• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hậu Giang: Tranh giành mua mía nguyên liệu

Nguồn tin: Báo Hậu Giang, 03/11/2010
Ngày cập nhật: 4/11/2010

Vùng mía Phụng Hiệp, Ngã Bảy, Vị Thanh (Hậu Giang) đã bước vào thu hoạch sớm. Vùng mía nguyên liệu lớn nhất ĐBSCL này đang có sự cạnh tranh gay gắt giữa các thương lái mua mía nguyên liệu. Đặc biệt, Nhà máy đường NIVL - Ấn Độ ở Long An, 100% vốn nước ngoài đã “thả” thương lái xuống mua mía trong vùng nguyên liệu của nhà máy khác...

* Mất hàng ngàn tấn mía mỗi ngày

Tại vùng mía nguyên liệu Phụng Hiệp, mỗi ngày nông dân thu hoạch khoảng 12.000 tấn. Tuy nhiên, 2 nhà máy đường của Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ (Casuco) đã xây dựng vùng nguyên liệu nhiều năm qua, nhưng chỉ thu mua được khoảng 4.500 tấn mía cây/ngày và hoạt động khoảng 2/3 công suất. Lượng mía còn lại khoảng 7.500 tấn được các thương lái thu mua, vận chuyển về Nhà máy đường ở Long An, Bến Tre, Sóc Trăng, Trà Vinh... Trong khi 9 nhà máy đường thuộc Hiệp hội Mía đường Việt Nam mua đúng theo nguyên tắc “chia sẻ” vùng nguyên liệu ở mức giá sàn mía 9 chữ đường (CCS) tại Nhà máy đường Phụng Hiệp là 1.100 đ/kg, thì Nhà máy NIVL - Ấn Độ lại mua mía xô với giá cao gây phá vỡ thị trường. Do không chú trọng xây dựng vùng nguyên liệu nên Nhà máy NIVL đã nhảy vô giành giật nguyên liệu với nhà máy khác trong vùng bằng cách đưa thương lái vào nội đồng tranh mua mía quyết liệt với các thương lái của nhà máy khác. Ông Võ Văn Sơn, Phó Tổng Giám đốc Casuco, cho biết: “Do địa bàn ở ĐBSCL có nhiều kênh rạch, nên những ngày qua cả trăm thương lái đi “quần” mua mía khắp nơi mà không ai quản lý được. Nhiều thương lái nói mua mía cho nhà máy này nhưng đầy ghe thì chở cho nhà máy khác...”. Theo thống kê mỗi ngày chỉ riêng vùng nguyên liệu mía Phụng Hiệp thương lái mua mía chở về Nhà máy đường NIVL - Ấn Độ khoảng 2.500 tấn mà không tốn bất cứ chi phí nào để đầu tư vào vùng nguyên liệu. Theo ông Sơn, dù biết họ mua mía rồi chở về Long An tiêu thụ nhưng cũng không thể làm gì được. Bởi vì đại diện nhà máy cho rằng, thương lái đem mía đến nhà máy bán thì nhà máy mua, chứ không có chuyện “xúi” thương lái về vùng nguyên liệu của nhà máy khác thu gom mía.

Lúc đầu vụ, trong cuộc họp với các nhà máy đường trong khu vực tại Xí nghiệp đường Vị Thanh, ông Nguyễn Văn Thanh - Giám đốc Nhà máy NIVL cho rằng: “Nhà máy sẽ không mua mía non, không phá giá khi đến “chia sẻ” với vùng nguyên liệu của nhà máy khác. Thống nhất phương thức mua theo chữ đường, không mua mía xô, nếu không làm như vậy thì nhà máy và nông dân sẽ không tồn tại và ngành đường khó phát triển. Các nhà máy phải xây dựng vùng nguyên liệu cho riêng mình khoảng 70 - 80% công suất ép, còn lại khoảng 20% thì sẻ chia nguyên liệu với nhau giữa các nhà máy”. Tuy nhiên, những ngày qua, thương lái của nhà máy đường này đến tận rẫy thu mua mía của dân bằng cách mua mía xô, mía non, mía có tạp chất không cần đo chữ đường với giá từ 1.150 - 1.200 đ/kg. Có những vùng thương lái đến mua với giá rất cao rồi bỏ đi để tạo nên giá “ảo” nhằm không cho thương lái của nhà máy khác vào mua được. Ở các tuyến kênh như: Đất Sét, Sậy Niếu, Phụng Hiệp... thương lái cho ghe chạy sâu vào trong đồng để tìm mua mía trong dân. Chuyện 2 thương lái của 2 nhà máy đường khác nhau cùng cạnh tranh mua mía của 1 hộ dân dẫn đến cãi vã, mâu thuẫn là chuyện bình thường ở đây.

Ông Nguyễn Thế Tự, Phó phòng Nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Phụng Hiệp cho rằng, nhiều ngày qua, có rất nhiều thương lái mía ở Long An, Bến Tre, Sóc Trăng đến vùng Phụng Hiệp để thu mua mía nguyên liệu. Đến thời điểm này, nông dân trong vùng đã thu hoạch được gần 4.000 ha. Giá mía thường được thu mua tại rẫy 1.000 đ/kg và 1.200 đ/kg loại giống ROC 16. Do có quá nhiều thương lái của các nhà máy trong và ngoài tỉnh thu mua đã tạo nên cuộc “chạy đua” trong việc thu mua nguyên liệu giữa các nhà máy.

* Sẽ khó khăn cho vụ mía sau

Việc cạnh tranh không lành mạnh của NIVL - Ấn Độ làm cho giá mía trong vùng những ngày gần đây liên tục tăng lên. Trên thực tế, việc làm này trước mắt, một phần nào đó rất có lợi cho nông dân trồng mía. Tuy nhiên, sẽ gây khó khăn cho việc xây dựng vùng mía nguyên liệu ở những vụ kế tiếp của các nhà máy đường trong và ngoài tỉnh. Bởi vì, nhiều nhà máy sẽ không đầu tư để xây dựng vùng mía nguyên liệu vì tốn nhiều chi phí, trong khi đến vụ thu hoạch thì nhà máy khác lại vào “thâu tóm” nguyên liệu trên vùng mía mà các nhà máy đã đầu tư, nên họ sẽ không mặn mòi, gây thiệt thòi cho nông dân trồng mía. Đồng thời, việc thu mua mía không cần đo chữ đường, mía non, có nhiều tạp chất đang diễn ra tại các vùng mía sẽ dẫn đến tư tưởng ỷ lại của nông dân. Người nông dân không cần phải chuyển đổi giống tốt, chữ đường cao, áp dụng khoa học kỹ thuật vì giữa mía xô và mía chữ đường cao đều được nhà máy thu mua với giá cao.

Ông Võ Văn Sơn, Phó Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần Mía đường Cần Thơ, cho rằng: “Cạnh tranh chỉ đem cái lợi trước mắt cho nông dân, nhưng về lâu về dài sẽ không có lợi cho ngành mía đường và cả nông dân trồng mía. Chuyện 9 nhà máy trong khu vực cùng xây dựng vùng mía nguyên liệu, chỉ 1 nhà máy phá vỡ thì không thể chấp nhận được. Ngành nông nghiệp, Hiệp hội Mía đường cần có giải pháp để chấn chỉnh mới mong vùng mía nguyên liệu và ngành đường phát triển được bền vững”. Mỗi năm Casuco bỏ ra từ 5 - 7 tỉ đồng để đầu tư cho vùng nguyên liệu như: cung cấp các giống mía mới để nông dân trồng và nhân rộng, xây dựng các điểm trình diễn về giống mía mới có năng suất, chất lượng cao để nông dân tham quan học hỏi kinh nghiệm, tập huấn kỹ thuật, cung cấp bã bùn làm phân hữu cơ cho nông dân trồng mía... để giúp nông dân tăng được năng suất, chất lượng. Ông Nguyễn Văn Đồng - Giám đốc Sở Nông nghiệp & Phát triển nông thôn Hậu Giang, cho rằng: “Để tránh tình trạng tranh giành nguyên liệu, các ngành, các cấp cần có giải pháp thật quyết liệt. Về lâu về dài, các nhà máy ngoài tỉnh muốn thu mua nguyên liệu trong tỉnh thì phải đăng ký và phải có chính sách đầu tư, bao tiêu trong vùng nguyên liệu để tránh tình trạng nhà máy trong tỉnh đầu tư, nhà máy ngoài tỉnh thâu tóm nguyên liệu như hiện nay”.

Ông Nguyễn Thành Long, Chủ tịch Hiệp hội Mía đường Việt Nam, cho rằng: “Sắp tới, Hiệp hội sẽ có những biện pháp liên kết, bảo vệ quyền lợi các thành viên để giữ vững vùng nguyên liệu”. Tuy nhiên, hiện tại giá đường đang ở mức cao, các nhà máy không xây dựng vùng nguyên liệu đang thiếu nguyên liệu để hoạt động, đặc biệt là thời điểm cuối vụ. Vì vậy, cuộc tranh mua, tranh bán trong vùng mía nguyên liệu đã “nóng” nay lại càng gay gắt hơn.

HOÀI THU

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang