• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bội thu nhờ ít phun thuốc

Nguồn tin: Nông Nghiệp VN, 29/10/2010
Ngày cập nhật: 30/10/2010

Vừa qua, NNVN phản ánh thực trạng cùng một số ý kiến của độc giả về vấn đề quá lạm dụng thuốc BVTV, khiến dịch rầy bộc phát cuối vụ, gây thiệt hại lớn trên lúa vụ mùa tại ĐBSH (đặc biệt tại Thái Bình). Để minh chứng điều này, chúng tôi xin giới thiệu một số địa phương vừa thực hiện quy trình canh tác lúa theo hệ thống (SRI), hướng ít sử dụng thuốc trừ sâu trong vụ mùa 2010, nhưng vẫn đạt được hiệu quả hết sức mĩ mãn.

Chưa năm nào, nông dân trồng các giống lúa chất lượng cao như tám thơm, nếp cái hoa vàng... ở xã Thụy Lâm (Đông Anh, Hà Nội) lại hồ hởi vì vụ mùa bội thu như năm nay. Không vui sao được, khi những cánh đồng ngoại thành Hà Nội giống như những ổ sâu bệnh, đặc biệt là cháy rầy và héo cổ bông cuối vụ. Nguy hiểm hơn là những giống lúa chất lượng cao rất dài ngày.

Như ở Thụy Lâm thời điểm này, lúa mới bắt đầu chín đỏ đuôi, trong khi hầu hết các xã lân cận đều đã thu hoạch xong hơn nửa tháng nên sâu, rầy dồn hết tới đây. Thế nhưng thời điểm này về Thụy Lâm, lúa vẫn sáng rực. Vụ mùa năm nay, chúng tôi cũng đi nhiều địa phương ở ĐBSH nhưng có lẽ không nơi nào lúa sáng hạt, bông to, hạt mẩy, sạch bệnh như ở Thuỵ Lâm. Điều đặc biệt là vụ mùa 2010, lần đầu tiên nông dân Thụy Lâm mạnh dạn áp dụng quy trình canh tác lúa theo hệ thống phòng tổng hợp. Theo đó, lượng phân bón, đặc biệt là thuốc trừ sâu được cắt giảm hơn một nửa so với trước đây, nhưng bất ngờ là lúa lại đạt năng suất cao chưa từng thấy, và sâu bệnh tới thời điểm này gần như mất tăm.

Chị Trương Thị Quyến (thôn 7, xã Thụy Lâm) mừng hả hê bên 6 sào lúa nếp cái hoa vàng dự tính: “Lúa chất lượng cao ở Thụy Lâm lâu nay kịch lắm cũng chỉ đạt 1,5 tạ/sào. Bình quân thì chỉ 1,2 tạ/sào đã là được mùa. Nhưng vụ mùa năm nay sẽ không có hộ nào đạt dưới 1,8 tạ/sào. Có hộ tốt có thể đạt trên 2,2 tạ/sào”. Với giá thóc nếp cái hoa vàng thương lái tại Hà Nội thu mua hiện nay từ 1,8 đến 2 triệu đồng/tạ, thì người trồng lúa ở Thụy Lâm năm nay thắng to!

Bà Nguyễn Thị Chất cùng thôn 7 xã Thụy Lâm mừng rơn ước tính, với 8 sào lúa, năm nay sẽ cầm chắc không dưới 20 triệu đồng, trừ chi phí. Bà Chất kể, cái lệ của dân trồng lúa ở Thụy Lâm lâu nay là vẫn để mạ già tới 30 - 35 ngày mới đưa ra ruộng. Cấy xong hơn một tuần thì bắt đầu bón đạm. Về thuốc trừ sâu thì cứ cấy xong hơn chục ngày, nếu ra ruộng thấy biểu hiện thì bắt đầu phun.

Mỗi vụ, nhà năng phun thuốc có khi 7 - 8 lần. Mà mỗi lần, đại lý bán thuốc họ bốc cho một nắm tới 4 - 5 loại thuốc khác nhau, đem về trộn lẫn vào bình đem phun. Như nhà bà Chất 8 sào thì tốn không dưới 250 nghìn/lần. Quy ra, mỗi vụ hết hàng triệu tiền thuốc trừ sâu, mà quái là càng phun, thì cuối vụ năm nào càng bị rầy phá, rồi héo cổ bông, đục thân... đủ thứ.

Đầu vụ mùa 2010, dân Thụy Lâm được tham gia 3 lớp học về kỹ thuật canh tác lúa có hệ thống do Chi cục BVTV Hà Nội tổ chức. Theo đó, thay vì cấy mạ già như trước đây, nông dân phải cấy mạ non từ 15 đến 20 ngày. Trong khi làm đất, phải bón vùi phân bón như đạm, lân, phân chuồng, vôi bột... theo đúng tỉ lệ hướng dẫn. Thay vì bón dồn phân bón như trước đây, lượng phân được chia thành nhiều đợt bón rải đều vụ theo tỉ lệ quy định. Sau cấy 10 - 12 ngày, ruộng phải được tháo cạn, để khô. Đến 30 ngày sau cấy, lại tháo cạn ruộng thêm một lần nữa. Thay vì cấy mỗi khóm 5 - 7 dảnh như trước đây, bà con chỉ được cấy từ 1 - 2 dảnh/khóm. Khi cấy, phải trừ các hàng để trống xen kẽ nhằm tiện chăm sóc và lúa có đủ ánh sáng...

Về phun thuốc trừ sâu, thay vì bạ đâu phun đó, nông dân chỉ được phun theo “lệnh” của HTX. Cụ thể, sau cấy 1 tháng dân mới phải phun thuốc trừ sâu cuốn lá nhỏ (nếu có). Trong vụ, nếu phát hiện khô vằn, đục thân mới phải phun lần 2. Tới cuối vụ nếu có rầy mới phải phun trừ rầy lần cuối. Đặc biệt, mỗi lần phun, chỉ dùng 1 loại thuốc chứ không dùng hỗn hợp 4 - 5 loại một lúc như trước đây...

Chị Lê Thị Quý (thôn Thụy Lôi, xã Thụy Lâm) nhớ lại: “Vụ đầu nghe theo kỹ thuật canh tác này, cấy thì chỉ được 1 - 2 dảnh/khóm. Lúc cấy xong dân cứ tưởng như chưa cấy. Thuốc sâu lại không thấy thông báo phun trừ gì cả nên dân bảo vụ này mất là chắc. Thế mà chỉ sau cấy hơn 1 tháng, lúa phát triển không ngờ. Cháy rầy cuối vụ năm nay không thấy như mọi năm nữa... Lợi hơn nữa là chi phí thuốc trừ sâu, lượng giống, công chăm sóc giảm hơn 1 nửa, chỉ còn từ 3 - 4 trăm nghìn đồng/sào, so với các vụ trước phải tới 600 nghìn đồng/sào”.

Mặc dù mới vụ đầu tiên áp dụng quy trình SRI vào canh tác, nhưng những hiệu quả thực tế của nó đang làm nông dân Thụy Lâm vô cùng phấn khởi và tin tưởng. Theo UBND xã Thụy Lâm, từ hơn 250 hecta thử nghiệm trong vụ mùa 2010, xã sẽ mở rộng ra 100% diện tích toàn xã (650 hecta) trong vụ ĐX sắp tới.

Về những hiệu quả của phương pháp canh tác theo SRI, ông Ngô Tiến Dũng, Phó Cục trưởng Cục BVTV (Bộ NN-PTNT) – người rất tâm huyết mở rộng quy trình kỹ thuật này giải thích:

- Ngoài các quy trình bón phân, việc cấy ít dảnh/khóm vừa giúp lúa có đủ ánh sáng, khi lúa đẻ nhánh tối đa sẽ rất thoáng, hạn chế nơi làm tổ của sâu bệnh, đặc biệt là rầy. Nhờ vậy bông, hạt lép hạn chế tối đa, tỉ lệ bông, hạt hữu hiệu gần như đạt trên 95%. Việc cấy mạ non sẽ giúp lúa đẻ khỏe tối đa nên sẽ đạt yêu cầu mật độ cần thiết, năng suất không giảm mà còn tăng cao hơn.

- Kỹ thuật tháo cạn nước 2 lần/vụ giúp đất tơi xốp, thanh lọc sâu bệnh, giúp rễ ăn sâu hơn vào đất nên cây lúa khỏe, chống đổ, kháng bệnh tốt.

- Đặc biệt, không nên sử dụng thuốc xử lí hạt giống. Ở giai đoạn lúa non dưới 30 ngày, khả năng đề kháng và sức hồi phục của lúa rất tốt. Bên cạnh đó, thường thì các loại thiên địch của rầy và các loại sâu có mặt trên đồng ruộng trước khi có sâu, rầy. Đây là giai đoạn thiên địch đang hình thành phát triển nên nếu phun thuốc BVTV lạm dụng sẽ diệt hết thiên địch, khiến rầy cuối vụ hay bộc phát. Nông dân không nên phun kết hợp các loại thuốc cùng một lúc, mà chỉ phun mỗi lần 1 loại theo đúng kỹ thuật.

LÊ BỀN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang