• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Chuyện kinh doanh: Thận trọng và thời cơ

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 20/09/2010
Ngày cập nhật: 21/9/2010

Tuần qua, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn tổ chức buổi tọa đàm đầu bờ tại Trạm thực nghiệm huyện Tân Thành, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu về việc khảo nghiệm diện hẹp trồng bắp biến đổi gen (BĐG) với sự tham gia của các tỉnh trồng bắp khu vực phía Nam. Các cơ quan thuộc Bộ NN-PTNT trồng khảo nghiệm cây bắp biến đổi gen trên các giống bắp của Syngenta và Monsanto với nhiều nghiệm thức khác nhau nhằm đánh giá tác động đến môi trường và đa dạng sinh học, kháng sâu đục thân, chống chịu thuốc diệt cỏ Glyphosate.

Kết quả ban đầu khả quan, khi chi phí nhân công giảm, thuốc trừ cỏ giảm… trong khi năng suất và chất lượng tăng lên. Trả lời câu hỏi về an toàn sinh học và có hay không việc lây nhiễm trở lại sâu đục thân trên giống bắp BĐG? Đại diện Công ty Syngenta Việt Nam cho biết, giống bắp biến đổi gen BT được 22 nước công nhận an toàn sinh học. Năm 2007, EU kiểm tra về vấn đề này và chưa có báo cáo nào liên quan đến việc lây nhiễm trở lại sâu đục thân. Riêng thông tin từ cây bông vải có hiện tượng lây nhiễm trở lại cũng là điều cần cân nhắc.

Theo TS Lê Huy Hàm, Viện trưởng Viện Di truyền VN, thế giới trồng cây BĐG từ năm 1996, đến năm 2009 diện tích cây trồng BĐG trên thế giới lên 134 triệu ha, 3 cây trồng chính là đậu tương, bông vải và bắp. Trong đó, cây đậu tương là 69 triệu ha, chiếm 77% diện tích trồng đậu tương trên thế giới, cây bông vải là 16 triệu ha, chiếm 49% và cây bắp là 41 triệu ha/158 triệu ha bắp thế giới, chiếm 26%. Những điều đó cho thấy, thế giới có kinh nghiệm trồng và sử dụng cây trồng BĐG về an toàn sinh học. Chúng ta không thể không theo dõi nhưng nếu quá thận trọng, e dè sẽ làm chậm tiến trình đưa nhanh tiến bộ khoa học vào sản xuất. Xét cho cùng, cây trồng BĐG chính là thành tựu khoa học đã được áp dụng rộng rãi và thành công trên thế giới, đặc biệt là Mỹ, Canada, Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Brasil… Do vậy, Việt Nam cần tiếp thu nhanh thành tựu này, ứng dụng vào sản xuất, tạo bước phát triển mới để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả sản xuất cây trồng. Đó là kết luận của Bộ trưởng Bộ NN-PTNT Cao Đức Phát tại cuộc họp về khảo nghiệm cây trồng BĐG cách đây không lâu.

Tại buổi tọa đàm đầu bờ, Thứ trưởng Bộ NN-PTNT Bùi Bá Bổng cho biết, xu hướng thế giới không chỉ đưa vào 1 mà 2, 3 hay 4 gen khác nhau vào cùng loại cây trồng để nâng cao hơn ưu thế và hiệu quả của loại cây trồng BĐG. Sau khi xem xét và đánh giá đầu bờ này sẽ có một cuộc khảo nghiệm với diện tích rộng hơn trước khi có thể đưa ra sản xuất đại trà vào giữa năm 2012 và năm 2013 - 2014 sẽ đưa cây bông BĐG, đậu tương (đậu nành) BĐG vào sản xuất.

ĐĂNG LÃM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang