• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Gặp người “say” hồ tiêu

Nguồn tin: Báo Công Thương, 02/10/2010
Ngày cập nhật: 4/10/2010

Thật may mắn vì trong chuyến công tác về huyện Chư Sê (Gia Lai), người đồng hành cùng tôi là ông. Không chỉ là người dẫn đường tận tình, những câu chuyện của ông còn giúp tôi hình dung rõ hơn về thương hiệu hồ tiêu Chư Sê nức tiếng, về sự thay đổi lớn lao của vùng đất này. Ông là Hoàng Phước Bính - Phó chủ tịch – Tổng thư ký Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê

Với giọng Huế ấm áp, những câu chuyện về cây hồ tiêu của ông Bính ngay lập tức cuốn hút tôi. Nếu ông không nói, tôi không thể hình dung những vườn tiêu ngút ngàn trải dài mà tôi vừa đi qua, trước kia chỉ là vùng đất hoang vu và thiếu đói…

“Vào đây khai hoang năm 1977, chúng tôi bắt tay vào trồng nào bắp, mì, củ rong… làm quần quật suốt ngày mà cái đói vẫn cứ đeo bám. Năm 1986, tôi cùng mấy người bạn rủ nhau vào Lộc Ninh (Bình Phước) mang giống tiêu về trồng. Sau những năm đầu gian khó, chính tôi cũng không thể ngờ, địa hình, đất đai, khí hậu Chư Sê lại rất lý tưởng cho phát triển cây hồ tiêu. “Hồ tiêu Chư Sê hiện được tiêu thụ tại 79 quốc gia, bỏ qua các nước có nghề trồng tiêu lâu đời như: Ấn Độ, Inđônêxia, Malaixia… Thu hoạch từ hồ tiêu đã góp phần “đổi đời” nhiều hộ dân, “thay da đổi thịt” làng, bản nơi đây…” – ông Bính chia sẻ.

Nhìn những cơ ngơi khang trang được gây dựng lên từ hồ tiêu, mới thấy hết ý nghĩa của sự “đổi đời” mà ông Bính nói. Từ chỗ đói nghèo, đến nay, rất nhiều hộ trồng tiêu có mức thu nhập từ vài trăm triệu đến hàng tỉ đồng/năm. Xây nhà, cho con cái học hành, sắm xe máy, ôtô… cuộc sống no ấm đang ngày ngày hiện hữu.

Bén rễ và trở thành loại cây hàng hóa mang lại thu nhập cao, nhưng Hồ tiêu Chư Sê thực sự có một vị thế mới kể từ khi thương hiệu “Hồ tiêu Chư Sê” được Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học – Công nghệ) cấp giấy chứng nhận đăng ký độc quyền nhãn hiệu tập thể ngày 14/8/2007. Hơn một năm sau đó, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê ra đời với gần 1.500 hội viên, trên tổng số 10.000 hộ trực tiếp sản xuất ra sản phẩm mang Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê.

Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê - thương hiệu hồ tiêu độc nhất của Việt Nam tính đến thời điểm này - được xây dựng, Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê ra đời, hơn ai hết ông Bính hiểu, việc phát triển và quảng bá thương hiệu là hết sức quan trọng; không chỉ nâng cao đời sống của người trồng tiêu, làm thay đổi diện mạo của huyện, còn góp phần mang lại những bước tiến mới cho hoạt động xuất khẩu của ngành hồ tiêu Việt Nam.

Để Thương hiệu Hồ tiêu Chư Sê không chỉ “ghi danh”, mà phải “nổi danh”, Ban lãnh đạo Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê xác định: Yếu tố chất lượng sản phẩm phải được đặc biệt chú trọng.

Cây tiêu Chư Sê có được năng suất cao nhất nước và chất lượng được nhiều thị trường khó tính thừa nhận, chính là nhờ hội tụ được 3 yếu tố “thiên thời, địa lợi, nhân hòa…". Tuy nhiên, các yếu tố này không phải là bất biến khi mà những vùng đất khai thác sau này nhiều nơi không thật phù hợp với cây tiêu, chưa kể tới việc thời tiết ngày càng “đỏng đảnh”. “Tây Nguyên tưởng như không bao giờ có bão, vậy mà mấy cơn bão năm 2008 và 2009 làm dân trồng tiêu điêu đứng, nhiều gia đình tưởng như không thể gượng lên được khi có tới vài trăm gốc tiêu rạp mình sau bão. Rồi mưa nắng thất thường, tiêu sinh bệnh mà chết…” – ông Bính xót xa.

Thêm vào đó là yếu tố con người. Thấy tiêu cho thu hoạch cao, nhiều người đã bất chấp, nhân rộng diện tích mà không chú trọng nhiều đến việc chăm sóc sao cho tiêu phát triển tốt, đạt năng suất cao… Đây là nỗi trăn trở của Hiệp hội Hồ tiêu Chư Sê, cũng chính là lý do để ông Bính và Ban chấp hành hiệp hội gần hơn nữa với người trồng tiêu, thường xuyên cập nhật các chủ trương chính sách của nhà nước, có quan hệ mật thiết với các nhà khoa học; bám sát các doanh nghiệp cung cấp phân bón và thu mua hồ tiêu… Cá nhân ông Bính cũng như 1 “bác sĩ đa khoa”, bắt bệnh và tìm mọi cách để trị bệnh cho hồ tiêu. Ông Bính bộc bạch: “Tôi không được học nhiều, cũng từ kinh nghiệm thực tế mà ra. Hơn thế, bây giờ khoa học phát triển, phương tiện truyền thông lại sẵn… mình có điều kiện thì tìm hiểu rồi phổ biến cho bà con”.

Bước chân ông Bính đã đi qua bao nhiêu vườn tiêu, dừng lại dưới bao nhiêu gốc tiêu, ông Bính không nhớ hết, nhưng hơn 20 năm làm Phó chủ tịch, rồi Chủ tịch xã Ia blang – xã đầu tiên ở Chư Sê trồng tiêu hàng hóa – nay lại giữ vai trò Phó chủ tịch hiệp hội - ông Bính nhận thức rất rõ rằng, nếu thiếu tính toán, không có quy hoạch phát triển một cách bền vững, tình trạng “đắt là quế, rẻ là củi” sẽ xảy ra với sản phẩm hồ tiêu, và người “chịu trận”, không ai khác chính là các hộ trồng tiêu.

Theo chân ông Bính đến những vườn tiêu, gặp gỡ các hộ trồng tiêu… càng cảm nhận rõ hơn sự đa mang của ông với hồ tiêu. Đến gia đình nào có trồng tiêu, câu trước câu sau, thế nào ông Bính cũng lại nói về tiêu, thoáng cái đã thấy ông và gia chủ dừng chân bên trụ tiêu bàn bạc, trao đổi. Trong câu chuyện, ông kể về những ông chủ giàu lên nhờ tiêu với giọng rất trìu mến, hồ hởi, như nói về những người thân của mình. Người trồng tiêu gặp ông thì tíu tít hỏi han, nào phân, nào giống... Giữa vườn tiêu xanh mát, nhìn những giọt mồ hôi mặn mòi trên gương mặt ông Bính và những người trồng tiêu mới thấy, để thu được những hạt tiêu nhỏ bé nhưng cho giá trị kinh tế cao, công sức bỏ ra thật lớn lao.

Bươn bả trên khắp các vườn tiêu, phổ biến kiến thức trồng và chăm sóc tiêu với tất cả niềm hăng say, vui hết mình với những vụ mùa bội thu, được giá của người trồng tiêu… có lẽ với ông Hoàng Phước Bính, cái mùi thơm đặc trưng và vị cay nồng của hồ tiêu không chỉ không thể thiếu trong nhiều món ăn, mà chính là “gia vị” để ông sống có ích hơn.

Hoàng Mai

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang