• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Định: Làng ớt

Nguồn tin: Báo Bình Định, 02/10/2010
Ngày cập nhật: 4/10/2010

Tỉnh Bình Định có khoảng gần 400 ha ớt, trong đó huyện Phù Mỹ có diện tích lớn nhất với gần 270 ha. Cây ớt không chỉ mang lại thu nhập cao cho người trồng ớt, mà còn giúp nhiều người dân sống bằng nghề chế biến ớt có cuộc sống ổn định…

1.

Tôi có mặt ở cơ sở sản xuất ớt của ông Đỗ Đình Hiểu ở thôn Chánh Thiện (xã Mỹ Chánh, huyện Phù Mỹ) lúc nơi đây đang rộn ràng chuẩn bị cho đợt hàng mới. Ngoài trời, năm người phụ nữ tất bật với ớt trái đã phơi khô, lặt cuống vào bao, xếp ngay ngắn vào kho, chờ xe tải đến chở. Trong phòng máy, bốn người phụ nữ khác đang khẩn trương đưa ớt trái vào máy, xay thành bột, sau đó cho ớt bột vào bao. Trong phòng nóng bức, không khí tràn ngập hơi cay, người nào cũng đeo 3 lớp khẩu trang dày. Tôi cũng đeo khẩu trang, nhưng đứng gần máy chưa đầy 5 phút đã không chịu nổi, phải chạy ra ngoài ho sặc sụa. Vậy mà, hầu như ngày nào những người phụ nữ ấy cũng làm việc trong không khí đầy bụi ớt. Bà Trần Thị Nhị, 51 tuổi, ở thôn Lương Trung, cho biết: “Tôi làm nghề này 8 năm rồi. Sống chung với ớt nhiều năm, chân tay cũng chai hết, nên ớt cay nóng mấy cũng chịu được”.

Trước khi trở thành ông chủ có tiếng trong giới “nậu ớt” như bây giờ, ông Đỗ Đình Hiểu đã có thời gian trên 20 năm làm việc bên máy xay. Ông Hiểu kể: “Trước khi có máy xay ớt, để có ớt bột, người ta phải giã bằng cối. Công việc ở khu vực xay ớt đa phần vẫn dành cho phụ nữ, bởi họ cần cù, chịu khó. Tuy nhiên, người trực tiếp đứng máy thường là đàn ông, có sức khỏe tốt nên chịu được hơi nóng, lại có thể sửa máy khi có hỏng hóc, khi cần khuân vác cũng nhanh nhẹn hơn”.

Bên cạnh số lao động làm thuê trực tiếp tại các cơ sở chế biến ớt, người dân còn nhận ớt về nhà để sơ chế. Họ nhận ớt tươi về phơi khô, lặt cuống, phân loại và giao lại cho chủ. Trong quy trình này, vất vả nhất là công đoạn phơi ớt. Để ớt “ăn” nắng đều, người phơi phải đội nắng để đảo ớt thường xuyên. Mùa mưa không phơi ớt được, nên mùa nắng, người ta phải tích cực phơi thật nhiều để dự trữ. Khâu lặt cuống và phân loại khá nhẹ nhàng, người già, trẻ con đều làm được.

2.

Theo ông Phạm Văn Quang - Phó Chủ tịch UBND xã Mỹ Chánh, chế biến ớt đã trở thành nghề truyền thống ở xã Mỹ Chánh và các xã lân cận. Trồng ớt phụ thuộc vào mùa vụ, còn chế biến ớt có thể làm quanh năm, bởi các đầu nậu ở Mỹ Chánh thu mua ớt nguyên liệu khắp cả nước. Hiện tại, nghề này đã giải quyết việc làm cho hơn 1.000 lao động, chủ yếu ở xã Mỹ Chánh, Mỹ Thành, Mỹ Thọ… và các xã ven biển của huyện Phù Cát. Cơ sở chế biến ớt của ông Đỗ Đình Hiểu có 6 người làm thường xuyên, mỗi ngày có khoảng 10 người làm thời vụ, số người nhận ớt về sơ chế tại nhà thì đến hàng trăm.

Bà Nguyễn Thị Khánh, một chủ cơ sở chế biến ớt ở khu vực chợ mới An Lương, cho biết: Đối với những người làm việc tại khu vực xay ớt, tiền công được khoán theo sản phẩm; công xay 1 tấn ớt là 300 ngàn đồng, bình quân mỗi ngày nhóm 4 người làm được hơn 1,5 tấn. Người trực tiếp phơi ớt tại cơ sở chế biến được tính công theo ngày, với mức 70 ngàn đồng/ngày. Mỗi kg ớt nhận về lặt cuống, phơi khô sẽ được trả công 3.000 đồng. Tuy tiền công không nhiều, nhưng lại tận dụng được thời gian nhàn rỗi của nghề nông, cải thiện thu nhập…

Ngoài ra, mỗi cơ sở chế biến ớt còn có một đội bốc xếp khoảng 12 - 13 người. Công việc bốc xếp khá nặng nhọc, nên tiền công cũng khá hơn, cứ bốc được 1 tấn ớt sẽ được trả 30 ngàn đồng. Trung bình, mỗi xe tải chở khoảng 10 tấn ớt, người bốc xếp được 300 ngàn tiền công, cộng với tiền “boa” của cánh tài xế để hàng được sắp xếp gọn gàng, vận chuyển dễ dàng…

3.

Người trong nghề chế biến ớt thường tự sắp xếp công việc, phân công nhau cùng làm theo tổ, nhóm. Những người làm lâu có kinh nghiệm hướng dẫn cho người mới từng công đoạn cụ thể. Sau những ngày đầu bỡ ngỡ, người mới quen dần với hơi cay nồng nặc nơi làm việc, thuần thục các công đoạn chế biến. “Khi mới làm thì nghĩ chắc mình không chịu nổi hơi cay của ớt, khi quen rồi, lâu lâu không được tham gia hấp luộc ớt để làm tương, lại nhớ cái mùi hăng hẳng, nồng nồng của nó” - một “thợ ớt” tâm sự.

Có một thực tế là người chế biến ớt chủ yếu làm việc theo kinh nghiệm bản thân. Chẳng hạn, khi phơi ớt, muốn biết ớt khô “tới” hay chưa, người ta chỉ có cách… sờ. Cách làm này ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng sản phẩm. “Tôi từng từ chối nhiều đơn hàng lớn, vì họ đặt ra những yêu cầu khắt khe về chất lượng sản phẩm. Chúng ta chưa có một hệ thống tiêu chuẩn cụ thể về chất lượng sản phẩm ớt. Vì vậy, rất khó đề ra yêu cầu kỹ thuật để dựa vào đó lập ra quy trình thống nhất cho người lao động làm việc” - ông Đỗ Đình Hiểu băn khoăn.

Nguyễn Văn Trang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang