• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Quảng Nam: Hết khổ nhờ khổ qua

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 09/11/2010
Ngày cập nhật: 10/11/2010

Đợt mưa dầm vừa dứt, anh Bảy Đại Nghĩa hối hả vác cuốc ra dọn cỏ mấy sào đất. Tư Ruộng đùa: “Làm chi mà vội rứa anh Bảy? Để cho đất nghỉ ngơi chút xíu chứ!”. Anh Bảy cười: “Nói như chú mi thì gia đình anh lấy chi mà sống. Con cá, hạt muối, cái áo, cái quần rồi bao chuyện phải không khác đều dựa vào nó. Bởi rứa lâu nay ở vùng ni đất không có ngày nghỉ. Hễ phá lứa này là làm ngay lại lứa khác”.

Từ đầu năm 2007 đến nay, vợ chồng anh Bảy đã chuyển hẳn 5 sào đất trồng bông vải sang chuyên canh cây khổ qua. Chính sự lựa chọn này đã giúp gia đình anh khấm khá hẳn. Anh Bảy Đại Nghĩa phấn khởi: “Với ngần đó diện tích, mỗi năm làm 4 lứa khổ qua, trừ chi phí vợ chồng tui thu nhập không dưới 60 triệu đồng, gấp 5 lần so với canh tác cây bông vải”.

Nhiều năm chung thủy với cây bắp lai nhưng nghèo vẫn hoàn nghèo, cuối vụ hè thu 2006 thím Hai Đại Minh quyết định chuyển 4 sào đất màu sang trồng khổ qua. Cũng với phương thức “không cho đất nghỉ”, từ đó đến nay bình quân mỗi năm vợ chồng thím Hai lãi ròng ít nhất 50 triệu đồng. Thím Hai Đại Minh không giấu được niềm vui: “Nói thiệt với chú mi, nếu không có cây khổ qua thì chẳng biết đến khi mô gia đình tui mới hết khổ. Gần 5 năm nay nhờ nó mà bầy con nhỏ mới có điều kiện ăn học, cái nhà cũ nát, xập xệ cũng đã được sửa sang lại đàng hoàng. Mừng lắm!”.

Không riêng gì Đại Lộc, hôm rồi về Duy Xuyên, đi đến đâu Tư tôi cũng nghe bà con nông dân xứ này tính chuyện canh tác cây khổ qua. Nắng hanh hao, vừa cặm cụi chăm chút cho những bầu khổ qua xanh mơn mởn, chú Tám Duy Trung vừa bảo: “Từ giữa tháng 11 âm lịch trở về sau là thị trường tiêu thụ khổ qua mạnh lắm, giá lại cao. Bởi rứa, cắt lúa hè thu xong thì phải lo xuống giống khổ qua để kịp có trái mà bán. Nói chú mi mừng, riêng đợt tết Canh Dần vừa rồi, làm 2 sào khổ qua, vợ chồng tui thu về hơn 7 tấn quả. Với giá bán dao động 5 - 7 nghìn đồng mỗi ký, tổng giá trị đạt gần 45 triệu đồng. Trong khi đó vốn đầu tư chỉ chiếm 25%. Từ đầu đến cuối vụ không đầy 3 tháng mà lãi hơn 30 triệu đồng, nếu trồng lúa thì phải mất 8 năm mới kiếm được chừng đó tiền”.

Theo tìm hiểu của Tư Ruộng, hiện nay tại rất nhiều nơi trên địa bàn tỉnh Quảng Nam đã có gần 700 ha đất chuyên canh cây khổ qua. Nhiều nông dân cho biết, nếu trong vòng một năm, mỗi sào đất làm 4 lứa khổ qua thì có thể lãi ròng 7 - 10 triệu đồng. Hy vọng, thời gian tới cây khổ qua sẽ tiếp tục giúp nông dân xứ Quảng… hết khổ.

TƯ RUỘNG

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang