• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân đối mặt với thất nghiệp

Nguồn tin: 8/02/2006
Ngày cập nhật: 8/2/2006

Ngày nay nông dân ở nhiều nơi coi việc làm ruộng là để lấy lương thực ăn, chứ không phải tiêu.

Trong những năm qua ở nước ta đã hình thành nhiều khu công nghiệp, cụm công nghiệp; nhiều thị xã được nâng cấp lên thành phố, thị trấn thành thị xã; nhiều khu đô thị mới được hình thành...

Điều này tất yếu đặt nông dân - đặc biệt là nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng - nơi đất hẹp người đông phải đối mặt với những áp lực gay gắt.

Cách đây 16 năm nhiều người ở nông thôn đã đấu tranh để được nhận mảnh ruộng khoán. Việc giao khoán ruộng đất ổn định, lâu dài cho hộ nông dân ngày đó bây giờ lại trở nên rất "bất ổn". Bởi vì, sau hơn một thập kỷ dân số gia tăng, nhiều "sự cố" đã xảy ra trên đồng ruộng, như dồn thửa đổi ruộng, đặc biệt "công nghiệp về làng", mở mang giao thông, qui hoạch các loại...

Bình quân ruộng đất của nông dân khu vực đồng bằng sông Hồng trước đây vốn đã ít, nay lại càng ít vì ngày càng bị thu hẹp, trong khi đó số lao động trưởng thành ngày càng đông.

Khi nhà nông không được làm nông dân

Tại nhiều tỉnh năm đầu thực hiện Nghị quyết 10 bình quân ruộng đất còn được 2-3 sào Bắc Bộ/ người (1.080 m2), đến năm 2004 bình quân chỉ còn 400 m2/người, thậm chí có thôn chỉ còn 180 m2/người.

Một hộ nông dân từ năm 1993 đến nay đã tách thành 3 - 4 hộ, thậm chí 5 - 6 hộ. Diện tích ruộng đất vốn đã manh mún, chia ra càng manh mún. Một hộ gồm 2 vợ chồng, 2 con thì chỉ có bố, mẹ có mặt ở "mốc" thời gian 1993 được giao ruộng khoán, còn 2 con sinh sau "mốc" này phải "ăn bám" vì không còn ruộng để chia.

Cả hộ có trên 2 sào ruộng, một năm "ơn trời" mưa thuận, gió hoà mới thu được 5 tạ thóc, trị giá khoảng 1,5 triệu đồng. Nếu sản xuất lúa là chính thì một năm 4 người cả ăn và chi tiêu đều trông mong vào 5 tạ thóc.

"Không sống nổi. Để tồn tại buộc chúng tôi phải bươn trải, chủ yếu chạy ra thành phố tìm kiếm việc làm". Đó là tâm sự của Nguyễn Hoà, quê ở Phú Xuyên (Hà Tây), chạy xe ôm ở bến xe phía Nam (Hà Nội).

Theo số liệu cuộc khảo sát nằm trong dự án do Liên hiệp các hội khoa học- kỹ thuật Việt Nam và Tổ chức CARE quốc tế (tổ chức phi chính phủ quốc tế tại Việt Nam) tại 4 xã: Bình Hẻm, Yên Phú (Lạc Sơn, Hoà Bình) và Nguyên Giáp, Hà Kỳ (Tú Kỳ, Hải Dương) cho thấy: diện tích đất nông nghiệp bình quân khoảng 2.700 m2/hộ; khoảng 400 - 700 m2/người.

Với diện tích đó chỉ cần 1 lao động chính đảm nhận và cũng chỉ mất 3 - 4 tháng tập trung vào thời kỳ gieo cấy và thu hoạch. Thời gian còn lại nông dân không có việc làm.

Với năng suất lúa và hoa màu hiện tại, thu nhập bình quân chỉ đạt 4,8 - 5 triệu đồng /hộ/năm; thậm chí có nơi chỉ khoảng 2,3 - 2,5 triệu đồng/hộ/năm. Tính theo khẩu tương đương 600.000 - 1.200.000 đồng/người/năm, chưa đạt chuẩn nghèo.

Bởi vậy, ngày nay nông dân ở nhiều nơi coi việc làm ruộng là để lấy lương thực ăn, chứ không phải tiêu. Việc tiêu pha, con cái học hành... họ trông mong vào khoản thu nhập khác.

Cuộc khảo sát của Liên hiệp các hội khoa học kỹ thuật Việt Nam và Tổ chức CARE cho kết quả: có tới 84,03% số hộ nông dân có người đi làm thuê; thậm chí những hộ nghèo số người đi làm thuê lên tới 94,44%. Đối với nông dân hiện nay nghề nghiệp và thu nhập chính của họ là nông nghiệp và đi làm thuê.

Phụ nữ hoá nông nghiệp, lão hoá nông thôn

Phong trào ly hương tìm kiếm việc làm dẫn đến tình trạng "phụ nữ hoá nông nghiệp", "lão hoá nông thôn". 64,19% nam giới tại các xã được khảo sát đi làm thuê; lực lượng lao động đồng áng là phụ nữ; làng quê còn lại người già và trẻ em.

UBND xã Nghi Hoa (Nghi Lộc, Nghệ An) cho biết hàng tháng phải làm thủ tục giấy tờ chuyển đăng ký tạm trú, tạm vắng cho 30 - 40 nam giới - chủ yếu là thanh niên đi làm thuê ở các tỉnh, thành phía Nam. Hỏi một thanh niên trong số những người ly hương, được trả lời: "Nếu không rời làng thì biết làm gì, ở quê đào đâu ra việc".

Xã Đông Phương (Đông Hưng, Thái Bình) có khoảng 4.400 lao động, thì hơn 2.000 lao động đi làm thuê từ Bắc vào Nam. Ruộng đất ngày càng bị thu hẹp, xã hội ngày càng phát triển, chênh lệch giàu - nghèo, giữa nông thôn và thành thị ngày càng cao... rời làng ra thành phố tìm kiếm việc làm là giải pháp nhiều thanh niên nông thôn chấp nhận. Họ tự tìm đường mưu cầu cuộc sống mới, chấp nhận mọi thử thách, kể cả những rủi ro!

Ở những vùng thuận tiện cho việc kêu gọi đầu tư, "công nghiệp về làng" đã lấy mất nhiều ruộng đất màu mỡ ven đường giao thông lớn để chuyển nhượng cho các doanh nghiệp. Tại đây nam nữ thanh niên thích vào làm trong các nhà máy, kể cả công nhân may mặc lương tháng chỉ 400.000- 500.000 đồng ruộng, đất giao lại cho người già.

Người già ngày nay cũng không còn chú ý làm ruộng như trước. Bởi giá cả vật tư tăng cao, trong lúc giá lúa và các loại nông sản tăng không đáng bao nhiêu.

Ông Phạm Bá Tứ ở thôn Trung Xá, xã Đông Phương (Đông Hưng, Thái Bình) tính toán chi li làm 1 sào ruộng, hết: 250.000 đồng phân bón; 100.000 đồng thuốc trừ sâu... Được mùa 1 sào thu 2 tạ thóc khoảng 480.000 đồng, trừ chi phí, đóng thuỷ lợi phí 30.000 đồng, còn lại chỉ được 100.000 đồng. 1 người làm 1,3 sào ruộng 1 vụ được lãi 130.000 đồng, chia cho 180 ngày. Vị chi 1 ngày được 1.000 đồng.

Đây là lý do làm cho nông dân ở Thái Bình và nhiều tỉnh khác ở đồng bằng sông Hồng chán ruộng. Đấy là chưa nói tới chuyện bức xúc nhà nông mà không được làm... nông dân.

Xin nêu một trường hợp cụ thể nơi người đông, đất hẹp nhất khu vực đồng bằng sông Hồng. Đó là khu công nghiệp Phúc Khánh (Thái Bình) rộng gần 300ha, trong đó 40% diện tích do phía Việt Nam đầu tư đã lấp đầy cơ bản; 60% diện tích được giao cho tập đoàn Đài Tín. Đã mấy năm trôi qua chỉ lèo tèo vài doanh nghiệp, gần 100 ha bỏ hoang. Dường như họ chần chừ để cho thuê lại mặt bằng(?). Rồi cụm công nghiệp Gia Lễ - Đồng Năm gần 100 ha vườn không nhà trống. Qui hoạch vẫn treo, nằm đó.

Nông dân nhìn mà lòng xót xa vì niềm tin của địa phương đặt nhầm chỗ để họ phải trả giá... Thái Bình lần đầu tiên có đất hoang hoá nằm trong các khu công nghiệp của tỉnh!

Suy nghĩ về chính sách đối với nông dân

Theo điều tra của bộ môn Hệ thống nông nghiệp (Viện Khoa học kỹ thuật nông nghiệp Việt Nam) phương thức sản xuất chủ yếu của các hộ nông dân ở đồng bằng sông Hồng cho đến nay vẫn mang tính tự cung, tự cấp là chính. Ruộng đất đã ít, lại manh mún, sản xuất nhỏ lẻ, độ rủi ro cao. Mấy năm nay chúng ta hô hào chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhưng muốn chuyển đổi được không phải dễ vì phải có vốn, phải có tri thức và điều kiện.

Qua thực tế ở Hải Dương, Nam Định, chỉ có hộ khá, hộ có vốn, có kỹ thuật mới chuyển đổi thành công. Còn hộ nghèo thì "lực bất tòng tâm". Mặt khác việc chuyển đổi phụ thuộc vào đầu ra: thị trường và giá cả, trong khi hàng hoá nông sản, thuỷ sản của ta cứ lên xuống phập phù.

Có hộ ở xã Hà Kỳ (Tứ Kỳ, Hải Dương) sau khi chuyển đổi đã mất cả chì, lẫn chài, phải bán hết cả cơ nghiệp dắt nhau ra Hải Phòng làm thuê...Sau 20 năm đổi mới cuộc sống nông dân đã có những đổi thay, nhưng khoảng cách giàu - nghèo, thành thị và nông thôn ngày một doãng ra.

Muốn rút ngắn khoảng cách đó - trước hết, phải tăng thu nhập cho nông dân. Nhưng bằng cách nào? Theo giáo sư, viện sĩ Đào Thế Tuấn trong công trình: "Cơ sở khoa học của sự phát triển nông nghiệp và nông thôn lưu vực sông Hồng" được giải thưởng Hồ Chí Minh về khoa học và công nghệ năm 2005, trước hết là phải tạo điều kiện cho nông dân tự liên kết lại với nhau. Trên cơ sở liên kết xây dựng thành những hợp tác xã tự nguyện kiểu mới để sản xuất ra hàng hoá. Việc nông dân hợp tác với nhau để tham gia thị trường sẽ tăng khả năng mặc cả của nông dân và tránh được tình trạng độc quyền trong thị trường.

Hiện nay ở nhiều nơi đã khôi phục lại các làng nghề thủ công, nhưng nhiều làng nghề không thể phát triển lên được nếu không được hiện đại hoá sản xuất. Có nơi đã đưa các làng nghề lên thành các cụm công nghiệp, thành các doanh nghiệp vừa và nhỏ có công nghệ hiện đại đa dạng hoá sản phẩm ở nông thôn.

Tuy vậy, để thúc đẩy và phát triển khu vực phi nông nghiệp ở nông thôn cần có những chính sách và thể chế của Nhà nước thúc đẩy việc phát triển ý tưởng kinh doanh của nông dân và hỗ trợ công nghệ.

Cái khó ở khu vực nông thôn hiện nay và cả những năm tới là ruộng đất ít, ngày càng bị thu hẹp, đói việc làm, lao động dư thừa nhưng xã hội chưa tạo ra được động lực phân công lao động. Thực tế bức xúc đòi hỏi các cấp, các ngành phải có cách "khai phá" tư tưởng nhà nông từ sản xuất tự cung, tự cấp sang sản xuất hàng hóa bằng cách phát triển nhiều ngành nghề thủ công nghiệp, buôn bán, du lịch, dịch vụ... ở nông thôn ngoài thị trường hàng hoá cần có các thị trường ruộng đất, lao động, vốn và công nghệ...

Về ruộng đất, cần có cơ chế để có thể tập trung ruộng đất vào tay những nông dân, chủ trang trại sản xuất, kinh doanh giỏi; có chính sách khuyến khích những người ở thành phố đầu tư về nông thôn để tạo ra tỷ suất hàng hoá, đồng thời góp phần giải quyết công ăn việc làm cho lao động dư thừa...

Đất nước đang trên đường công nghiệp hoá, hiện đại hoá và hội nhập. Trên con đường "cao tốc" này nhà nông không thể tự bươn trải một mình. Đã đến lúc cần suy nghĩ mới về những chính sách đối với nông nghiệp, nông dân để nông thôn không bị già đi và xơ cứng lại trước áp lực của thời cuộc.

Hồ Khánh Thiện

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang