• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phát triển cây tầm vông: Hướng đi triển vọng

Nguồn tin: Báo Khánh Hoà, 27/09/2010
Ngày cập nhật: 28/9/2010

Tầm vông (TV) là một loại tre đặc biệt, có nhiều công dụng hữu ích trong đời sống và sản xuất. Hiệu quả kinh tế của TV ngày càng được khẳng định thông qua nhu cầu mua bán của nhiều hộ dân. Nhu cầu nguyên liệu từ cây TV ngày càng lớn; trong khi đó, nguồn TV gây trồng ngày càng giảm do khai thác quá mức, cung không đủ cầu. Vì vậy, việc nghiên cứu sâu về cây TV để có hướng phát triển thích hợp, hiệu quả đang được đặt ra.

Đem lại nhiều lợi ích

Ở Khánh Hòa, cây TV đang khan hiếm, bởi loại tre này không phải là loài đặc hữu. TV là loài cây nổi tiếng của vùng đất Nam bộ. 10 năm trở lại đây, thấy được lợi ích nhiều mặt của cây TV, một số nông dân Khánh Hòa đã đưa vào trồng. Khu vực ven sông Cái xã Diên Phú (Diên Khánh) có thể gọi là trọng điểm cây TV của tỉnh với quy mô tự phát lên tới 5 ha. Anh Lý Văn Hoàng - một nông dân trồng cây TV ở thôn 4, xã Diên Phú cho biết, cây TV xuất hiện ở đây khoảng 10 năm. Người đầu tiên trồng TV là ông Lý Ninh. Tuy TV có thể trồng ở bất cứ nơi đâu, nhưng thích hợp nhất vẫn là nơi có độ ẩm cao, ven sông suối. Từ khi trồng cho đến khi khai thác phải mất 5 năm để TV phát triển thành bụi. Tuổi cây TV được khai thác trung bình là 2 năm. Trị giá của cây TV khá cao. Cây bán tại đám hiện nay có giá 10 ngàn đồng/cây, nếu đã qua chế biến (uốn thẳng) có thể lên tới 18 - 20 ngàn đồng/cây. Bình quân 1 ha TV cho doanh thu 60 triệu đồng/năm, trong đó chi phí chỉ chiếm 20%.

Ngoài việc sử dụng làm vật liệu xây dựng như những loài tre khác, do độ bền cao, đặc biệt là khả năng dễ uốn cong nên cây TV được sử dụng trong nhiều lĩnh vực khác như: làm bàn, ghế, kệ, tủ… đồ dùng trong nhà (gậy, thang, cán nông cụ…); phục vụ cho ghe, thuyền đánh cá (làm cờ biển chỉ vị trí lưới giăng)… Thị trường tiêu thụ tại Nha Trang hàng năm lên đến hàng ngàn cây. Do không đủ cung cấp nên tư thương buộc phải mua từ các nơi khác như: Bình Phước, Đồng Nai…

Ngoài ra, TV còn cho nguồn thực phẩm là măng đặc ruột rất ngon nên được nhiều người ưa thích. Theo Trung tâm Nghiên cứu và Hỗ trợ phát triển các làng nghề thủ công Việt Nam (HRPC), các vùng nguyên liệu tre nứa, trong đó có cây TV đã bị suy giảm nhiều trong những năm gần đây khi nhu cầu sử dụng ngày càng gia tăng. Điều này khiến cho giá nguyên liệu tăng. Chỉ riêng cây TV tại Tây Ninh (đường kính 3,5 cm, dài 7 m) đã tăng từ 7 ngàn đồng/cây (năm 2006) lên 15 ngàn đồng/cây (năm 2008)...

Trở thành đề tài khảo nghiệm

Chính giá trị và lợi ích nhiều mặt của cây TV đối với cuộc sống và sản xuất nên nguồn nguyên liệu này ngày càng khan hiếm. Các ngành chức năng của tỉnh đã phải xây dựng đề tài nghiên cứu về cây TV trên đất Khánh Hòa để làm cơ sở phát triển nguồn nguyên liệu quý giá này. Đề tài do Kỹ sư Võ Quang Cảnh - Chi cục Phát triển nông thôn làm chủ nhiệm, triển khai từ năm 2007 đến 2009. Đề tài đi sâu nghiên cứu các đặc tính sinh học của cây TV dựa trên 2 giống (giống đang trồng ở Khánh Hòa và giống xuất xứ từ Bình Dương); bố trí các mô hình thử nghiệm trồng phân tán và tập trung tại các khu vực khác nhau như: Khánh Sơn, Khánh Vĩnh và Ninh Hòa; theo dõi, đo đếm, so sánh kết quả trên nhiều chỉ tiêu sinh học (tỷ lệ sống, tăng trưởng, phát triển bụi…). Qua đó đã có được kết luận ban đầu về các điều kiện thích nghi, đặc điểm sinh học, sinh thái phù hợp, từng bước hoàn thiện kỹ thuật gây trồng và đề xuất, kiến nghị nhiều vấn đề liên quan, làm cơ sở cho việc nhân rộng mô hình. Cũng theo kết luận của đề tài, thời gian qua, trước áp lực nhu cầu nguyên liệu, một số cơ sở đã tiến hành trồng cây TV nhưng không thành công. Cụ thể: Hợp tác xã Mây tre Vĩnh Phước trồng 1.000 cây TV từ năm 2006 nhưng tỷ lệ sống không quá 5%. Có nhiều nguyên nhân nhưng quan trọng là cần tìm hiểu sâu về đặc điểm sinh học, đất đai, thổ nhưỡng, khí hậu của vùng đất được lựa chọn để gây trồng. Đề tài nhận định, từ kết quả quá trình thử nghiệm có thể nhân rộng mô hình ra các địa phương; cần nghiên cứu, xây dựng quy trình khai thác với chu kỳ và cường độ hợp lý để ước tính sản lượng và hiệu quả đầu tư; cần khảo sát thị trường, nhu cầu và tiềm năng để phát triển vùng nguyên liệu…

Với giá trị kinh tế nhiều mặt trong đời sống và sản xuất, việc phát triển cây TV có ý nghĩa to lớn đối với các khu vực nông thôn, miền núi. Đây cũng là cơ hội giảm nghèo ở các vùng nông thôn, miền núi khi so sánh giá trị kinh tế của cây TV với nhiều loại cây trồng khác. Điều quan trọng, sau khi đề tài được nghiệm thu, việc xây dựng dự án phát triển cây TV cần được sự quan tâm của các cấp, các ngành liên quan để nó thật sự trở thành cây trồng mang lại hiệu quả kinh tế rõ rệt.

QUANG VIÊN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang