• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ngong ngóng mùa nước nổi

Nguồn tin: Báo Vĩnh Long, 14/09/2010
Ngày cập nhật: 15/9/2010

Tâm trạng người dân vùng lũ Đồng Tháp Mười cứ thấp thỏm, vì đến thời điểm này “vẫn chưa thấy nước bò lên ruộng”. Nhiều cánh đồng đã “thả cửa” đê bao cho nước tràn đồng, sẵn sàng đón mùa nước nổi, nhưng nước vẫn “ở đâu đâu”, còn người dân mãi ngóng chờ.

Khô mắt tìm nước nổi

Từ QL30 (ngã ba huyện Thanh Bình, tỉnh Đồng Tháp), chúng tôi theo Đường tỉnh 843 đến các huyện Tam Nông, Tân Hồng. Hàng năm vào thời điểm này, những cánh đồng nước đã phủ trắng xóa. Mùa nước nổi thường về và ở lại trên đồng ruộng khoảng 3 tháng. Đất được nghỉ ngơi, tích lũy phù sa, còn chở theo nó rất nhiều sản vật ban tặng cho con người. Nhưng nay, “vẫn chưa thấy nước bò lên ruộng” - anh Hai Lèo, ở xã Tân Phú, huyện Thanh Bình, đứng trên bờ ranh... khô queo, nói tiếp “mọi năm nước đã ngập tới ngực, người người ra ruộng giăng lưới, đặt dớn... đủ kiểu làm ăn”. Dọc Đường tỉnh 843, nhiều cánh đồng lúa vừa được gieo sạ xanh mướt, người dân tìm cách khác mưu sinh như trồng thêm rau màu.

“Mọi năm, nước nhiều mần ăn gì cũng dễ. Thời gian này đã lên tới nửa đường lộ rồi đó. Năm nay nước ít, khó kiếm ăn quá!” - chú Hai Ton (Ấp 1, xã Tân Mỹ, Thanh Bình) vừa xúc mô lươn vừa bảo. Ủ mô là nghề mưu sinh của gia đình chú vào mùa nước nổi, 2 ngày xúc mô 1 lần, được “cả nửa bao lúa 2 giạ”. Nhưng đó là “chuyện của năm ngoái, giờ hẻo lắm, ngày chỉ hơn 2 kg lươn” - chú Hai Ton bảo vậy.

Vẫn chưa tìm thấy nước nổi cả khi đã vào đến huyện Tam Nông. Ông Võ Văn Đạt - Phó Chủ tịch UBND xã Phú Đức - cho biết: “Những năm trước mùa này nước đã chan đồng ít nhất 1 m. Năm nay, nước chỉ mới lên đồng được 4 - 5 ngày nay thôi. Đê bao đã mở tất cả các cửa nhưng nước sông quá thấp, khó bò vô đồng”. Vì thế, chiến dịch xã đề ra là cấm các loại dớn lỗ lưới nhỏ, xiệc điện theo kiểu đánh bắt cá tận diệt trong mùa nước nổi, dường như đã thừa.

Anh bạn đồng nghiệp reo lên khi nhìn thấy cánh đồng nước mênh mông giáp ranh giữa huyện Tam Nông và Tân Hồng. Nhịp sống sôi động mùa nước nổi như chỉ cần có thể để “bày biện” sự giàu có của mình. Lưới, dớn giăng giăng khắp nơi và bao nhiêu cách để đón lấy những sản vật mùa nước nổi đều được người dân tận dụng. Dù bắt cá bằng lưới rùng, nhưng chú Ba Ha (xã An Phước, Tân Hồng) vẫn than “nước thấp hơn mọi năm nên cá ít quá”. Gia đình chú nuôi 7.000 con cá lóc vây quầng, lợi dụng mùa nước bắt các loại cá trắng về cho cá ăn. Nuôi cá lóc vây quầng rất phổ biến ở vùng Đồng Tháp Mười, người dân chủ yếu lấy công làm lời. Nước lũ thấp không chỉ thiếu nguồn thức ăn cho cá, mà theo chú Ba Ha cũng làm cá bị “hốc” và chậm lớn. Dù vậy, đó cũng là “cảm giác nước nổi” hiếm hoi mà chúng tôi có được. Bởi khi trở về vùng Đồng Tháp Mười - vùng giáp ranh giữa 3 tỉnh Đồng Tháp, Tiền Giang, Long An - sự mong mỏi nhìn thấy nước nổi nhấn chìm những cánh đồng trong biển nước đã không có được. Dọc theo các tuyến kinh, những chiếc vó đã được cất lên, người dân bảo rằng “nước thấp, ít cá, kiếm bữa ăn cũng khó”.

Vẫn ngóng “thằng” nước nổi

Cậu Mười xã Tân Lập, huyện Tân Thạnh (Long An), gọi mùa nước nổi là “thằng” một cách thân thương và gần gũi như cách gọi “thằng nhỏ” con trai của cậu. “Tới giờ nó vẫn chưa chịu dìa. Mọi năm giờ đã tràn đồng, không còn nhìn thấy bờ ranh” - cậu Mười nói tiếp: “Cái thằng nước nổi nó dìa mới có cá, có cua cho bầy cá lóc. Cái thằng nước nổi dìa chuột, rắn mới nhiều, đám điên điển được thúc ra bông một lượt. Cái thằng nước nổi dìa, ruộng đồng mới được tăng lực bằng phù sa, tắm rửa cho đất, đẩy thằng phèn đi xa...”. Ngoài ra, theo cậu Mười, nước nổi càng cao càng ít tốn phân thuốc, lại trúng mùa.

Ông Võ Văn Đạt cho biết 3/4 diện tích của xã Phú Đức là đất nông nghiệp chuyên canh lúa. Đến nay, hệ thống đê bao đã hoàn chỉnh khép kín. Theo ông Đạt, đê bao khép kín là để chủ động tưới tiêu cho đồng ruộng chớ không phải để ngăn lũ. Chính vì vậy, năm nay khi đã mở cửa đê bao đón lũ về nhưng không có nước lên đồng là một hiện tượng bất thường, khiến đời sống một bộ phận người dân sống nhờ vào mùa nước nổi gặp khó. Ông cho rằng, địa phương không chủ trương khuyến khích sản xuất lúa vụ 3, hàng năm đều mở cửa cho nước tràn đồng để rửa phèn, tăng phù sa cho đất.

Sống nhờ vào con nước lớn nước ròng dọc kinh Long An (nối Hồng Ngự đến Vĩnh Hưng) với nghề đặt lọp tôm, anh Ba Nhớ than thở “ít tôm quá”. Dòng nước ngầu đục nhưng sâu hoẳm giữa lòng kinh như hiện nay, theo anh Ba Nhớ là “nước quá nhỏ” so với mọi năm. Nên “đi cả ngày trời dỡ được chỉ vài trăm gam tôm, hổng có ăn còn lỗ tiền mồi”. Trong khi đó, anh Hai Lèo cho biết nhà có 5 công đất, trong đê bao khép kín nhưng khoái nước vô đồng hơn làm lúa vụ 3. Anh tính toán, 5 công đất làm lúa vụ 3 lời nhiều cũng 4 - 5 triệu đồng, trong khi anh có thể thu nhập gấp đôi từ mùa nước nổi nhờ đánh bắt cá tôm.

Thật vậy, “thằng” nước nổi đã trở nên quen thuộc và trở thành thành viên không thể thiếu của ruộng đồng, của đời sống người nông dân. Dù mùa nước nổi đã lên chậm 2 tháng, nhưng người dân vẫn ngóng trông nước về. “Nghe cô Xuân Lan (Thạc sĩ Lê Thị Xuân Lan - Phó Phòng Dự báo, Đài Khí tượng thủy văn khu vực Nam Bộ - PV) thông báo nước lũ đang bắt đầu đổ về và giữa tháng 10 nước lũ mới đạt đỉnh” - cậu Mười nói. Điều này đã cho người nông dân thêm hy vọng và tiếp tục... ngóng mùa nước nổi.

TRẦN PHƯỚC – MINH THÁI

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang