• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Triển vọng mô hình trồng song mây

Nguồn tin: Báo Quảng Nam, 28/09/2010
Ngày cập nhật: 30/9/2010

Dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển các loài song mây ở Quảng Nam” bước đầu đã mở ra nhiều triển vọng cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng hiệu quả.

Từ mục tiêu phát triển ngành công nghiệp song mây, nhiều dự án trồng song mây được xúc tiến như “Gắn môi trường vào quá trình phát triển bền vững của các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các hộ ở Quảng Nam” (dự án do Pháp tài trợ); “Phát triển chuỗi mây tre tại tỉnh Quảng Nam” (tổ chức Hợp tác kỹ thuật của Đức tài trợ)... Gần đây nhất, dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật để phát triển các loài song mây ở Quảng Nam” của Trung tâm Ứng dụng - thông tin KH&CN Quảng Nam thực hiện được đánh giá cao về quy mô, ứng dụng khoa học - công nghệ và thành quả chuyển giao công nghệ.

Từ nguồn ngân sách 2 tỷ đồng, tháng 7-2009, kỹ sư Phan Văn Phu (chủ nhiệm dự án) đã tiến hành nghiên cứu địa bàn 9 huyện Tiên Phước, Bắc Trà My, Nam Trà My, Hiệp Đức, Phước Sơn, Nam Giang, Đông Giang, Tây Giang và Nông Sơn. Quá trình tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm, ông quyết tâm chọn mây nếp, mây nước và song mật để ươm trồng vì đây là 3 loài phù hợp với địa hình khí hậu Quảng Nam, có giá trị kinh tế cao, phù hợp với thị hiếu thẩm mỹ người tiêu dùng, được thị trường trong và ngoài nước ưa chuộng…

Hiện tổng diện tích song mây được trồng của dự án lên đến 120 ha tập trung, có 84 hộ tham gia với 180 nghìn cây giống (mật độ trồng là 1.500 cây/ha). Ngoài ra có 10 nghìn cây mây nếp, mây nước trồng phân tán trong vườn rừng của 100 hộ thuộc 9 huyện. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu cây con, trung tâm còn xây dựng 2 vườn ươm diện tích 1.000 m2 với kinh phí 150 triệu đồng tại 2 xã Quế Thọ (Hiệp Đức) và Tiên Ngọc (Tiên Phước). Dự án tổng hợp quy trình khép kín gồm: chọn giống, xây dựng vườn ươm mẫu để sản xuất cây trồng; áp dụng các biện pháp kỹ thuật thâm canh trồng mây dưới tán rừng; xây dựng hướng dẫn kỹ thuật về thu hái, bảo quản và xử lý hạt nảy mầm, ươm giống, trồng và thu hoạch sơ chế song mây…

Qua 2 năm triển khai, kết quả nghiệm thu rừng giống 3 ha tại huyện Phước Sơn, tỷ lệ sống của cây con là 82%. Ở Nam Giang, tỷ lệ cây con sinh trưởng và phát triển tốt, đạt 85%. Tỷ lệ sống trung bình của cây con trên kết quả nghiệm thu tổng hợp 120 ha mây nước, mây nếp và song mật tại 9 huyện đạt 86,35%, chiều cao trung bình của cây con khoảng 65 - 69 cm, số lá trung bình là 6 lá. Riêng kết quả khảo sát 10 nghìn cây trồng phân tán tại 100 hộ, chiều cao trung bình cây con đạt khoảng 80,15 cm, số lá bình quân là 6 lá, tỷ lệ sống đạt 80,51%.

Những thành quả bước đầu này là nguồn động viên rất lớn đối với nhóm thực hiện dự án. Có thành quả này, suốt 2 năm liền, kỹ sư Phan Văn Phu và cộng sự đã phải lặn lội đến tận những vùng sâu vùng xa để thuyết phục lãnh đạo, người dân tham gia mô hình thí nghiệm. Hiện tại, trên những cánh rừng bạt ngàn của các huyện miền núi, song mây đã hơn 18 tháng tuổi, sinh trưởng, phát triển tốt, hứa hẹn một nguồn nguyên liệu tiềm năng.

Theo ông Đặng Phong - Phó Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, đây là mô hình khả thi, có thể nhân rộng ở nhiều địa phương. Hiện song mây ở Bắc Trà My sinh trưởng, phát triển tốt, người dân rất phấn khởi. Dự án mở ra định hướng chuyển đổi cơ cấu cây trồng của huyện. Ông Nguyễn Văn Rượt ở thôn Đồng Râm, thị trấn Thạnh Mỹ, Nam Giang (một hộ dân trồng song mây theo mô hình tập trung trong vườn rừng) cho biết: “Mười nghìn cây song mây trong vườn, rừng nhà tôi đã 18 tháng tuổi, sinh trưởng phát triển tốt".

Loài mây nếp thích hợp trồng trong vườn, có cây cao 4 - 5 m, cho 15 - 20 cây con dưới gốc. Mây nước và song mật thích hợp trồng dưới tán rừng, tuy nhiên phát triển chậm hơn mây nếp được trồng vườn nhà. Hiện bà con ai cũng nhiệt tình trồng loài cây này. Chỉ lo đầu ra thôi. Chúng tôi rất mong được Nhà nước hỗ trợ trồng thêm nhiều diện tích, hỗ trợ thêm phân bón và công chăm sóc ban đầu để bà con đỡ vất vả”.

Quảng Nam có hơn 378.625 ha đất rừng trồng song mây với trữ lượng khoảng 6.000 tấn/năm. Mỗi năm, toàn tỉnh cung ứng ra thị trường khoảng 1.500 tấn mây tinh chế và 20 nghìn sản phẩm, trị giá xuất khẩu đạt khoảng 3 triệu USD, giải quyết việc làm cho khoảng hơn 4 triệu lao động… Năm 1999, sản lượng song mây khai thác là 1.688 tấn; năm 2004, sản lượng giảm 21%. Năm 2009, Quảng Nam có khoảng 21 doanh nghiệp tư nhân buôn bán song mây, 16 công ty vừa chế biến vừa xuất khẩu song mây.

Nhân rộng mô hình trồng song mây

Ông Diệp Thanh Phong - Phó Giám đốc Sở NN&PTNT cho biết: “Từ thành công của dự án, ngành chức năng đề ra chủ trương phát triển, nhân rộng mô hình trồng song mây. Cơ quan chuyên môn nên có bản đề xuất suất đầu tư, khoản lợi nhuận cụ thể trên từng đơn vị diện tích để đồng bào nắm và có thể chủ động đầu tư. Chất lượng giống song mây cũng là vấn đề quan trọng, phải không ngừng nghiên cứu tìm nguồn giống đạt năng suất, chất lượng cao, có khả năng kháng bệnh cao để tạo độ tin cậy cho dân”.

BÍCH LIÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang