• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nhìn lại chiến dịch phòng trừ sâu bệnh tại Thái Bình

Nguồn tin: Đài PT và TH Thái Bình, 15/09/2010
Ngày cập nhật: 17/9/2010

Những vụ sản xuất gần đây, Thái Bình liên tiếp được mùa. Thành công này không thể không kể đến vai trò của ngành chuyên môn trong việc dự báo, dự tính các đối tượng sâu bệnh gây hại, từ đó khuyến cáo nông dân kịp thời. Tuy nhiên, qua mỗi chiến dịch phòng trừ sâu bệnh, việc lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV) ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người dân và nguy cơ huỷ diệt môi trường là vấn đề báo động hiện nay

Tốn tiền cho thuốc bảo vệ thực vật

Nếu làm một phép tính đơn giản, để phun trừ rầy phòng bệnh lùn sọc đen, sâu cuốn lá, sâu đục thân, thì ở vụ mùa 2010, nông dân đã chi phí tới trên 60.000 đ tiền thuốc cho một sào ruộng. Với số tiền này, thì trên 83.000 ha lúa mùa ở Thái Bình, chỉ tính riêng khoản tiền thuốc bảo vệ thực vật đã tiêu tốn hàng trăm tỷ đồng. Nhưng điều đáng nói, vài chục tấn thuốc hoá học đổ ra đồng ruộng, môi trường, trong khi đó, sâu bệnh vẫn nhiều và cứ vụ sau lại được dự báo mật độ cao hơn vụ trước. Ông Lại Văn Thất, xã Tân Phong, huyện Vũ Thư cho biết: “Mỗi đợt trừ sâu mất 20.000 đ/sào. Tính từ đầu vụ đến giờ, riêng tiền thuốc trừ sâu lên tới 60.000 đ/sào, nhà tôi 8 sào tốn khoảng 480 ngàn đồng”.

Không thể phủ nhận, mỗi vụ lúa, vai trò dự báo, dự tính các đối tượng sâu bệnh đã giúp nông dân rất nhiều trong việc phòng trừ kịp thời, hiệu quả. Tuy nhiên, đằng sau đó có biết bao vấn đề cần quan tâm đúng mức. Việc khuyến cáo sâu bệnh gây hại nghiêm trọng ngày một gia tăng, vô hình chung đã hình thành một cuộc chạy đua trong thị trường thuốc BVTV. Những loại thuốc mới xuất hiện trong danh mục khuyến cáo sử dụng, kèm theo đó là những mô hình khảo nghiệm. Hiệu quả thì cũng đã thấy nhưng hệ luỵ cũng rõ ràng hơn.

“Tôi thấy mỗi năm 1 loại thuốc, vụ trước sâu đục thân thì loại khác, vụ sau cũng sâu bệnh đó thì lại thêm thuốc mới, nhưng sâu bệnh cứ nhiều hơn, chả biết thế nào nữa. Do thấy trên khuyến cáo loại thuốc mới nên tôi phun. Giờ lúa trỗ bị ảnh hưởng không biết có được 30 - 40 kg không”. Bà Hà Thị Lan, thị trấn Thanh Nê, Kiến Xương nói.

Còn theo ông Đồng Mạnh Huấn, Chủ nhiệm HTX DVNN xã Tân Phong, huyện Vũ Thư: Bây giờ trên thị trường có nhiều chủng loại, trong quá trình chỉ đạo, chúng tôi rất khó khăn khuyến cáo xã viên, HTX thường chỉ định một số quầy bán thuốc phục vụ cho nông dân, đồng thời khuyến cáo thuốc theo hướng dẫn.

Theo phản ánh của chính nông dân, mỗi vụ, mỗi chiến dịch phòng trừ sâu bệnh đều xuất hiện những loại thuốc mới khiến cho họ như lạc vào một mớ bòng bong. Nhớ những tên thuốc đã quen phòng trừ với nông dân vốn đã khó khăn, nên khi xuất hiện thêm những loại thuốc mới, việc lựa chọn đúng càng khó khăn hơn. Bên cạnh đó, nếu với quan điểm, cứ mỗi vụ cứ phải thuốc mới, thuốc nồng độ cao mới phòng trừ sâu bệnh hiệu quả, thì chỉ trong thời gian ngắn nữa, sản xuất nông nghiệp phải cần bao nhiêu tên thuốc, loại thuốc BVTV thì mới bảo vệ được mùa màng. Cuộc chạy đua này xem ra không cân sức, nhất là với người nông dân đang phải gồng mình lên, thậm chí là hoa mắt với cơn bão thị trường thuốc BVTV hiện nay.

Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật: những hậu quả khôn lường

Có một ví dụ cho hệ luỵ của thuốc BVTV trong những chiến dịch vừa qua. Tại xã Đông Phong huyện Tiền Hải hay xã An Bồi huyện Kiến Xương, nhiều người dân phản ánh, sau khi phun trừ sâu đục thân hai chấm đã có biểu hiện ngộ độc thuốc hoặc ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ. Ông Nguyễn Văn Tính, xã Đông Phong, huyện Tiền Hải kể lại: “tôi đi phun thuốc sâu về, mặc dù đã dùng bảo hộ lao động như khẩu trang, ủng nhưng tôi thấy người bị hoa mắt, nôn mửa, mệt mỏi”. Cán bộ y tế xã Đông Phong thì phản ánh: Đầu tháng 9 vừa qua có nhiều nông dân bị ngộ độc, dị ứng mẩn đỏ khắp tay, qua kiểm tra tôi thấy đấy là biểu hiện của việc ngộ độc thuốc trừ sâu.

Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ của người dân, huỷ hoại môi trường sinh thái, nhất là tiêu diệt cả những loài thiên địch có lợi cho sản xuất nông nghiệp như nhện nước, rắn, ếch nhái. Một nông dân khác của xã Đông Phong phản ánh: Khi mới phun được một lúc, thấy sâu chết ngay, có cả rắn cũng chết nữa. Nông dân chúng tôi cấy lúa, phòng trừ sâu bệnh mong hiệu quả, nhưng ảnh hưởng đến sức khoẻ, đến môi trường như thế thì cũng nguy hiểm lắm”.

Thuốc trừ sâu mà nông dân sử dụng đem lại hiệu quả ngay, nhưng đến mức tiêu diệt cả những loài thiên địch thì có nên khuyến cáo sử dụng rộng rãi hay không? Dù biết rằng, trong chiến dịch phòng trừ sâu bệnh, hiệu quả luôn là điều mà ngành nông nghiệp cũng như nông dân mong đợi. Việc phòng trừ sâu bệnh của nông dân đang trong tình trạng lạm dụng thuốc hoá học, dẫn tới hiện tượng nhờn thuốc. Cứ vụ sau, sâu bệnh càng nghiêm trọng, nhiều hơn vụ trước. Đây chính là vấn đề cần các nhà khoa học, ngành chuyên môn tìm câu trả lời. Từ thực tế này cho thấy, việc khuyến cáo nông dân sử dụng những loại thuốc có nguồn gốc sinh học, nội hấp cao xem ra chưa thực sự được quan tâm đúng mức./.

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang