• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Định: Thợ trồng hành

Nguồn tin: Báo Bình Định, 28/09/2010
Ngày cập nhật: 30/9/2010

Khối Thuận Nghĩa (thị trấn Phú Phong, Tây Sơn - Bình Định) lâu nay được biết đến như một làng trồng rau truyền thống, cung cấp rau xanh cho một số huyện trong tỉnh Bình Định và các tỉnh Tây Nguyên như Gia Lai, Đắk Lắk, Kon Tum. Trong số 56 ha đất trồng rau màu ở đây, cây hành chiếm diện tích lớn nhất (50 ha) và là cây chủ lực của vụ Hè Thu, bởi giá trị kinh tế ổn định của nó. Vụ hành chính ở Thuận Nghĩa bắt đầu từ tháng giêng và kéo dài đến cuối tháng 8 âm lịch.

Vài năm gần đây, công việc trồng hành ở Thuận Nghĩa đã tiến lên một bước theo hướng chuyên môn hóa các công đoạn canh tác. Theo người dân địa phương, khi người trồng rau bắt đầu chuyển công đoạn cày đất từ dùng bò kéo cày sang bằng máy nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí, thì ở đây cũng bắt đầu xuất hiện các nhóm nhân công chuyên đi làm rò (tức làm luống trồng). Do diện tích trồng hành của mỗi hộ nhiều nên trước đây, các hộ trong xóm thường vần công, đổi công cho nhau ở khâu làm rò, còn hiện nay thì có thêm sự góp sức của các nhóm nhân công. Ông Lê Văn Đến, Khối trưởng Khối Thuận Nghĩa, cho biết: “Trong khối có 7 - 8 nhóm chuyên đi làm rò, mỗi nhóm có 7 - 8 người. Làm rò là công đoạn nặng nhọc nhất trong quá trình trồng hành nên thành viên của các nhóm làm rò là đàn ông, thanh niên”.

Đồ nghề của thợ làm rò cũng rất đơn giản: gồm cuốc, sạc (cuốc lưỡi to) và dây. Công việc của các nhóm này là giăng dây từ đầu này đến đầu kia mảnh đất để chia rò cho thẳng hàng, tạo rò và bang đất trên các rò cho bằng phẳng. Thường mỗi rò hành rộng trên dưới 1 m, chiều dài tùy theo mảnh đất. Anh Đặng Thanh Diệu, một người trồng hành ở địa phương, cho biết: “Trước đây, khi chưa có máy cày, gia đình tôi gồm 4 người làm hết 1 ngày mới xong việc lên rò và ngày hôm sau mới xuống giống. Còn bây giờ sau khi máy làm đất, nhóm làm rò 4 người chỉ làm khoảng 2 tiếng đồng hồ là xong 1 sào đất, sau đó xuống giống được ngay”. Hàng ngày, tranh thủ lúc rảnh rỗi công việc gia đình, anh Diệu cũng tham gia vào tổ làm rò để có thêm thu nhập. Một ngày, anh Diệu có thể tham gia làm cho 2 chủ trồng hành, buổi sáng làm 2 giờ và chiều làm 2 giờ, thu nhập được 100 ngàn đồng. Anh Diệu cho biết, nhiều thanh niên ở Thuận Nghĩa còn đến vùng rau ở các xã lân cận như Phú Lạc (Bình Thành), Phú Hiệp (Tây Phú) để làm rò.

Một người dân trồng hành nhận xét: “Trước đây, khi làm theo kiểu vần công, mỗi khi vào vụ hành mới, các chủ đất phải đi tìm gọi từng người rất mất công, nay thì đã có các nhóm chuyên làm rò và có một trưởng nhóm, khi cần chỉ gọi trưởng nhóm là xong”.

Ngoài thợ làm rò, Thuận Nghĩa còn có các nhóm thợ chuyên trồng hành, chỉ toàn phụ nữ. Đây là công việc nhẹ nhàng, đòi hỏi sự tỉ mỉ nên phù hợp với nữ giới. Công việc của thợ trồng hành bao gồm trồng hành củ xuống các luống đã được làm sẵn, sau đó phủ rơm lên trên. Vì là việc nhẹ nhàng nên thu nhập của người trồng chỉ bằng một nửa so với người làm rò.

Sau mỗi buổi làm rò, ngoài tiền công, thường các nhóm làm rò còn được chủ đất mời một bữa “lai rai” ngay tại ruộng, bên những rò hành vừa được làm xong. Với những người dân làng rau Thuận Nghĩa, đó không đơn thuần chỉ là một bữa ăn cho thợ mà còn là một nét văn hóa của làng rau.

Việt Hoàng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang