• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trang trại heo rừng của Bảy Dũng

Nguồn tin: LĐ, 14/3/2006
Ngày cập nhật: 15/3/2006

Mùa khô, trời nắng như đổ lửa, con đường vào ấp Suối Gia, xã Tân Hưng, huyện Đồng Phú bụi đất đỏ mịt mùng. Ơ đó, có một trang trại heo rừng với những câu chuyện tựa hồ như huyền thoại về ông Bảy Dũng thuần hoá heo rừng thành công, nhưng lại muốn giữ bí nghề. Có lẽ nơi đây là một trang trại độc nhất vô nhị trong số 5.568 trang trại ở Bình Phước và Đông Nam Bộ, khiến cánh nhà báo chúng tôi hàng chục lần lỡ hẹn.

Heo ngủ khách sạn...

Khoảng 4 giờ chiều, chúng tôi đến trang trại của Bảy Dũng trong vai một số anh em đi mua điều hạt.Thấy khách bụi bám đầy mặt, tay xách nách mang lỉnh kỉnh nào bao bố, túi xách đến trang trại của mình, ông Bảy Dũng tự tin tiếp chúng tôi trong bộ đồ lao động màu cháo lòng còn vương đầy ximăng, vôi vữa. Chất nông dân Nam Bộ đậm đà trong con người quắc thước đã bước qua tuổi ngũ tuần này. Ngồi chơi, có chuyện chi không mấy chú? Bảy Dũng khoát tay chỉ vào mấy cái đôn nhựa cho ba anh em chúng tôi ngồi. Để giấu kín ý đồ tìm hiểu cuộc hành trình thuần hoá heo rừng thành công của ông mà một số cánh nhà báo bị ông tẩy chay lần trước, một đồng nghiệp của chúng tôi hỏi mua điều nhân của ông với giá rẻ 6.000đ/kg. Anh ta khôn khéo, vòng ra phía sau nhà và làm bộ ngạc nhiên thốt nhiên: Ua, anh Bảy nuôi nhiều heo rừng thế. Có bán không?

Như một phản xạ tự nhiên bị khơi đúng mạch, Bảy Dũng đưa chúng tôi ra xem khu chăn nuôi liền kề với ngôi nhà của ông rộng chừng nửa sào Nam Bộ. Ở đó có gần 100 con heo đã được lai tạo, thuần chủng từ heo rừng nhốt chung với một chú nai đực cao lớn chừng hai tạ. Thấy động, cả bọn nhớn nhác làm ầm ĩ cả khu, con nào cũng gầm gừ trong trạng thái "trực chiến...".

Bằng một động tác thành thục, Bảy Dũng quát lên một tiếng (im) tựa như một sĩ quan ra lệnh trước hàng quân. Điều rất lạ là chú heo nọc trông rất dữ tợn, lông dựng ngược, hai chân gõ đánh cộp xuống đất và gừ một tiếng, cả đàn trăm con heo im lặng như tờ. Không gian ầm ĩ bỗng rơi vào im lặng? Hình như bọn chúng hiểu được "lệnh" của Bảy Dũng. Đảo mắt nhìn qua, chúng tôi thấy khoảng hơn 30 con heo nái, hai con heo đực giống (nọc) và dăm chục con heo con có hình sọc dưa trông rất lạ. Tất cả bọn chúng được Bảy Dũng huấn luyện trong một môi trường khép kín có cả sân trời, bể nước và chuồng dã chiến. Ơ đây đã có bao nhiêu kỷ niệm vui buồn của Bảy Dũng đã trở thành huyền thoại với những câu chuyện ly kỳ, nhưng lại có thực ở một trang trại nhỏ bé giữa rừng sâu.

Như bắt trúng mạch, Bảy Dũng không ngại cho chúng tôi chụp ảnh chung với đàn heo và anh nhận lời chậm rãi từ từ kể về sự ra đời của cái trang trại heo rừng thần bí này:

"Năm 2001, tôi là cán bộ huyện được cử đi học ở Bình Thuận. Chiều buồn, mấy anh em hay đi dạo phố và lân la các hàng quán ở chợ. Bất chợt, tôi gặp một người dân tộc mang 3 con heo rừng còn rất nhỏ đi bán. Tôi trả giá rất rẻ. Cả ba con heo rừng với giá 300.000 đồng. Bà ta bán ngay với trạng thái rất vui vẻ. Tôi thoáng nghĩ trong đầu, mình thử nuôi chúng xem sao? Đem về khách sạn cũng kẹt vì chưa đến cuối tuần. Suy nghĩ một hồi, tôi thoả thuận với bà ta đồng ý cho gửi và ứng thêm mấy chục nghìn đồng tiền công. Cuối tuần, tôi bắt lại heo.

Hôm ấy, tôi mất đứt buổi học theo về nhà bà gửi heo. Đồng bào dân tộc rất thật lòng, bà nuôi giúp tôi được ba ngày thì hớt hải đến trường báo hung tin: Nó sắp chết rồi anh Bảy ơi ! Bà rối rít tìm tôi trả lại món hàng như trút đi một món nợ. Không có sự lựa chọn nào khác, tôi đành đem cả ba chú heo rừng về khách sạn rồi bí mật đem chúng lên sân thượng khách sạn tìm cơm thừa và nước uống chăm sóc chúng. Đêm ấy, tôi và bọn chúng "tâm sự.." cùng nhau trên nóc khách sạn. Chúng thì kêu eng éc, tôi thì mệt thiếp đi lúc nào không biết. Tỉnh dậy, trong đầu tôi loé lên ý nghĩ: Nếu sống, tôi sẽ thuần hoá chúng thành heo nhà. Thú thực, lúc này thịt thú rừng ở Bình Phước còn dễ kiếm, chưa ai nghĩ chuyện nuôi heo rừng cả.

Tôi chưa có ý định phát triển mô hình trang trại heo rừng mà nuôi heo như một thú vui đam mê của tuổi sắp về già để trả món nợ với rừng. Tôi là cán bộ, nhưng trước kia lại là một thợ săn chuyên nghiệp đã có vài nghìn con thú rừng chết dưới bàn tay tôi trong ba chục năm qua... Nay gác kiếm nhớ lại câu nói của ông bà dặn lại "ăn của rừng, rưng rưng nước mắt...".

Động lực đầu tiên giúp tôi vượt qua khó khăn là từ ý nghĩ ấy. Trên đường đi xe đò từ Bình Thuận về Bình Phước, tôi trải qua nhiều sự kiểm duyệt của kiểm lâm và chủ xe đò trả giá cao hơn rất nhiều, nhưng không bán chúng. Có lẽ vì thế mà những con heo này gắn bó mãi với tôi. Về nhà, tôi nuôi chúng rất vất vả, vì chúng thường xuyên đổ bệnh. Tiêm thì không loại kim nào chọc thủng da chúng, mà cho thuốc uống thì rất khó khăn, vì chúng rất dữ tợn và không bao giờ ăn uống thứ có mùi lạ. Nghĩ mãi, trong đầu tôi loé sáng khi nghĩ ra những lần đi săn thú rừng tôi thường gặp chúng ở những con suối. Chúng đằm mình trong nước bùn nhão và đùa giỡn nhau sau mỗi lần cày sắn rừng no say. Có lẽ, môi trường nước là môi trường lý tưởng của chúng.

Tôi quyết định đem tất cả heo rừng ra con suối quây lại cho chúng trở về với thiên nhiên. Đúng như dự đoán của tôi, cả ba chú đều khỏi bệnh. Thế nhưng không may cho tôi. Trong một lần sơ ý, tôi để chúng sổng chuồng, một con đi mất, một con bị hàng xóm giết, còn lại một con heo cái. Chính con heo này đã đẻ cho tôi 6 lứa hơn 50 con heo lai và một khoản thu không nhỏ...".

Cuộc thuần hoá thầm lặng...

Khi giết mổ một chú heo con (mẹ rừng, bố ta) thịt thơm ngọt, da dày có lông 3 lỗ. Heo chủ yếu là nạc. Đặc biệt là giá khá cao, khoảng gấp mười lần heo nhà. Chính điều đó làm anh Bảy Dũng suy nghĩ. Anh Bảy chậm rãi: Bạn tôi làm một cuộc thị sát quanh các quán thịt rừng ở Đồng Xoài, khách hàng rất thích ăn heo rừng tươi sống. Giá thoả thuận không hề cò kè. Dịp Tết Nguyên đán, giá tăng vọt và rất hút hàng. Trong đầu tôi loé lên ý nghĩ tại sao ta không tìm một ông "nọc" 100% là rừng để "sản xuất" ra heo rừng loại F3 tung ra thị trường? Thật may cho tôi, một buổi sáng cách đây 4 năm về trước, có một người dân tộc đèo cho tôi một chú heo rừng đực mới bẫy được khoảng 7kg. Anh ta ra giá 500.000 đồng. Tôi mua liền.

Từ đấy trở đi, ngày ngày tôi cứ quanh quẩn bên chú heo con này. Khi thì quả chuối, khi con trùng lúc, bắp ngô, trái điều. Cứ mỗi lần cho ăn, tôi huấn luyện chúng. Tôi cột nó bằng một sợi dây dù vào cổ, thường xuyên dắt nó ra bờ suối đào trùng và chạy việt dã. Con heo rừng này lớn nhanh, nhưng cũng rất dữ. Khi răng nanh của nó phát triển là đối thủ của nó sẽ bị loại dần. Mỗi lần cho ăn, tôi đều ép nó một số động tác như, đứng bằng hai chân sau, hoặc quỳ hai chân trước. Lúc đầu, "hắn" không chịu nhưng rồi cũng làm theo. Bây giờ thì nó đã hiểu ý của chủ". Để kiểm chứng lời nói của mình, anh Bảy khoát tay: Ra đây tao bảo! Thế là nhanh nhẹn, chú heo đực to như con bò con tiến gần chỗ anh, cho anh vỗ về như một người bạn thân.

Chuyện "bà nái" đẻ con cũng không kém phần hấp dẫn. Khi đẻ xong, do quá đói bụng, nó cố bò về nhà nghe ngóng tình hình xem sao. Sau khi kiếm một bụng đầy chuối quả, nó lẳng lặng trở về bờ suối đào một cái hốc to bằng cái thúng. Thế là nó vận chuyển từng bước cứ mỗi lần một con ngoạm vào mồm rồi ném vào đó làm ngụy trang thật kín. Một lần, anh Bảy theo nó sau khi về nhà ăn chuối. Nó quay lại bắt gặp anh, nó đánh lạc hướng đi ra một ụ mối giả vờ đào bới. Chờ cho chủ đi khỏi mới về ổ cho con bú. Anh Bảy phải mất công rình mấy lần mới phát hiện ra ổ của nó. Nhìn 10 chú heo rừng lai sọc dưa hàng ngày được mẹ nó "vận chuyển..." từng trạm từ suối về gần nhà và giấu trong một bụi tre gai mà lòng anh vui. Với cách bảo tồn như vậy, nên heo rừng lai luôn giữ được đàn con nguyên vẹn...

Câu chuyện dài dòng đến mấy thì cuối cùng anh Bảy Dũng cũng phải bật mí cho tôi biết bài toán kinh tế của việc nuôi heo rừng. Theo anh thì chúng ta có thể thuần hoá và nuôi thành công qua lai tạo. Nếu như bố heo rừng, lai với mẹ heo nhà, cho ta heo con F1. Giá heo F1 là 60.000đ/kg. Bố heo rừng, lai mẹ F1, cho ta heo con F2. Giá heo con F2 là 100.000đ/kg. Bố heo rừng, lai mẹ F2, cho ta heo con F3 (loại này đạt 100% heo rừng), giá từ 200.000 - 250.000đ/kg. Một đặc điểm trong việc thuần hoá heo rừng khi đã thành công thì rất dễ chăm sóc. Chúng đẻ nhiều, ít bị bệnh, ăn tạp và nhịn ăn rất lâu, có thể từ vài ngày đến vài tuần cũng không sao.

Anh Bảy Dũng vừa tiết lộ, anh mới bán một cặp F3 cho một nhà hàng ở TP.Hồ Chí Minh được hơn 10 triệu đồng. Đến nay, anh đã xuất chuồng hơn 200 con heo con các loại. Nhỏ thì vài kilôgram. Lớn thì vài chục kilôgram. Nhẩm tính thì biết anh Bảy Dũng đã có thu nhập bao nhiêu từ cái trang trại đặc biệt này. Đáng nói là nhà hàng, khách sạn ở TP.Hồ Chí Minh và các tỉnh lân cận luôn đặt hàng của anh Bảy, nhưng luôn trong tình trạng "cung không đủ cầu...". Anh bảo, sang năm anh sẽ phát triển đàn heo với 100 nái để lai tạo sản phẩm toàn bộ là F3, cung ứng cho thị trường khu vực Đông Nam Bộ trong cái trang trại gần 10ha bên bờ suối Gia này.

Đông Dương

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang