• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Mừng và lo chuyện mì được giá

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 17/09/2010
Ngày cập nhật: 18/9/2010

Nông dân trồng mì ở xã Tân Phúc nói riêng và huyện Hàm Tân (Bình Thuận) nói chung chưa bao giờ nghĩ có ngày giá mì lại ồ ạt tăng nhanh và đạt “đỉnh” như hiện nay. “Sốt” giá nông dân trồng mì vui như tết, nhưng đằng sau niềm vui ấy là nỗi lo cây mì sẽ vượt quy hoạch, lấn rừng, lấn các loại cây trồng khác trong thời gian tới.

Dân trồng mì vui như trẩy hội

Đến thời điểm này, nông dân xã Tân Phúc đã thu hoạch được 80% vụ mì đông xuân. Dọc theo các cánh đồng mì ở thôn 4, 5 xã Tân Phúc, một số hộ đang thu hoạch lứa mì cuối cùng dưới cái nắng chói chang nhưng ai cũng tươi cười vì lâu rồi họ mới được trúng đậm như năm nay. Từ 500 đồng/kg mì tươi (đầu năm 2009) giá mì đột ngột tăng lên 1.000 - 1.300 đồng/kg (đầu năm 2010) và bây giờ đã “vọt” lên gần 2.000 đồng/kg. Một nông dân ở thôn 4 cho biết: “Vụ đông xuân năm ngoái, giá mì thấp thê thảm, sản phẩm bán ra không đủ trả chi phí cho nhân công. Không ngờ giá mì năm nay tăng cao, nông dân vui như mở cờ, gặp ai cũng cười hớn hở vì dư sức bù lỗ cho vụ năm ngoái”. Theo một số thông tin, giá nguyên liệu mì tăng cao là do thị trường xuất khẩu tinh bột có nhiều thuận lợi. Các nước Đài Loan, Hàn Quốc hiện thu mua tinh bột với giá trên 520 USD/tấn, tăng 150 - 180 USD so thời điểm đầu năm 2009. Ngoài ra, do nhu cầu nguyên liệu của các nhà máy chế biến tinh bột trong nước tăng mạnh, trong khi đó các nước như Nga, Trung Quốc cũng đang bị khủng hoảng nguyên liệu mì. Ông Trần Phước Hạnh - Chủ tịch Hội Nông dân xã Tân Phúc nói: “Theo tôi được biết, ở tỉnh Quảng Nam đang dùng cây mì để sản xuất ra xăng sinh học - một loại xăng thân thiện với môi trường. Đây cũng có thể là một trong những nguyên nhân dẫn đến giá mì nguyên liệu “đội” giá tăng cao”. Vừa trúng giá, nông dân trồng mì lại trúng mùa nên niềm vui tăng lên gấp bội. Với 1 ha mì, trung bình nông dân thu hoạch từ 20 - 25 tấn, riêng năm nay có hộ thu đạt 30 tấn/ha, trừ hết chi phí, nông dân bỏ túi 30 triệu đồng/ha. Ông Nguyễn Quang (thôn 1) có 3,8 ha mì trồng xen canh với cây điều, cho biết: vụ đông xuân vừa rồi tôi thu hoạch được 70 - 80 tấn, sản lượng tăng khoảng 30 tấn so năm ngoái, và lợi nhuận cũng tăng gấp đôi, gấp ba”. Nhiều nông dân thu hoạch xong đã tranh thủ cày đất làm lại vụ mới vì chưa bao giờ giá mì cao như thế này.

Cây mì “lên ngôi”

Từ ngày huyện Hàm Tân mới chia tách, cây mì trở thành một trong những loại cây phát triển mạnh, có khả năng đánh bật cả cây mía và là một trong những nguồn thu quan trọng của huyện. Do trồng mì đầu tư ít, thu hoạch đơn giản, lợi nhuận cao nên ai nấy đổ xô trồng mì trên mọi loại đất: đất rừng, đất rẫy, đất cát pha, đất thịt… Diện tích cây mì ở huyện nhanh chóng tăng lên từng ngày. Đến năm 2008 - 2009, do giá mì nguyên liệu tụt thấp, nên nhiều nông dân đã có ý định từ bỏ loại cây này. Nhưng gần đây, khi giá mì đột ngột “đội” giá, thì đi đâu cũng nghe nông dân râm ran chuyện trồng lại cây mì.

Hiện nay, diện tích mì toàn xã Tân Phúc khoảng 50 - 60 ha, tăng 30% so với năm ngoái. Bên cạnh sự phấn khởi của nông dân thì chính quyền địa phương đang lo lắng diện tích mì rồi đây sẽ tăng mạnh, “tấn công” vào các loại cây trồng khác. Cây mì vốn hút chất dinh dưỡng của đất rất mạnh nên thường những diện tích đất đã trồng mì thì khó có thể phát triển các loại cây trồng khác. Ông Hạnh lo lắng: “Một số hộ đang trồng bắp đã vội vàng thu hoạch non để chuyển sang trồng mì với hi vọng bù lỗ. Với tình hình này thì vụ mùa tới, diện tích mì có nguy cơ sẽ tăng cao. Nếu giá mì ổn định như hiện nay, thì có khả năng người dân trồng mía cũng muốn chuyển đổi cây trồng vì trồng mì nhàn hơn, ít tốn công chăm sóc, vốn đầu tư ban đầu lại thấp nhưng lãi thì gấp đôi, gấp ba”. Thời gian gần đây nhiều hộ nông dân đã vội vã nhổ mì chưa đúng tuổi thu hoạch bán “sô” cho tư thương với tâm lý sợ mì sẽ rớt giá trong nay mai. Giá mì tăng trở lại, lợi nhuận của người trồng mì tăng gấp nhiều lần so trước đây thì chuyện ồ ạt trồng mì là điều khó tránh khỏi.

Trước thực trạng này, ông Hạnh cũng như lãnh đạo địa phương mong muốn các ngành chức năng, Sở NN & PTNT, Trung tâm Khuyến nông cần tổ chức các lớp tập huấn giúp nông dân biết cách cải tạo đất sau vài năm trồng cây mì, cách dùng phân bón phù hợp để đất vẫn giữ được độ phì nhiêu, không bị thoái hóa. Bên cạnh đó, địa phương sẽ lên kế hoạch kiểm soát chặt chẽ không để dân tự phát trồng mì tràn lan, nhất là nạn lấn đất rừng để trồng như trước đây. Đồng thời, khuyến khích nông dân trồng mì nên xen canh với các loại cây trồng khác có tác dụng cải tạo đất như đậu phụng, mè, đậu nành…

Minh Vân

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang