• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Lâm Đồng: Nỗi niềm cây sả hương chanh

Nguồn tin: Báo Lâm Đồng, 31/10/2010
Ngày cập nhật: 2/11/2010

Cây sả hương chanh tuy không được chính thức đưa vào cơ cấu cây trồng của huyện Đạ Tẻh nhưng lại là một trong số ít cây trồng nông nghiệp “làm nên danh tiếng” cho cả tỉnh Lâm Đồng. Nói rõ hơn, điều đáng mừng là mới đây, sả hương chanh của Đạ Tẻh đã được tổ chức WINROCK của Hoa Kỳ và Công ty hương liệu Mỹ Linh (TP HCM) trao giấy chứng nhận Global GAP. Ấy nhưng, sau khi được cấp chứng nhận Global GAP, cây sả hương chanh của Đạ Tẻh bỗng trở nên… nỗi niềm lắm lắm!

Sả hương chanh tốt bời bời trên đất Đạ Tẻh.

Diện tích sả hương chanh của Đạ Tẻh có lúc lên đến trên 20 ha nhưng sao chỉ chứng nhận có 10 ha? Và, người trồng sả theo chương tŕnh sả sạch của Công ty hương liệu Mỹ Linh ở Đạ Tẻh (tập trung tại xã Quốc Oai) có lúc lên đến trên dưới 20 hộ nhưng sao chỉ có 6 hộ được công nhận? Tìm câu trả lời không khó! Cứ theo sự nói thẳng nói thật của những hộ dân trồng sả hương chanh ở Quốc Oai, vào thời điểm được cấp giấy chứng nhận Global GAP được tổ chức hồi cuối tháng 7/2010 thì đó cũng chính là lúc cây dược liệu “ngát hương” một thời này bắt đầu “tụt dốc” cả về diện tích lẫn số hộ trồng sả.

Anh Nguyễn Văn Long (thôn 5, xã Quốc Oai) nói rằng: “Hồi đầu, tức là cách nay khoảng gần 3 năm, nhà tôi trồng đến 5 sào. Công ty và dự án hứa rằng sẽ thu mua với giá hơn 1.000 đồng/kg (sả hương chanh thu lá chứ không thu củ như sả thường). Đúng là lứa sả đầu tiên tôi bán được 1.000 đồng/kg. Nhưng sau đó, về lý thuyết thì mỗi năm cắt 3 - 4 lứa, gia đình tôi và hầu hết những người dân trồng sả ở Quốc Oai đợi mãi đợi mãi mà chẳng thấy người của Công ty đến thu mua. Dân kêu riết róng, rồi “họ” cũng xuống, nhưng lựa từng lá để cắt, mà giá thì chỉ còn 300 - 400 đồng/kg, sau đó… im luôn đến tận giờ. Đến lúc nhận cái giấy chứng nhận ấy, sả hương chanh của Quốc Oai đã trổ cờ trắng như bông lau. Nhiều người sốt ruột, đành phải xịt thuốc cỏ diệt cây sả để trồng thứ khác gỡ gạc”.

Như vậy, đầu ra chính là nguyên nhân nhân khiến cho trên dưới 20 hộ trồng sả ở Quốc Oai “bị” rút xuống còn 6 hộ và diện tích từ hơn 20 ha giảm còn 10 ha. Ở thôn 3 xã Quốc Oai, ông Luân trồng 1 ha nhưng vừa phải phá bỏ hơn nửa, chỉ giữ lại gần một phần hai diện tích để… “cầm chừng”. Giống như ông Luân, ông Hợi ở Đạ Nha cũng trồng 1 ha và cũng “trắng như bông lau” nên đành phải phá bỏ gần hết. Còn ít thì như anh Phạm Văn Dũng ở thôn 5 Quốc Oai trồng 3 sào nhưng chưa kịp thu thì thứ cây “hương chanh” ấy không còn “hương” để “dẫn dụ” chủ nhân.

Một cán bộ có trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Lâm Đồng phân tích cho tôi rõ: “Giống sả này rất hợp với loại đất hơi kém dinh dưỡng như Đạ Tẻh. Việc hướng người dân ở đây vào trồng cây sả hương chanh là đúng rồi. Với lại, việc đầu tư cho loại cây trồng này chỉ khoảng 1 triệu đồng một sào là mức không cao, người dân nghèo Đạ Tẻh có đủ khả năng. Rồi nữa, về lý thuyết mà nói thì trồng cây sả hương chanh cho thu nhập gấp vài lần so với các loại cây trồng khác ở cùng địa phương như cây điều, cây lúa, cây mì (sắn)… thì chắc chắn đó là sự hấp dẫn của nhà nông Đạ Tẻh”. Hấp dẫn là vậy, nên ngay khi dự án sả hương chanh ở Đạ Tẻh được triển khai cách nay ba năm, một hợp tác xã có tên gọi là “Tiến Đồng” do ông Nguyễn Tiến Duẩn làm chủ nhiệm đã nhanh chóng được thành lập, đặt ngay trong vùng trọng điểm sả của Lâm Đồng - xã Quốc Oai, huyện Đạ Tẻh.

Hôm tôi đến, cái băng rôn làm lễ đón nhận Global GAP cho cây sả hương chanh Đạ Tẻh được chủ nhân Tiến Đồng mang về treo ngay trong cơ sở chế biến sả của hợp tác xã. Có điều, hai cái lò chưng cất to đùng của cơ sở sơ chế biến sả này lại nằm im như hai đống sắt. Cứ theo lời của những hộ dân trồng sả ở đây thì đến ông chủ nhiệm hợp tác xã cũng đang “lực bất tòng tâm”. Cả một đồi sả ngút ngát của ông Duẩn hiện cũng đang bị bỏ mặc cho nắng mưa, chỉ thu hoạch và chế biến cầm chừng, được chăng hay chớ.

Mang nặng những “nỗi niềm” của người dân trồng sả, tôi tìm đến những cán bộ có trách nhiệm ở địa phương. Phó Chủ tịch UBND huyện Đạ Tẻh - Phạm Ngọc Anh Tuấn ở thị trấn Đạ Tẻh nói: “Đứng dưới một góc độ nào đó mà nhìn thì dự án sả hương chanh có phần độc lập trong cơ cấu cây trồng kinh tế của địa phương. Tuy vậy, lãnh đạo địa phương chúng tôi vẫn dõi theo khá chặt chẽ sự thăng trầm của loại cây trồng này. Ai mà không buồn khi biết rằng hiện đang có hàng loạt nông dân rớt nước mắt phá bỏ vườn sả bị rơi vào tình trạng “mang con bỏ chợ”. Nhưng, cơ chế thị trường mà! Chắc chắn chúng tôi sẽ cố gắng tìm hiểu kỹ hơn việc phát triển loại cây trồng khá mới này của địa phương, để từ đó đưa ra những quyết sách hợp lý!”.

Khắc Dũng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang