• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Giang (Hải Dương): Nông dân trồng lúa sạch

Nguồn tin: Báo Hải Dương, 11/10/2010
Ngày cập nhật: 12/10/2010

Mô hình lúa sạch được áp dụng tại huyện Bình Giang (Hải Dương) trên cơ sở tận dụng lượng rơm, rạ thừa sau thu hoạch để ủ thành phân vi sinh đem bón ruộng để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, tăng độ mùn, độ tơi xốp của đất, góp phần tăng độ phì nhiêu, giảm thiểu sâu bệnh và tiết kiệm chi phí cho nông dân.

Bình Giang là một trong những vùng sản xuất lúa trọng điểm của tỉnh với diện tích gieo cấy lúa đạt hơn 12 nghìn ha/năm, trong đó diện tích lúa chất lượng cao (CLC) chiếm 44,5%. Lúa CLC đã góp phần nâng cao chất lượng gạo và tăng thu nhập cho nông dân. Tuy nhiên, phần lớn các hộ nông dân trong huyện vẫn có thói quen lạm dụng phân hoá học và thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) dẫn đến trong sản phẩm gạo tồn dư nhiều hoá chất. Việc sử dụng phân bón và thuốc BVTV không đúng cách không những làm tăng chi phí sản xuất mà còn tiềm ẩn nguy cơ ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng tới sức khoẻ của người dân. Môi trường sinh thái trên diện tích cấy lúa có nhiều biến đổi. Đất sản xuất nông nghiệp chai cứng, độ mùn giảm, chất dinh dưỡng nghèo dần… Nguồn dinh dưỡng trong đất mất cân đối dẫn đến khả năng chống chịu sâu bệnh của cây trồng giảm. Để hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp an toàn và hiệu quả, năm 2009, huyện Bình Giang đã phối hợp với Công ty TNHH Sản phẩm hữu cơ Hà Nội, Công ty CP Công nghệ xanh An Bình (Thái Nguyên) triển khai mô hình sản xuất lúa an toàn, CLC áp dụng với giống lúa Bắc Thơm số 7. Vụ mùa năm 2010, mô hình này tiếp tục triển khai tại HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhữ Thị (xã Thái Học) và HTX Nhân Quyền với gần 410 hộ dân tham gia.

Nông dân thu gom rơm, rạ để ủ phân hữu cơ theo mô hình liên gia

Mô hình lúa sạch (LS) được áp dụng tại huyện Bình Giang trên cơ sở tận dụng lượng rơm, rạ thừa sau một vụ thu hoạch để ủ thành phân hữu cơ thông qua một loại men vi sinh. Sau khi rơm, rạ được ủ thành phân vi sinh sẽ được bón ruộng để cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, tăng độ mùn, độ tơi xốp của đất, ổn định độ pH, góp phần tăng độ phì nhiêu, giảm thiểu sâu bệnh và tiết kiệm chi phí cho nông dân. Trước khi triển khai mô hình này, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện đã tổ chức tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật sử dụng men vi sinh cho 410 hộ dân. Ông Nhữ Văn Thể, Chủ nhiệm HTX Dịch vụ nông nghiệp Nhữ Thị, xã Thái Học cho biết: “Việc áp dụng mô hình sản xuất an toàn sinh học sẽ hạn chế tối đa việc nông dân sử dụng tràn lan phân hoá học và thuốc BVTV như hiện nay. Môi trường nước, không khí sẽ được bảo vệ và cải thiện tích cực. Thêm vào đó việc sử dụng các sản phẩm phụ trong nông nghiệp, nhất là rơm, rạ đã góp phần hạn chế tình trạng đốt rơm rạ gây ô nhiễm môi trường. Khi lượng phân hữu cơ được bón xuống ruộng, lúa có bộ rễ phát triển mạnh, cứng cây và có khả năng chống chịu với các loại sâu bệnh như: Khô vằn, sâu cuốn lá, rầy nâu, rầy lưng trắng, đốm sọc vi khuẩn, bạc lá. Mô hình này cần được nhân rộng để giúp nông dân giảm chi phí trong sản xuất, góp phần xây dựng một nền nông nghiệp an toàn…”.

Vụ mùa năm 2009, mô hình LS được thực hiện tại 2 xã Thái Học và Nhân Quyền trên quy mô 120 ha. Trong thời gian đầu thực hiện thí điểm mô hình, nông dân còn thiếu kinh nghiệm nên năng suất lúa đạt thấp hơn so với diện tích đối chứng từ 10 đến 20 kg/sào. Vụ mùa năm 2010, do được tập huấn và hướng dẫn sử dụng cách ủ phân vi sinh chu đáo cộng với kinh nghiệm được tích luỹ sau một năm sản xuất, kết quả thay đổi hẳn. Năng suất LS cao hơn so với diện tích đối chứng từ 20 đến 30 kg/sào, tiết kiệm được từ 300 đến 400 nghìn đồng/sào chi phí dành cho thuốc BVTV và phân hoá học. Do có ưu thế về chất lượng, nên thời gian gần đây LS được thương lái đến tận ruộng để thu mua. Mô hình LS giúp bà con thu lãi cao hơn so với diện tích đối chứng từ 350 đến 400 nghìn đồng/sào. Trong thời điểm giá phân bón ngày càng tăng cao, mô hình LS đang được hộ nông dân Bình Giang lựa chọn. Thời gian tới, Bình Giang sẽ nhân rộng mô hình LS tại 18 xã, thị trấn trong huyện. Bác Trần Văn Thọ, nông dân thôn Hòa Loan (xã Nhân Quyền) cho biết: “Vụ mùa năm 2009, gia đình tôi cấy 2 sào Bắc thơm theo mô hình LS, tôi thấy năng suất lúa tương đương với các gia đình ngoài mô hình trong khi chi phí cho phân bón và thuốc BVTV tiết kiệm được 40%. Vụ mùa năm nay gia đình tôi mở rộng diện tích LS lên 4 sào, chủ yếu là giống T10 và Bắc thơm số 7. Năng suất lúa vừa thu hoạch cao hơn so với năm ngoái 30 kg/sào. Tôi thấy mô hình này cần được nhân rộng để tăng giá trị sản xuất nông nghiệp cho nông dân. Đồng thời cần nghiên cứu thêm để áp dụng cho trồng rau màu vụ đông”.

Tuy nhiên, sản xuất LS, lúa CLC hiện nay còn gặp nhiều khó khăn như: Giá lúa sạch so với lúa được bón phân hoá học và sử dụng thuốc BVTV chưa có sự phân biệt rõ ràng. Nhiều nông dân còn chưa tin tưởng vào mô hình này do chưa nắm vững các quy trình kỹ thuật trong quá trình ủ phân nên thực hiện chưa hiệu quả. Thói quen bón phân hoá học tràn lan và sử dụng thuốc BVTV không theo nguyên tắc “4 đúng” vẫn còn ăn sâu vào tiềm thức của nhân dân, không dễ thay đổi... Để tiếp tục nhân rộng mô hình LS, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Bình Giang đang tích cực tuyên truyền cho nông dân thấy được ý nghĩa và lợi ích của LS. Tổ chức các buổi tham quan, đánh giá kết quả mô hình để qua đó giúp nông dân thấy rõ hiệu quả của việc tận dụng rơm, rạ làm phân bón cho cây trồng. UBND tỉnh cần sớm phê duyệt đề án và hỗ trợ nông dân tìm đầu ra cho sản phẩm. Đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, kiên cố hoá đường giao thông nội đồng, xây dựng các vùng sản xuất LS tập trung, đồng thời áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đẩy mạnh cơ giới hoá nông nghiệp. Thực hiện đưa “liên kết 4 nhà” vào sản xuất để nâng cao giá trị của LS, góp phần tăng thu nhập cho nông dân và bảo vệ môi trường sinh thái.

LAN ANH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang