• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cà Mau: Nông dân vùng ngọt đối mặt với ngập úng

Nguồn tin: Báo Cà Mau, 18/10/2010
Ngày cập nhật: 19/10/2010

Mưa lớn, cộng với triều cường, liên tục trong nhiều ngày qua ở Cà Mau, mực nước trên các sông, rạch trong vùng ngọt hóa dâng cao hơn so cùng kỳ năm trước từ 15 - 25 cm. Hàng ngàn nhà dân, nước lên ngấp nghé nền nhà. Nhiều héc-ta lúa, hoa màu và cá nuôi đang đứng trước nguy cơ ngập úng, thiệt hại nặng.

Tuy nhiên, việc tháo úng trong thời điểm này rất chậm, nông dân gặp nhiều khó khăn trong việc bảo vệ vụ mùa sản xuất.

Ở những xã vùng trấp của huyện Trần Văn Thời nước ngập hầu hết rẫy và những luống hoa màu của bà con nông dân. Nhiều ao cá nuôi không rào chắn, nước ngập bờ, cá tràn ra sông, rạch gây thất thoát nặng.

Trong khi đó, hiện nay là thời điểm chuẩn bị gieo sạ lúa vụ 2, mưa nhiều gây khó khăn cho công tác bừa, trục lại đất. Nhưng việc tháo úng trong thời điểm này rất chậm, một phần do hệ thống thủy lợi xuống cấp.

Đối mặt với ngập lụt

Theo ghi nhận ban đầu, các huyện: Trần Văn Thời, Thới Bình, U Minh là 3 địa phương bị ngập úng nhiều nhất, chủ yếu là diện tích lúa sạ lại vụ 2, hoa màu và cá nuôi. Mưa nhiều ảnh hưởng lớn đến khâu bảo quản lúa sau thu hoạch. Nhiều nhà dân bị ngập, ẩm ướt, nguy cơ bùng phát dịch bệnh cao.

Anh Nguyễn Thanh Cần, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình, than thở: “Lúa của gia đình tôi đã sạ hơn 1 tuần nhưng mưa lớn bất ngờ, mặc dù đã cố gắng bơm nước ra để giữ lúa nhưng đến nay toàn bộ diện tích lúa đang phát triển bị thiệt hại hoàn toàn”.

Chị Hà Thị Âu, xã Trần Hợi, huyện Trần Văn Thời, vừa thu hoạch 3 công lúa hè thu gần 90 giạ nhưng do mưa lớn liên tục nhiều ngày, nước ngập sân, không nơi phơi sấy nên đến nay số lúa đã lên mọng không ai mua.

Chị Trương Phương Thùy, ấp Nhà Máy A, xã Khánh Hưng, huyện Trần Văn Thời, cho biết, gia đình chị trồng 500 dây khổ qua đắng được hơn 35 ngày tuổi, chuẩn bị thu hoạch, nhưng bị ngập úng, thiệt hại hơn 80%. Trong những ngày tới nếu trời tiếp tục mưa, không tháo nước được thì diện tích hoa màu của người dân địa phương sẽ thiệt hại trắng.

Phó Chủ tịch UBND xã Khánh Hưng Hồ Thiên Chúa xác định: “Toàn xã có gần 30 ha hoa màu bị ngập úng, thiệt hại nặng. Bên cạnh đó, thời điểm này có nhiều hộ thu hoạch lúa hè thu muộn, nước ngập sân không phơi được nên ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng. Mưa nhiều, nước ruộng sâu cũng gây rất nhiều khó khăn cho công tác bừa, trục lại đất chuẩn bị gieo cấy lúa vụ 2”.

Trưởng Phòng Nông nghiệp - Thủy sản huyện Trần Văn Thời ông Sử Văn Minh cho biết: “Huyện chưa có thống kê cụ thể về diện tích ngập úng trong toàn huyện, nhưng theo chúng tôi nhận định thiệt hại rất lớn, nhất là hoa màu. Huyện đã chỉ đạo mở tất cả các cống xả nước. Nhưng do triều cường dâng cao, lượng nước xả ra không đáng kể. Khi tạm ngưng mưa, triều cường xuống, nước rút thì thiệt hại khó có thể khắc phục”.

Theo dự báo của Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia, trong những ngày tới Nam Bộ tiếp tục có mưa lớn trên diện rộng. Nhiều diện tích lúa và hoa màu của người dân sẽ tiếp tục ngập úng nếu không chủ động xử lý được nguồn nước mưa.

Chủ động cứu lúa

Trước tình hình thời tiết thay đổi bất thường gây ngập úng nhiều nơi, nhiều nông dân ấp 6, xã Tân Lộc, huyện Thới Bình đoàn kết thành lập Tổ hợp tác bơm tát nước gieo sạ lại lúa vụ 2. Mặc dù những ngày qua mưa lớn liên tục nhưng nguồn nước đã được kiểm soát, cây lúa đang phát triển tốt.

Anh Nguyễn Văn Cường, nông dân ấp 6, xã Tân Lộc, phấn khởi cho biết: “Nhờ hợp tác với bà con bơm tát nước gần 30 công ruộng, chi phí thấp hơn rất nhiều so với vụ trước và không bị thiệt hại do mưa lớn, nước dâng”.

Ông Trần Văn Thảo, ấp 2, xã Tân Lộc, 1 trong 50 thành viên Tổ hợp tác bơm tát nước gieo sạ lại vụ 2, cho biết: “Nếu không bơm tát nước để gieo sạ vào lúc này, đợi hết mưa thì đã trễ mùa vụ, thiếu nước vào cuối vụ”.

Anh Hồ Văn Út, Trưởng Ban công tác Mặt trận ấp 6, xã Tân Lộc là người đứng ra vận động gần 50 nông dân có đất ruộng liền nhau trên 50 ha, cùng bơm tát nước gieo sạ lại lúa vụ 2. Anh cho biết: “Gần 50 ha lúa vụ 2 của bà con trong tổ hợp tác đã 10 ngày tuổi và đang phát triển tốt, không thể để mưa lớn làm cho ngập úng. Chúng tôi vận động trung bình mỗi hộ đóng vào 100.000 đồng mua xăng, dầu. Hộ nào có máy bơm và bỏ công canh tát nước thì được giảm tiền. Nhờ vậy đã cứu được hơn 50 ha lúa khỏi nguy cơ mất mùa”.

Thiết nghĩ, với diễn biến bất thường của thời tiết như hiện nay, mô hình hợp tác sản xuất của bà con nông dân xã Tân Lộc rất đáng để nông dân các nơi nghiên cứu áp dụng, giảm thiệt hại và chi phí trong sản xuất./.

Trung Đỉnh

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang