• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nông dân giàu, đất nước giàu

Nguồn tin: ND, 4/2/2006
Ngày cập nhật: 4/2/2006

Theo giáo sư-tiến sĩ Võ Tòng Xuân, Việt Nam nên phát triển sản xuất theo lợi thế kinh tế tương đối của mỗi vùng sinh thái. Cần quy hoạch lại toàn vùng, xác định thật chính xác bản đồ thích nghi nông nghiệp...

Cách đây khoảng hai thế kỷ, vua Nhật Bản và vua Việt Nam đều có gửi sứ giả đi Phương Tây để xem triển lãm khoa học kỹ thuật. Khi sứ thần về nước tâu lại, vua Nhật đã tạo điều kiện cho người Nhật đi khắp thế giới học hỏi khoa học kỹ thuật về làm giàu cho đất nước, còn sứ thần Việt Nam Nguyễn Trường Tộ lại bị buộc tội "khi quân". Ngày nay, tuy kiểu bảo thủ thời đó không còn, nhưng lại có nhiều kiểu bảo thủ khác nên tiềm năng đất đai và con người Việt Nam vẫn chưa được phát triển kịp với các nước tiên tiến.

Đặc điềm nổi bật nhất của đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) là sản lượng liên tục gia tăng một cách dễ dàng, nhưng lợi tức không tăng tương ứng. Xuất khẩu nhiều gạo nhưng vẫn nghèo; trái cây trồng nhiều nhưng bán vẫn lỗ; cá tôm nuôi nhiều nhưng lời không được bao nhiêu. Lý do chính: mạnh tỉnh nào làm theo tỉnh ấy; trong tỉnh, mạnh huyện nào lo cho huyện nấy; trong huyện, mạnh người nông dân nào tự lo cho người nông dân ấy. Kết quả là trăm hoa đua nở: thủy lợi tỉnh này làm thì tỉnh kia ngăn lại; đồng ruộng lúc nào cũng có hàng chục giống lúa được trồng, vườn tược nào cũng có đủ thứ loại giống rởm... Vậy nên các doanh nghiệp không thể thu gom được một vài giống chất lượng tốt nhất với khối lượng lớn cùng một thời điểm mà khách hàng cần?

Để giải quyết khó khăn cho ĐBSCL, cần phải đổi mới chính sách, trong đó cần thông thoáng về phân bố kinh phí đầu tư, nhất là đầu tư liên ngành, liên vùng. Kiểu phân bố ngân sách hiện nay thể hiện tính cục bộ rất nặng (thí dụ, ngân sách Bộ Y tế không thể đầu tư cho khoa Y của một trường thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo như Đại học Cần Thơ; không ngân sách nào có thể chi cho chương trình chung của hai, ba tỉnh).

Cần mạnh dạn từ bỏ cách nghĩ "mạnh tỉnh nào tỉnh nấy tự lo". Nên phát triển sản xuất theo lợi thế kinh tế tương đối của mỗi vùng sinh thái. Cần quy hoạch lại toàn vùng xác định thật chính xác bản đồ thích nghi nông nghiệp. Từ đó xác định phương hướng phát triển mỗi vùng bổ sung cho nhau thế nào. Biết được phương hướng của vùng mình đối với cả nước, mỗi tỉnh, huyện sẽ tiến hành quy hoạch và lập sơ đồ tổng thể phân bố lực lượng lao động một cách hợp lý hơn, và từ cơ sở khoa học đó mới đầu tư thích hợp được.

Bên cạnh đó, cần giải quyết vấn đề tiên quyết: nhanh chóng chấn chỉnh tình trạng xuống cấp của ngành giáo dục ở ĐBSCL. Trước tiên đầu tư đúng mức cho các trường sư phạm, cải tiến nội dung chương trình và phương pháp đào tạo sư phạm để nâng cao chất lượng giáo viên trong tương lai đồng thời bồi dưỡng hữu hiệu các thầy cô đang tại chức. Xây dựng lại chương trình từ lớp mẫu giáo đến lớp 12, sao cho học sinh tốt nghiệp trung học phải nắm được kỹ năng khoa học và ngoại ngữ để vào học đại học trong nước hoặc ngoài nước.

Cần tranh thủ mượn vốn quốc tế hoặc khuyến khích các công ty tư nhân xây dựng đường sá, cầu cống huyết mạch. Cần nhận thức rằng dịch vụ cho nông dân phải nhằm mục đích tối hậu: giúp nông dân đạt trình độ kỹ thuật cao nhất trong ngành để đạt năng suất tối ưu với cây trồng và vật nuôi thích hợp quy hoạch của từng cụm liên kết sản xuất hoặc liên hợp tác xã, phù hợp trong tổng thể của cả vùng.

Nên ưu tiên xây dựng những nhà máy chế biến hoặc sơ chế nông sản gần nơi sản xuất nhất. Có sự tham gia vốn của người sản xuất để tránh tình trạng phổ biến hiện nay là sản xuất của nông dân bị các ngành làm kinh tế điều tiết đi quá nhiều. Công nghiệp lớn sản xuất hàng tiêu dùng thì có thể đặt tại các khu công nghiệp tập trung, còn công nghiệp chế biến nông sản thì nên tổ chức liên kết với vùng sản xuất nguyên liệu. Mục đích chính là giúp nông dân không bị các xí nghiệp bóc lột quá trớn. Các đơn vị công nghiệp này cần được quy hoạch nay từ đầu trong các vùng mới mở sắp đưa dân vào. Tại các vùng đang sản xuất hiện nay, theo quy hoạch mới sẽ tổ chức sản xuất trên quy mô lớn, cần đưa các xí nghiệp chế biến hoặc sơ chế vào để tiêu thụ sản phẩm. Xí nghiệp này có thể bán cổ phần cho các hộ nông dân trong vùng kết hợp với vốn nhà nước.

Trong khuynh hướng hiện tại nếu không có một thay đổi cơ bản thì khó có thể tăng lợi tức của nông dân, và khi nông dân chiếm tới 78% dân số của cả nước, không giàu thì ĐBSCL sẽ không tiến lên được, đất nước này không thể thực sự giàu được.

Giáo sư-Tiến sĩ Võ Tòng Xuân (Nông thôn ngày nay)

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang