• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi ong để chống phá rừng

Nguồn tin: Báo Quảng Trị, 08/10/2010
Ngày cập nhật: 10/10/2010

Từ cuối năm 2009, dự án nuôi ong (thuộc dự án sáng kiến hành lang bảo vệ đa dạng sinh học do Chi cục kiểm lâm tỉnh phối hợp với Quỹ quốc tế về bảo tồn thiên nhiên triển khai), bước đầu giúp người dân tại thôn Na Nẫm, xã Triệu Nguyên, huyện Đakrông (Quảng Trị) phát triển kinh tế. Mục tiêu của dự án không những góp phần cải thiện đời sống người dân mà còn giúp họ có ý thức hơn trong việc bảo vệ rừng.

Dân cư xã Triệu Nguyên bây giờ chủ yếu là người dân huyện Triệu Phong trước đây di dân lên phát triển kinh tế. Những năm đầu khai phá vùng đất mới, người dân gặp rất nhiều khó khăn do đất đai hạn chế, cằn cỗi, điều kiện sản xuất khó khăn nên đời sống rất bấp bênh. Cũng chính vì thế nên nhiều người đành phải vào rừng khai thác các loại lâm sản phụ như mây, đót, đốt ong rừng... thậm chí xâm phạm rừng thuộc khu vực bảo tồn để cải thiện cuộc sống, gây ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh trật tự tại địa phương.

Người dân biết việc xâm hại đến rừng là không bền vững nhưng không thể dừng lại khi cuộc sống vẫn gặp nhiều khó khăn. Nhưng rừng ngày càng bị thu hẹp và suy kiệt, các cơ quan chức năng cũng ý thức được điều nguy hại này nên tìm cách vận động người dân hạn chế vào rừng khai thác lâm sản phụ vì việc làm này rất khó kiểm soát và ít nhiều ảnh hưởng xấu đến rừng. Vậy nhưng chỉ việc vận động không thì rất khó hiệu quả. Vấn đề đặt ra là làm sao để nâng cao đời sống người dân mà không tác động tiêu cực đến rừng là điều hết sức nan giải. Chúng tôi cũng trăn trở nhiều nhưng cũng chưa biết phải làm thế nào”, anh Trần Mạnh, cán bộ khuyến nông xã Triệu Nguyên băn khoăn.

Từ cuối năm 2009, Chi cục Kiểm lâm tỉnh phối hợp với Quỹ Quốc tế về bảo tồn thiên nhiên triển khai mô hình nuôi ong lấy mật nhằm giúp người dân nơi đây vừa nâng cao đời sống vừa bảo vệ và phát triển rừng, giảm thiểu tác động tiêu cực của người dân đối với rừng.

Theo đó, vào tháng 10/2009, chương trình dự án đã đầu tư 150 tổ ong (mỗi tổ tương đương 500.000 đồng) ban đầu cho 15 hộ gia đình tại thôn Na Nẫm, xã Triệu Nguyên. Ông Đỗ Tấn Hùng, người nuôi ong ở thôn Na Nẫm, xã Triệu Nguyên vui vẻ cho biết, đàn ong của gia đình ông phát triển tốt, cho số lượng mật nhiều. Lúc đầu ông chỉ nuôi 8 đàn thí điểm, đến nay số lượng đàn ong đã phát triển lên 20 đàn.

Mỗi một đàn ong cho thu hoạch từ 1,5 đến 2 lít mật, nhiều mô hình có thể thu hoạch đến 7 lít mật (khoảng hơn 1 tháng thu hoạch 1 lần), với giá bán bình quân khoảng 250.000 đồng/lít. “Trước đây, chúng tôi nuôi ong theo phương pháp truyền thống nên hiệu quả thấp. Nay được dự án hỗ trợ nuôi ong khoa học, lượng mật nhiều, giá bán cao nên gia đình tui đã có thu nhập ban đầu khá ổn định”, ông Hùng phấn khởi nói. Sau một thời gian nuôi, mỗi hộ đã thu được bình quân 5 lứa mật, thu nhập thường xuyên, góp phần cải thiện cuộc sống gia đình.

Chị Phan Thị Vân, một hộ nuôi ong tại thôn Na Nẫm cho biết, nuôi ong lấy mật bước đầu cho gia đình chị thu nhập khá. Vừa kiểm tra tổ ong trong vườn nhà, chị vừa cho biết: “Mùa nắng ong phát triển rất tốt, do nguồn phấn hoa dồi dào nên số lượng mật tăng nhanh, vì vậy lượng mật thu được nhiều hơn. Trước đây gia đình tui chủ yếu dựa vào làm nông, cuộc sống khó khăn nhưng từ khi nuôi ong thì đời sống đã khá hơn nhiều”.

Tuy nhiên, việc tiêu thụ mật ong hiện tại vẫn gặp nhiều khó khăn vì những người nuôi ong chủ yếu bán lẻ cho những người có nhu cầu. “Nếu có đầu mối tiêu thụ mật ong ổn định thì chúng tôi sẽ yên tâm hơn”, ông Hùng trăn trở. Giống như hộ gia đình ông Hùng, chị Vân, nhiều gia đình khác tại thôn Na Nẫm bước đầu có thu nhập khá từ nghề nuôi ong lấy mật này.

Để giúp người dân nắm vững kỹ thuật nuôi và chăm sóc ong, Chi cục Kiểm lâm tỉnh đã tổ chức nhiều lớp tập huấn trang bị kiến thức cho người dân. Với những kiến thức cần thiết đó, người dân đã ứng dụng tốt vào việc nuôi ong, và đến nay số đàn ong của toàn thôn Na Nẫm đã phát triển lên 210 đàn. Hiện tại, ngoài thôn Na Nẫm, nhiều hộ gia đình tại các thôn, bản khác trong xã cũng đã tham quan, học hỏi mô hình này để nhân rộng.

“Mô hình nuôi ong tại các khu vực vùng đệm giáp rừng gặp nhiều thuận lợi vì tận dụng được nguồn phấn hoa dồi dào, và điều quan trọng hơn cả là khi người dân sống được với nghề nuôi ong lấy mật thì chắc chắn việc xâm hại rừng sẽ được hạn chế rất nhiều”, ông Võ Thương, Chủ tịch UBND xã Triệu Nguyên chia sẻ. Nhiều người dân nơi đây cho biết, do đời sống chỉ dựa vào làm nông nghiệp khó khăn nên họ mới lén lút vào rừng khai thác lâm sản phụ. Nay mô hình nuôi ong lấy mật cho thu nhập khá, nếu đầu ra và giá cả của sản phẩm ổn định thì người dân sẽ có thêm thu nhập cải thiện cuộc sống, không ai muốn lén lút vào rừng nếu có việc làm và thu nhập ổn định ngay tại vườn ong nhà mình.

Ông Khổng Trung, Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho biết: Dù mới triển khai chưa lâu nhưng mô hình nuôi ong tại Triệu Nguyên bước đầu khẳng định thành công. Trong thời gian tới, chúng tôi tiếp tục nhân rộng mô hình này trên địa bàn, phấn đấu trong năm sẽ phát triển lên khoảng 800 đàn ong và thu bình quân từ 5-6 tấn mật trong 1 năm. Ông Trung cũng lạc quan đánh giá, với hiệu quả mang lại từ nuôi ong thì sự tác động tiêu cực vào rừng chắc chắn sẽ được giảm.

LÊ ĐỨC VIỆT

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang