dừng xuất khẩu phân bón đến hết ngày 31-12-2010, trừ phân bón NPK, supe lân và phân bón hữu cơ, đồng thời giao Bộ Công thương phối hợp với Bộ NN&PTNT chỉ đạo, hướng dẫn các DN sản xuất phân bón trong nước thuộc Tập đoàn Dầu khí, Tổng Công ty Hóa chất đẩy mạnh sản xuất, bảo đảm nguồn phân bón phục vụ sản xuất.

Theo ông Quách Đình Diệu, Tổng Giám đốc Công ty cổ phần Supe phốt phát và hóa chất Lâm Thao, để tránh những cơn sốt giá phân bón như hiện nay không có cách nào khác là phải tiếp tục đầu tư phát triển năng lực sản xuất phân bón trong nước. Nhà nước cần có các chính sách khuyến khích, giúp đỡ các đơn vị sản xuất phân bón trong nước nhanh chóng nâng cao sức cạnh tranh như: cho vay vốn với lãi suất ưu đãi vào các tháng không phải mùa vụ, giúp DN chủ động dự trữ nguyên liệu, duy trì sản xuất liên tục; tỷ giá ngoại tệ cho nhập khẩu nguyên liệu sản xuất phân bón nên có mức riêng phù hợp; điều chỉnh kịp thời thuế suất thuế nhập khẩu nguyên liệu đầu vào cho sản xuất phân bón như lưu huỳnh, đạm SA, kali, xăng dầu... Có như vậy thị trường phân bón trong nước mới ít bị tác động của thị trường thế giới.

Tại một hội nghị quy hoạch phát triển phân bón mới đây, ông Phùng Hà, Cục trưởng Cục Hóa chất (Bộ Công thương) nhận định, để thị trường phân bón trong nước ổn định, không có sản phẩm kém chất lượng tràn lan trên thị trường gây hiện tượng đầu cơ, tăng giá, Việt Nam phải hình thành hệ thống sản xuất phân bón với công nghệ hiện đại, quy mô lớn và hệ thống phân phối an toàn, hiệu quả nhằm cung ứng đủ về số lượng và chủng loại với chất lượng tốt, giá cả hợp lý, bảo đảm an ninh lương thực và đẩy mạnh xuất khẩu trong khi đất canh tác bị thu hẹp... Giá phân bón tăng, nông dân chịu nhiều thiệt thòi nhất. Để kiểm soát tình trạng giá phân tăng như hiện nay, Chính phủ cần sớm đưa ra giải pháp chiến lược ổn định sản xuất, bình ổn giá mang tính bền vững.

Đào Huyền

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang