• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cú hích tam nông

Nguồn tin: Lao Động, 09/09/2010
Ngày cập nhật: 10/9/2010

Lão nông Nguyễn Ngọc Phùng (68 tuổi) ngồi ngay trên con đường bêtông rộng láng coóng và cũng là bờ ruộng của mình, đưa đôi tay quơ nắm lúa trĩu hạt, rồi nói: Cả đời sống bám đồng, tôi mới được hưởng "lộc" của đồng với những mùa vàng bội thu. Làm ruộng theo kiểu... công nghiệp như thế này sướng lắm!

Bởi những thửa ruộng trồng mía, lúa nhỏ lẻ, manh mún từ bao đời nay ở Hòn Dú, Cây Găng thuộc các xã Cam An Bắc, Cam Thành Bắc được "dồn điền đổi thửa (DĐĐT)" và sản xuất công nghiệp hoá bằng cách cơ giới hoá, ứng dụng khoa học công nghệ, giảm sức lao động, tăng năng suất cao...

Cam An Bắc và Cam Thành Bắc, huyện Cam Lâm (Khánh Hoà) là địa phương đầu tiên của cả khu vực Nam Trung Bộ đột phá thí điểm thành công chương trình DĐĐT theo Nghị quyết Trung ương Đảng 7 (khoá IX) về vấn đề “tam nông”. Như “vết dầu loang”, bây giờ nông dân ở khắp các làng quê Suối Cát, Suối Tân, Cam Tân, Cam Hoà... huyện Cam Lâm, đang thi nhau học tập và áp dụng DĐĐT để biến những thửa ruộng đồng phân tán kém hiệu quả hoặc “không mùa vụ” thành những cánh đồng “bờ xôi ruộng mật”! Đây thật sự là “cú hích”, là cuộc cách mạng đối với nông nghiệp, nông thôn (NNNT) và nông dân trên con đường xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại ở Cam Lâm!

Công nghiệp hoá nghề trồng lúa

Trong bảng lảng sương mai, Chủ tịch UBND xã Cam Thành Bắc – ông Đặng Quang Hưng - đưa tôi “mục sở thị” cánh đồng DĐĐT Cây Găng. Trước mặt, lúa xanh ngát, trổ đòng, hương thơm ngào ngạt. Đây đó vài chân ruộng lúa chín vàng trĩu hạt. Nhiều bác nông dân luống tuổi chạy xe máy dựng ngay trên bờ ruộng, ung dung rít điếu thuốc lá, rồi “ngắm” lúa trổ, chứ không hề động tay động chân xuống ruộng đồng. Lão nông Nguyễn Hoà (69 tuổi, ở thôn Tân Sinh Đông, xã Cam Thành Bắc) phấn khởi cho hay: Trước đây ở xứ đồng Cây Găng này, mạnh ai nấy trồng đủ các loại cây lúa, mía, bắp theo kiểu “da beo”. Nước tưới khi có khi không, cây trồng khô héo. Giao thông trên đồng nhỏ hẹp, sình lầy, nhất là mùa mưa gây khó khăn cho đi lại cày kéo, sản xuất.

Bây giờ thì cánh đồng có đường giao thông lớn, có kênh mương chạy qua, ruộng được “gom” từ 5 - 7 - 12 thửa thành 1 thửa, san ủi bằng phẳng, chuyển hẳn sang trồng lúa, mà lúa tốt quá. Không tốt sao được khi đất manh mún được DĐĐT, tạo thuận lợi cho sản xuất lúa có quy trình khoa học, dùng máy cày sâu, áp dụng “3 giảm, 3 tăng”, IPM vào đồng ruộng... Đến khi lúa chín thì thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp. “Công nghiệp trồng lúa cho năng suất cao, lại ít tốn chi phí, công sức lao động, mang lại nhiều hứng khởi, niềm vui sướng cho nông dân vốn không tha thiết với cánh đồng bấp bênh này!” – ông Hoà tâm sự.

Tôi bất giác nhìn quanh cánh đồng được quy hoạch hiện đại với hệ thống giao thông được hình thành trên đồng giống như cái xương cá, mà ở đó xương sống là con đường chính được bêtông nhựa thẳng tắp (mặt đường rộng 5 m, bêtông rộng 3,5 m), còn xương nhánh là những con đường đất nằm song song vắt ngang đường chính (rộng 3 m). Độc đáo và khoa học nhất là hệ thống kênh nước tưới đều gắn với đường và mỗi thửa ruộng đều tiếp cận với đường, kênh mương. Nhờ vậy, ruộng luôn có nước; tất cả các loại xe vận chuyển nông sản, đặc biệt là máy gặt lúa liên hợp, máy cày đại, máy tuốt lúa... đều hoạt động trên đồng một cách dễ dàng. Theo lão nông Nguyễn Ngọc Phùng, DĐĐT và trồng lúa theo kiểu công nghiệp giảm được chi phí 30%, trong khi đó năng suất lúa bình quân từ 500 kg/sào/vụ tăng lên 700 kg/sào/vụ. Giờ thì không ai muốn bỏ ruộng nữa rồi...!

Khó mấy cũng làm

Cả nước có 78 triệu thửa ruộng, có những thửa chỉ rộng cỡ 20 m2, thì ở huyện Cam Lâm có gần 40 ngàn thửa ruộng với diện tích thửa nhỏ nhất là 40 m2. Chính tình trạng có “ruộng tốt, ruộng xấu, có gần, có xa, có cao, có thấp” phân tán, nhỏ lẻ, không những gây “khó” trong sản xuất, thâm canh tăng vụ, tốn kém nhiều thời gian và sức lao động, mà còn “vướng” khi áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, đưa cơ giới hoá vào sản xuất trên đồng ruộng... Vì vậy, giá trị canh tác trên 1 ha đất nông nghiệp đạt ở mức thấp - khoảng 20 triệu đồng/ha/năm. Ông Nguyễn Ta - Trưởng phòng NNPTNT huyện Cam Lâm – nói: Thực tế trên cho thấy, tình trạng đất manh mún là nguyên nhân kìm hãm sự phát triển của sản xuất nông nghiệp.

Nông dân ở đây không sống được trên đồng ruộng của mình, quá nhiều người đã phải “ly nông, ly hương” để tìm kế sinh nhai, để lo cho con cái học hành. Và khi nói đến công nghiệp hoá NNNT, dường như chúng ta nghĩ đến việc lấp ruộng để làm xưởng cơ khí, nhà máy ôtô, chế biến hàng hoá... mà bỏ đi lợi thế so sánh về lợi ích trong sản xuất NN. Chính vì vậy, năm 2009, Đảng bộ và chính quyền huyện Cam Lâm quyết tâm làm điểm đột phá chương trình DĐĐT ở các xã Cam An Bắc và Cam Thành Bắc, nhằm tạo “cú hích” cho hiện đại hoá sản xuất trên đồng ruộng, đem lại lợi ích cho nông dân. “Nhiệm vụ để thực hiện chủ trương này là rất nặng nề. Tuy khó, nhưng làm được gì cho nông dân, khó mấy chúng tôi cũng làm cho bằng được” – ông Nguyễn Ta tâm sự.

Thực tế ban đầu nghe nói DĐĐT, người dân Cam An Bắc, Cam Thành Bắc thật sự không hình dung nổi và không đồng tình. Nhưng nhờ ban chỉ đạo DĐĐT cấp huyện, xã tuyên truyền, vận động, giải thích nên dần dà bà con hiểu ra chủ trương hợp lòng dân, giúp dân có điều kiện canh tác thuận lợi, đổi mới sản xuất, tăng thu nhập. Thế rồi ai ai cũng tự nguyện, cũng đồng thuận cùng “bắt tay” thực hiện DĐĐT. Đứng trên đồng ruộng, ông Đặng Quang Hưng - Chủ tịch UBND xã Cam Thành Bắc - lật bản đồ cánh đồng DĐĐT Cây Găng, cho chúng tôi biết, xứ đồng này với diện tích hơn 23 ha, với 150 thửa, có thửa chỉ 40 m2; hộ có ít nhất 1 thửa, nhiều nhất 12 thửa. Từ nguồn vốn hỗ trợ hơn 1,99 tỉ đồng, xã đã quy hoạch thành 4 vùng, giảm số thửa xuống còn 75 thửa, với thửa nhỏ nhất là 1.095 m2, giao cho 72 hộ dân sản xuất lúa. Đồng thời xây dựng 5 tuyến giao thông dài hơn 1,6 km gắn với hệ thống kênh trên đồng đảm bảo đi lại, tưới tiêu hiệu quả.

Việc DĐĐT trên đất rẫy rừng chuyên canh cây mía khó hơn nhiều so với đất trồng lúa. Thế nhưng, huyện Cam Lâm cũng thực hiện thành công DĐĐT 14 ha mía nằm dưới chân núi Hòn Dú, thôn Tân An, xã Cam An Bắc. Từ những thửa đất phân tán, đường sá đi lại khó khăn, thiếu nước tưới, huyện đã đầu tư hơn 1,1 tỉ đồng xây dựng 4 tuyến đường giao thông trên đồng dài 2,1 km, cải tạo phân chia đất thành 7 vùng với số thửa từ 92 giảm xuống còn 51 thửa. “Cú hích” DĐĐT trên cánh đồng này đã giúp cho 36 hộ dân gặt hái được mùa mía ngọt với năng suất đạt cao 60 - 70 tấn/ha.

“Vết dầu loang” ...

Buổi trưa đứng bóng, nhìn về phía tây đồng Cây Găng, chúng tôi bắt gặp nhiều nông dân, nhiều phương tiện xe cơ giới, máy đào, máy ủi,... vẫn đang miệt mài cải tạo ruộng, làm đường, san ủi đồng. Ông Đặng Quang Hưng cho hay, địa phương đang nhân rộng DĐĐT trên toàn địa bàn xã. Vùng đất tây đồng Cây Găng này với diện tích hơn 33 ha được nâng cấp và xây dựng mới 5 tuyến đường gắn với kênh thuỷ lợi dài 1,7 km; quy hoạch thành 4 vùng đất bằng phẳng giao cho 95 hộ sản xuất...

Như “vết dầu loang” trên đồng - từ thí điểm thành công DĐĐT cánh đồng Cây Găng, Hòn Dú, phong trào thực hiện DĐĐT đang lan rộng sang các cánh đồng Cam Hiệp Bắc, Cam Hiệp Nam, Cam An Nam, Cam Phước Tây, Cam Hoà, Suối Cát, Suối Tân, Cam Tân. Khi rời cánh đồng Cây Găng, bà Nguyễn Thị Thạnh - Chủ tịch UBND huyện Cam Lâm – “hứa” với chúng tôi: với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm, từ năm 2010 trở đi, chương trình DĐĐT sẽ được nhân rộng thành công trong toàn huyện. Qua đó, huyện sẽ xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại, hoàn toàn áp dụng cơ giới hoá trên đồng ruộng để mai này bạn về Cam Lâm sẽ không còn nhìn thấy hình ảnh truyền đời của người nông dân Việt Nam là “con trâu đi trước, cái cày theo sau...!".

Lưu Phong

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang