• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cánh đồng mẫu cho cơ giới hóa

Nguồn tin: Lao Động, 21/09/2010
Ngày cập nhật: 22/9/2010

Cánh đồng mẫu tập trung một loại giống được Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Sóc Trăng xây dựng trên diện tích 40 ha tại xã Trường Khánh, huyện Long Phú trong vụ hè thu 2010, nhằm phục vụ cho “Hội thi máy thu hoạch lúa” diễn ra vào cuối tháng 9 do trung tâm đăng cai tổ chức...

Chuyện “4 nhà” trước giờ G

Kỹ sư Dương Minh Hoàng – Giám đốc trung tâm cho biết: Mô hình này ngoài mục đích phục vụ hội thi, còn hướng nông dân tiếp cận với quy trình canh tác mới từ sự liên kết chặt chẽ giữa “4 nhà”.

Hôm chúng tôi cùng đoàn cán bộ của ngành nông nghiệp đến thăm cánh đồng đã được 40 ngày tuổi, nhìn đồng lúa ai cũng trầm trồ vì lúa trổ đều và bông sai oằn. Ông Liêng Văn Phước tự tin nói: “Lúa cỡ này, năng suất ít gì cũng phải từ 40 giạ/công trở lên. Giống này, bông như bông dừa, nhìn đã thấy mê”. Cánh đồng mẫu không chỉ thu hút sự quan tâm của nông dân, của nhà khoa học, mà còn cả lãnh đạo từ xã đến tỉnh. Đích thân PCT UBND tỉnh Trần Thành Nghiệp đã đến tận ruộng để khảo sát, lắng nghe ý kiến của nông dân, của lãnh đạo xã, doanh nghiệp và động viên cố gắng giữ được và nhân rộng mô hình. Đối với liên kết nông dân với doanh nghiệp, ông quan tâm tìm hiểu vì sao mối quan hệ này trước đây không được bền vững và tìm giải pháp để cả hai gắn bó với nhau trong sản xuất và tiêu thụ.

Bà Trần Thanh Nga - Giám đốc Cty TNHH Thành Tín cũng bày tỏ mong muốn được làm ăn lâu dài với nông dân địa phương. Theo bà, quan trọng nhất để giữ vững được mối liên kết này chính là vai trò “nhịp cầu chính” của Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư tỉnh. Để vận động và tập hợp nhà nông, doanh nghiệp khó có thể thực hiện được nếu tự thân vận động; nhà khoa học cũng khó chuyển giao những tiến bộ mới trong canh tác lúa một cách rộng rãi.

Nông dân tham gia mô hình cũng khẳng định họ sẽ tiếp tục thực hiện theo mô hình này vì không ai khác, chính họ mới thật sự là người hưởng lợi. Nông dân Liêng Văn Phước cũng phấn khởi không kém: “Nông dân chúng tôi ở đây giờ rất thích mô hình này vì ngoài việc giảm được 50% lúa giống còn giảm được tới 2 - 3 lần phun thuốc hóa học”.

Đồng loạt xuất quân

“Hội thi máy thu hoạch lúa các tỉnh phía Nam năm 2010” do Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư quốc gia tổ chức và chính thức khai mạc vào ngày 18.9.2010, tại xã Trường Khánh, huyện Long Phú (Sóc Trăng). 15 máy gặt đập liên hợp của 12 doanh nghiệp đến từ các tỉnh, thành khu vực phía Nam đã đồng loạt xuống cánh đồng mẫu với sự chứng kiến của hơn 100 nông dân giỏi đến từ các địa phương trong tỉnh.

Máy Minh Phát vẫn chiếm số lượng đông hơn so với các cơ sở khác. Đây là dòng máy được nhập từ Trung Quốc và đã khẳng định được mình trên đồng đất ĐBSCL trong những năm qua, hôm nay được dịp phô diễn trên cánh đồng mẫu một loại giống có độ lún khá cao này. Thế nhưng những đường cắt khá gọn gàng, khả năng xoay sở nhanh nhẹn của máy Minh Phát vẫn chưa làm anh Phương và anh Chơn ở Ngã Năm ưng ý. Anh Phương nhận xét: “Nhìn thì thấy cũng khoái, nhưng coi kỹ rơm suốt tôi thấy vẫn còn sót lúa khá nhiều”.

Chiếc máy gặt DN 68 của Cơ sở Đức Ngươn (tỉnh Kiên Giang) sau hai vòng gặt đã lọt vào tầm ngắm của đa số nông dân đang theo dõi. Anh Chơn tấm tắc khen: “Chiếc này gặt khá, rất ít thấy lúa sót trong rơm. Máy cũng đẹp và xoay xở cũng gọn”.

Anh Ngô Văn Hậu, nhân viên kỹ thuật của Cơ sở Đức Ngươn cung cấp thêm thông tin về dòng máy DN 68: “Máy này gắn động cơ ISUZU của Nhật công suất 65 mã lực, còn hộp số thì của Trung Quốc. Với lúa đứng mỗi giờ máy gặt được 5 công, tiêu tốn khoảng 1,8 lít dầu/công. Giá bán mỗi máy 220 triệu đồng”.

Cơ giới hóa hay là...

Trong buổi sáng ngày 18.9, các chủ máy được phép thử máy trực tiếp trên cánh đồng mẫu trước khi bước vào vòng thi chung kết xếp hạng. Tuy nhiên, cả 15 máy đều cố gắng gây ấn tượng với nông dân ngay trong lần chạy thử đầu tiên. Bởi với họ, chỉ cần được nông dân chọn lựa là đã thành công. Còn đối với nông dân, họ cũng không mấy quan tâm đến kết quả chung cuộc mà muốn tự mình quan sát tất cả các máy hoạt động để có thể chọn được một chiếc máy phù hợp với đồng đất của mình.

Anh Chơn bọc bạch: “Ở huyện Ngã Năm hiện chỉ mới có vài chiếc máy gặt, nên tôi lặn lội lên đây để xem cái nào ưng ý thì vay ngân hàng mua làm dịch vụ. Tôi đã chấm cái của Đức Ngươn, nhưng cũng phải đợi đến khi vô vòng thi chính thức các máy chạy thế nào mới quyết định”. Hội thi còn kéo dài đến hết ngày 23.9 và đây thật sự là cơ hội để nông dân trực tiếp quan sát, đánh giá tính ưu việt của từng loại máy trước khi đưa ra quyết định đầu tư. Đây cũng là mục tiêu mà ban tổ chức muốn đạt được, nên không phân biệt máy sản xuất trong nước hay nhập ngoại, nhằm giúp nông dân chọn ra được loại máy phù hợp với điều kiện sản xuất, đất đai, nguồn vốn của mình.

Kỹ sư Dương Minh Hoàng - GĐ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Sóc Trăng nhấn mạnh: Cánh đồng mẫu và hội thi này chính là tiền đề chuẩn bị cho việc triển khai đề án “Cơ giới hóa các khâu thu hoạch và sau thu hoạch trong sản xuất lúa giai đoạn đến năm 2015”. Từ cánh đồng mẫu, nhà nông Sóc Trăng không chỉ trực tiếp quan sát, nhận xét về hiệu quả không chỉ của những chiếc máy gặt, của một quy trình sản xuất tiên tiến mà cánh đồng này còn là một thực tế sống động để bà con quyết định “thay đổi hay không thay đổi tập quán hoặc phương thức canh tác lúa của mình”.

Phương Quang

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang