• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Thừa Thiên Huế: Băn khoăn từ nghề trồng nấm

Nguồn tin: Báo Thừa Thiên Huế, 28/10/2010
Ngày cập nhật: 29/10/2010

Sau vụ gặt hè thu, về các xã vùng trũng huyện Quảng Điền (Thừa Thiên Huế) thấy những đống rơm nằm la liệt và thối dần trên các bờ ruộng, bờ mương, bên những con đường... mà tiếc. Bởi, với những ai gắn bó với nghề trồng nấm rơm thì đây chính là nguyên liệu qúy... hái ra tiền; nhất là với nông dân vào những lúc nông nhàn. Vậy nhưng, với những vùng quê người nông vốn chưa quen với nghề trồng nấm, thì rơm vẫn là... rơm.

Trong khi nghề trồng nấm rơm vẫn còn xa lạ với người dân nhiều địa phương, thì tại các xã Phú Lương, Phú Hồ, Phú Xuân... huyện Phú Vang, trồng nấm đem lại nguồn thu hàng tỷ đồng cho nhiều hộ nông dân từ nhiều năm nay. Có dịp về Phú Lương, mới hay đây là một nghề rất phù hợp với nông dân bởi chi phí đầu tư thấp. Nguồn nguyên liệu chính là rơm thì nhà nào cũng có, chẳng tốn tiền mua; chi phí làm vòm, mua meo giống không cao; kỹ thuật sản xuất khá đơn giãn; sản phẩm có giá và đầu ra không đáng ngại. Cũng từ những yếu tố trên, nên tại Phú Lương có đến 80% số hộ tham gia trồng nấm. Tuỳ theo điều kiện lao động, việc làm mà qui mô nghề trồng nấm ở mỗi gia đình cũng khác nhau. Nhà ít người thì 2 - 3 vòm; nhà có điều kiện có thể làm tới 5 - 7 vòm.

Theo Ban chủ nhiệm HTX Phú Lương 1, nghề trồng nấm không khó, ai cũng có thể học và làm được. Chỉ cần chuẩn bị rơm khô, vô meo và chăm sóc cẩn thận sau một tháng là thu hoạch. Mỗi vòm nấm thu từ 35 đến 45 kg nấm tươi. Với giá thị trường từ 40 đến trên 50 ngàn đồng/kg; mỗi tháng một gia đình có thêm thu nhập từ 3 đến 5 triệu đồng từ nghề trồng nấm... Chỉ riêng thôn Lê Xá Đông có khoảng 200 hộ trồng nấm, sản lượng bình quân mỗi năm từ 80 đến 100 ngàn tấn, doanh thu 4 tỷ đến 5 tỷ đồng. Từ nguồn thu nhập này, nhiều hộ đã vượt qua đói nghèo và nâng cao đời sống.

Nghề trồng nấm rơm thuận lợi và khả quan là thế, nhưng tại sao nông dân nhiều địa phương của tỉnh vẫn chưa mặn mà? Với câu hỏi trên, chúng tôi nhận được câu trả lời từ nhiều nông dân vùng trũng Quảng Điền là họ chưa có điều kiện học nghề, chưa quen làm... nên còn ngần ngại. Nếu được học nghề, được tham quan thực tế và tận mắt thấy hiệu quả, họ sẵn sàng nhập cuộc. Vậy nên, việc dạy nghề cho nông dân kết hợp xây dựng mô hình điểm để nhân rộng ở những địa phương chưa có nghề trồng nấm rơm là việc làm cần thiết.

Xây dựng và mở rộng các nghề mới là một trong những yêu cầu quan trọng đặt ra với ngành khuyến nông, các cơ sở dạy nghề và lãnh đạo các địa phương, nhất là ở các vùng thuần nông. Để phát triển một nghề mới có hiệu quả là việc làm không dễ. Bởi cùng với việc tổ chức đi tham quan, khảo sát thực tế để xác định nghề phù hợp, còn phải mất chi phí xây dựng mô hình điểm để nhân rộng. Ngoài ra, để mô hình điểm đi vào thực tế, cần tính đến nguyên liệu, các chi phí sản xuất, đầu ra cho sản phẩm... Vậy nhưng không hiểu tại sao với một nghề có nhiều ưu thế, đã khẳng định được hiệu quả khá lâu như trồng nấm rơm lại ít được quan tâm và đến nay vẫn còn lạ lẫm với nông dân nhiều địa phương của tỉnh?

Hoàng Thành

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang