• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Sản xuất lúa theo GAP ở ĐBSCL: Chỉ nhân rộng mô hình ở những nơi đủ điều kiện

Nguồn tin: Tiền Giang, 20/09/2010
Ngày cập nhật: 21/9/2010

"Năng suất và chất lượng lúa trong điều kiện thâm canh, tăng vụ ở ĐBSCL đang tỷ lệ nghịch với nhau. Thời gian qua, xuất khẩu gạo có chiều hướng gia tăng về số lượng lẫn giá cả, nhưng chủ yếu do giá gạo thị trường thế giới tăng, chưa phải tăng giá trị của hạt gạo Việt Nam. Để đảm bảo ổn định về sản lượng và chất lượng lúa gạo, ĐBSCL phải từng bước mở rộng sản xuất lúa theo quy trình GAP để tăng lợi thế cạnh tranh, rút ngắn khoảng cách chênh lệch năng suất giữa các vùng/tỉnh/hộ nông dân canh tác, đồng thời đảm bảo an toàn từ sản xuất đến tiêu thụ, nâng cao giá trị hạt gạo trong nước và xuất khẩu, truy nguyên nguồn gốc, đảm bảo năng suất và giữ được sự bền vững về môi trường canh tác" - PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, đã đặt vấn đề như vậy khi nói về sản xuất lúa theo GAP. Song thực tế sản xuất lúa theo quy trình trên thời gian qua cho thấy, để mô hình được nhân rộng và phát triển bền vững còn nhiều việc phải làm.

Hiệu ứng lan tỏa

TS Nguyễn Hồng Thủy (Trung tâm Kỹ thuật và Công nghệ sinh học Tiền Giang) cho biết, sau khi mô hình sản xuất lúa của Hợp tác xã (HTX) Mỹ Thành (xã Mỹ Thành Nam, Cai Lậy) được chứng nhận tiêu chuẩn GlobalGAP và được Công ty TNHH ADC bao tiêu với giá cao hơn 20% giá thị trường, các tỉnh, thành ĐBSCL bắt đầu nhận thấy được hiệu quả của mô hình và ra sức tổ chức nhân rộng với hướng quy hoạch mở rộng diện tích sản xuất thành các vùng nguyên liệu lúa GAP tập trung.

Theo đó, lần lượt An Giang, Sóc Trăng, Tiền Giang, rồi đến Long An tích cực lập các dự án xây dựng mô hình lúa GAP. Qua hơn 1 năm áp dụng, một số mô hình được chứng nhận GlobalGAP, một số đang tiến hành đánh giá chứng nhận hoặc đang chuẩn bị triển khai. Cụ thể, mô hình 37,8 ha lúa ở Châu Phú, 33,1 ha nếp ở Thoại Sơn (An Giang) sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP được cấp giấy chứng nhận vào tháng 8/2010. Trước đó, tỉnh Sóc Trăng cũng tổ chức cho HTX lúa - tôm Hòa Lời áp dụng 20 ha sản xuất lúa theo tiêu chuẩn trên và được cấp giấy chứng nhận vào tháng 4/2010. Riêng Tiền Giang, sau mô hình GlobalGAP đầu tiên thành công, Phòng NN&PTNT Cai Lậy tiếp tục tổ chức cho HTX Mỹ Thành và 95,5 ha của 101 hộ ở huyện này áp dụng tiêu chuẩn GlobalGAP và đã được cấp giấy chứng nhận vào tháng 8/2010. Bên cạnh đó, Sở NN&PTNT Tiền Giang tiếp tục xây dựng và mở rộng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn trên ở xã Hậu Mỹ Trinh (Cái Bè) và Bình Nhì (Gò Công Tây).

Song song đó, từ vụ đông xuân 2008 - 2009, Cục Trồng trọt bắt tay vào triển khai việc ghi chép sổ tay sản xuất lúa theo hướng VietGAP cho nông dân ở các tỉnh, thành Bạc Liêu, Đồng Tháp, An Giang, Vĩnh Long, Cần Thơ, Kiên Giang và đã có những chuyển biến tích cực. Ngoài ra, nhiều tỉnh, thành đã có những bước chuẩn bị cho việc xây dựng mô hình VietGAP như Bạc Liêu đang xây dựng mô hình VietGAP ở Hồng Dân, Đồng Tháp dự kiến triển khai tại Tam Nông, Long An mở rộng mô hình 100 ha sản xuất nếp tại Châu Thành, Tiền Giang cũng xây dựng mô hình theo tiêu chuẩn trên tại Gò Công Đông và Cần Thơ xây dựng "mô hình cộng đồng quản lý dịch hại trên cánh đồng 1 loại giống" theo hướng VietGAP tại Vĩnh Thạnh. "Điều đáng mừng là nông dân bắt đầu quan tâm đến việc tăng giá trị hạt gạo tiêu thụ trên thị trường, những tác động xấu đến môi trường do sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu" - PGS.TS Phạm Văn Dư, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt, nhận định.

Không nên chạy theo phong trào

Cùng với tổ chức sản xuất lúa theo GAP, ngành nông nghiệp các tỉnh, thành ĐBSCL đã chủ động mời gọi các doanh nghiệp ký hợp đồng bao tiêu sản phẩm lúa GAP của mô hình, chủ trì các cuộc họp giới thiệu doanh nghiệp với các nhóm nông dân và bước đầu gặt hái được những thành công nhất định. Kết quả, Công ty TNHH ADC, Công ty TNHH GENTRACO và Công ty Lương thực tỉnh Sóc Trăng đã đi tiên phong trong thu mua, tiếp thị, quảng bá thương hiệu sản phẩm lúa GAP trên thị trường quốc tế. Từ đó, cho thấy sản xuất lúa theo GAP đang có bước tiến dài. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, để đạt được mục tiêu sản xuất lúa được chứng nhận các tiêu chuẩn của GAP thì không dễ.

TS Nguyễn Công Thành, Viện Lúa ĐBSCL, cho rằng dù lúa gạo chưa sản xuất theo tiêu chuẩn GlobalGAP vẫn bán chạy, tuy giá không cao và không ổn định, nhưng một khi đã sản xuất theo GAP, điều tiên quyết là phải có đầu ra cho sản phẩm; bởi sản xuất theo GAP không dễ dàng, phải tuân theo các quy định rất khắt khe gồm thực hiện 238 điều kiện, trong đó có 140 điều nông dân bắt buộc phải tự nguyện đáp ứng. Và điều kiện tiên quyết đặt ra của TS Thành cũng là khó khăn lớn nhất của những mô hình sản xuất GAP hiện nay. Từ kinh nghiệm sản xuất lúa đạt tiêu chuẩn GlobalGAP ở Mỹ Thành Nam, TS. Lê Hữu Hải, Trưởng Phòng NN&PTNT huyện Cai Lậy, cho rằng cần phải có doanh nghiệp bao tiêu sản phẩm, vì nếu không sản phẩm GAP sẽ xuống ghe như những hạt gạo khác, HTX cũng không cón vốn để tái chứng nhận mỗi năm. Trong khi đó, theo các nhà quản lý, hiện nay, ngoài Công ty TNHH ADC thì chưa tìm được doanh nghiệp nào chịu đầu tư và bao tiêu lúa GAP của nông dân. Bởi, đơn giản là rủi ro khi đầu tư vào lĩnh vực này rất cao. Vì thế, để khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, các chuyên gia cho rằng, Nhà nước cần có nhiều chính sách, cơ chế khuyến khích mới có thể thu hút các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực trên. Nhưng theo TS Nguyễn Đăng Nghĩa, trong khi chờ đợi các doanh nghiệp tư nhân "nhảy" vào, doanh nghiệp Nhà nước phải làm việc này vì đây là hướng đi tất yếu của hạt gạo Việt Nam và chia sẻ khó khăn với nông dân. Bên cạnh đó, để nông dân và doanh nghiệp gặp nhau và hợp tác lâu dài, TS Nghĩa cho rằng, hai bên đôi lúc phải chấp nhận chịu thiệt. Bởi, lâu nay, hợp đồng giữa doanh nghiệp với nông dân thường "gãy" do doanh nghiệp không thay đổi giá kịp giá thị trường, còn nông dân thường "bội ước" khi có giá cao. Việc ký hợp đồng mua lúa theo giá từng thời điểm mà Công ty ADC làm trong thời gian qua chỉ áp dụng được trong tiêu thụ nội địa, không thể áp dụng cho xuất khẩu với số lượng lớn. "Để làm ăn lâu dài, doanh nghiệp và nông dân phải chấp nhận tiêu thụ lúa ở mức giá ổn định trong thời gian nhất định, không thể buộc doanh nghiệp phải thay đổi giá theo thị trường khi doanh nghiệp đã ký hợp đồng với đối tác trước đó, nhưng bù lại nông dân sẽ bán được giá ổn định những khi giá lúa trên thị trường giảm" - TS Nghĩa phân tích.

Trong điều kiện không có doanh nghiệp bao tiêu, rủi ro sản xuất GAP của nông dân rất cao, không thể để nơi nào cũng áp dụng mô hình sản xuất theo tiêu chuẩn GAP, Thứ trưởng Bộ NN&PTNT Bùi Bá Bổng, cho rằng, sản xuất theo GAP là cần thiết và Bộ NN&PTNT rất khuyến khích nông dân sản xuất theo hướng này, nhưng để sản xuất đạt chứng nhận các tiêu chuẩn GAP, nhất là chứng nhận quốc tế, đòi hỏi tốn nhiều chi phí; Vì thế, không nên nhân rộng mô hình theo phong trào, chỉ áp dụng những nơi có đủ điều kiện.

Ngô Văn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang