• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Kinh nghiệm từ những vụ lúa ở Càng Long (Trà Vinh)

Nguồn tin: Trà Vinh, 03/11/2010
Ngày cập nhật: 4/11/2010

Vụ lúa thu đông – mùa 2010, nông dân Càng Long (Trà Vinh) đang bắt tay vào thu hoạch; ước năng suất bình quân đạt trên 5 tấn/ha. Đây là năm thứ hai liên tiếp nông dân trong huyện “được mùa”, có thể nói sự thành công lớn nhất trong sản xuất nông nghiệp ở huyện Càng Long qua các vụ lúa, đã được người nông dân và ngành chuyên môn “gặt hái”: đó là người nông dân đã nâng cao được ý thức trong sản xuất (lịch thời vụ, giống và KHKT), công tác quy hoạch và bố lịch thời vụ, vận hành hệ thống cống, đập thủy lợi sát với tình hình của từng vùng, từng khu vực. Đặc biệt trong này vai trò của các cán bộ nông nghiệp và chính quyền địa phương đã tham gia một cách tích cực vào việc hướng dẫn, thông báo mùa vụ; quản lý dịch bệnh…

Hàng năm, nông dân trong huyện sản xuất 03 vụ và diện tích xuống giống từ 13.500 – 14.000 ha/vụ, riêng diện tích và năng suất ở vụ đông xuân đạt cao nhất so với các vụ khác trong năm. Mặc dù trong những tháng đầu năm do ảnh hưởng nắng nóng và khô hạn, làm cho tình hình sản xuất lúa vụ hè thu gặp nhiều khó khăn nhưng với việc bố trí lịch thời vụ, hệ thống thủy lợi hoàn chỉnh và cơ cấu giống phù hợp… đã góp phần làm giảm thiệt hại rất lớn trong sản xuất của nông dân Càng Long ở vụ hè thu vừa qua; bình quân năng suất lúa vụ hè thu đạt 4 tấn/ha.

Hiện nay, nông dân huyện Càng Long đang bước vào vụ thu hoạch lúa thu đông – mùa 2010 và theo đánh giá sơ bộ bước đầu của ngành nông nghiệp huyện thì vụ lúa thu đông – mùa năng suất sẽ đạt bằng và cao hơn so với cùng kỳ 2009. Có được kết quả trên, anh Trần Minh Trí – Phó Trưởng Phòng NN–PTNT huyện Càng Long, khẳng định:

- Chính là nhờ địa phương thực hiện tốt các khâu trong sản xuất từ lịch thời vụ; xuống giống đồng loạt và sử dụng các giống mới, tập huấn và chuyển giao KHKT ngay từ đầu vụ sản xuất cho nông dân. Do việc sản xuất vụ thu đông – mùa rơi vào thời tiết mưa bão, vì vậy việc vận hành các cống đập thủy lợi phục vụ việc xuống giống, chống ngập úng có vai trò rất quan trọng cho việc đảm bảo diện tích xuống giống và năng suất.

Trong vụ thu đông – mùa, nông dân Càng Long xuống giống được 13.678,9 ha (đạt 104% kế hoạch); hiện có trên 40% diện tích lúa đã thu hoạch, tập trung ở các xã Tân An, Tân Bình, An Trường, An Trường A, Mỹ Cẩm. Riêng đối với các xã khu vực cánh B như Đức Mỹ, Nhị Long, Nhị Long Phú, Đại Phúc và một phần Bình Phú, Phương Thạnh sẽ thu hoạch dứt điểm vào khoảng đầu tháng 11/2010. Hiện nay, huyện Càng Long đang tập trung chỉ đạo bà con cánh A thu hoạch xong trà lúa thu đông – mùa, chuẩn bị vệ sinh đồng ruộng và đảm bảo tối thiểu thời gian cách ly (sau thu hoạch) từ 10 – 15 ngày; sau đó sẽ bước vào xuống giống vụ đông xuân 2010 – 2011, với việc phân bố lịch thời vụ thành 02 đợt: đợt I từ 10 – 20/11 và đợt II, từ 20 – 30 (DL).

Tuy nhiên do điều kiện về mặt địa lý, đối với việc sản xuất cây lúa ở Càng Long thường chịu ảnh hưởng của triều cường và phụ thuộc vào tác động của sông Nam Măng Thít, sông Cổ Chiên. Vì vậy việc bố trí lịch thời vụ trong sản xuất cây lúa ở Càng Long khó theo quy hoạch chung, từ đó để hạn chế thấp nhất các rủi ro, thiệt hại do tác động của thời tiết và dịch bệnh, sâu rầy hại lúa nên lịch thời vụ thường tập trung bố trí theo từng vùng và từng khu vực. Với cách làm trên, trong những năm qua ngành nông nghiệp huyện và xí nghiệp thủy nông đã thực hiện vận hành một cách hiệu quả, đồng bộ trong khâu xuống giống và thu hoạch. Thực hiện tốt lịch thời vụ đã giúp cho nông dân tại từng vùng, từng cánh đồng xuống giống đồng loạt, quản lý được sâu bệnh và đưa cơ cấu giống vào sản xuất có thời gian sinh trưởng phù hợp với từng vùng.

Tại ấp số 6 (xã Mỹ Cẩm, huyện Càng Long) để chuẩn bị vào vụ lúa đông xuân 2010 – 2011, nhiều nông dân đang tất bật thu hoạch cho xong vụ lúa thu vụ này chi phí thu hoạch khá cao (tăng khoảng 50 – 70 ngàn đồng/công), do nhiều diện tích lúa ở Càng Long thu hoạch vào thời điểm ảnh hưởng mưa bão làm cho lúa bị ngã; đối với lúa sập không theo chiều (máy GĐLH không cắt được), tiền thuê nhân công cắt 300 – 350 ngàn đồng/công (chưa tính tiền tuốt lúa), trong khi đó ruộng thu hoạch bằng máy GĐLH khoảng 180 ngàn đồng/công.

Qua trao đổi với chúng tôi, nông dân Phạm Văn Sồi phấn khởi nói:

- Vụ lúa này bà con ở cánh đồng số, năng suất đạt khoảng 27 – 30 giạ/công (tương đương 5,5 – 6 tấn/ha). Giá bán cũng tương đối cao, hiện giá lúa ướt (thu hoạch tại ruộng) được bạn hàng mua 4.200 – 4.250 đồng/kg; còn lúa phơi khô giá từ 5.100 – 5.200 đồng/kg. Gia đình tôi có gần 0,8 ha đất chuyên lúa, bình quân mỗi vụ đều đạt năng suất khoảng 5,7 tấn/ha. Từ khi được địa phương vận động xuống giống theo lịch thời vụ, bà con ở đây sản xuất cũng thuận lợi hơn, không còn gặp khó về nguồn nước; hệ thống các cống trong ấp vận hành cũng đồng loạt, đảm bảo việc bơm tát và tiêu úng cho các mùa vụ.

Hữu Huệ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang