• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Phước: “Sập bẫy RRIV4” cả nông trường và người dân lao đao

Nguồn tin: Báo Bình Phước, 09/09/2010
Ngày cập nhật: 10/9/2010

Đầu tư 5 - 6 năm (khoảng 100 triệu đồng/ha) mới cho thu hoạch. Vậy mà chưa kịp thu hồi vốn, vườn cây đã mắc bệnh. Muốn chuyển đổi sang giống cao su khác phải tốn kém chừng đó thời gian, nhân công, tiền bạc nhưng lực bất tòng tâm vì sức đã kiệt. Nông dân Bình Phước đành ngậm ngùi, héo hon chờ đợi “đại dịch vàng rụng lá” sớm rời xa RRIV4.

RRIV4 VÀNG RỤNG LÁ

Ông Nguyễn Đức Huy, Phó giám đốc Nông trường 4 (Công ty Cao su Phú Riềng) cho biết, RRIV4 là dòng vô tính do Viện nghiên cứu Cao su Việt Nam lai tạo năm 1982 với mẹ RRIC 110 và cha PB235, được khảo nghiệm từ năm 1983, khu vực hóa từ năm 1994 và sản xuất diện rộng từ năm 1997. RRIV4 sinh trưởng khỏe trong thời gian kiến thiết cơ bản (1 - 5 năm), vượt PB235 trong nhiều thí nghiệm. Sản lượng hơn hẳn PB235 (20 - 60%) và cao nhất trong các giống lai đợt 1982. Năng suất 5 năm đầu ở Đông Nam bộ đạt 2.160 kg/ha/năm.

Thực tế, khi đi vào khai thác (từ năm thứ 5 trở đi), RRIV4 có điểm yếu thường bị nhiễm bệnh vàng rụng lá nhiều nhất so với các giống khác. Ông Nguyễn Văn Nhựt, Trưởng phòng Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh), cho biết: Bệnh rụng lá do nấm Corynespora Casiicola (hay còn gọi là Helminthosporium Casiicola) gây nên. Năm nay, thời tiết diễn biến phức tạp, hạn hán kéo dài, nhiệt độ tăng cao xen kẽ với mưa nhỏ tạo điều kiện thuận lợi cho nấm bệnh phát triển. Bệnh thường xuất hiện với các triệu chứng, vết bệnh màu đen có hình dạng xương cá dọc theo gân lá, các vết nứt dọc theo chồi có hình thoi, thường có mủ rỉ ra, sau đó hóa đen... Anh Lê Nghĩa Trung (xã Tân Lập, huyện Đồng Phú) tâm sự: “5 ha cao su 6 năm tuổi của anh phải ngưng cạo 1 tháng nay, vì cây rụng lá quá nhiều, một số cây bị khô cành, không cho mủ. Tốc độ bệnh lây nhanh, chỉ một vườn bị nhiễm bệnh thì vài ngày sau cả khu vực hàng chục ha sẽ bị nhiễm theo. Nhiễm nhanh và nặng nhất vẫn là các vườn cao su trồng bằng giống RRIV4”. Theo ông Nguyễn Đức Huy, sở dĩ đa phần bệnh xảy ra đối với RRIV4 là do giống này có sức đề kháng kém, khả năng chống chịu yếu với thời tiết xấu. Khuyến cáo mà Chi cục BVTV tỉnh đưa ra là bệnh nặng không đặc trị kịp thời, dứt điểm sẽ dẫn đến chết cây và minh chứng đã rõ ở một số vườn cây của các nông trường, hộ dân trong toàn tỉnh.

NÔNG TRƯỜNG LAO ĐAO

Trao đổi về đại dịch trên RRIV4, ông Nguyễn Đức Huy nói, hiện khoảng 500/1.815 ha cao su của Nông trường 4 bị nhiễm bệnh vàng rụng lá, chủ yếu xảy ra với RRIV4. Theo ông, loại giống này được nông trường trồng đại trà giai đoạn 2001 - 2006. Tuy nhiên, chờ đợi đến ngày khai thác (mới được 1 - 2 năm), toàn bộ 500 ha giống RRIV4 trở bệnh, lác đác vàng rụng lá, nấm hồng và khô chết cành trên các phần cây.

Theo ông Huy, không riêng Nông trường 4 mà 12 nông trường trực thuộc Công ty TNHH MTV Cao su Phú Riềng cũng trồng loại RRIV4 này (khoảng 3.000 - 4.000 ha) và hiện bị nấm bệnh Corynespora Casiicola hoành hành, gây thiệt hại lớn về sản lượng và kinh phí điều trị bệnh. Khi vườn cây mắc bệnh buộc phải cạo chế độ D3 (1 ngày cạo, 2 ngày nghỉ) hoặc có những lô bệnh nặng phải nghỉ một thời gian ngắn để dưỡng bệnh, cây bệnh lại bị giảm sản lượng 40 - 50%, tiền điều trị bệnh (nhân công chặt tỉa cành chết, cành nấm bệnh và thuốc điều trị), đồng thời tuổi thọ của vườn cây cũng bị đe dọa. Hiện bệnh chưa thể trị hết trong thời gian ngắn và khó có thể chữa hết hoàn toàn (do di căn nấm bệnh để lại và thuốc đặc trị còn hạn chế).

Để có được 1 ha cao su cho thu hoạch phải đầu tư trung bình 100 triệu đồng (trong thời gian 5 - 6 năm). Mùa mưa này, bệnh tái phát mạnh không khống chế kịp thời, e rằng lợi bất cập hại mà RRIV4 mang lại là rất lớn. Được biết, trong 180 ha đang trồng mới của Nông trường 4 chủ yếu kiến thiết giống cũ RRIC 110, PB 260 nhằm khắc phục điểm yếu mà RRIV4 đã và đang làm cho các nông trường lao đao.

NGƯỜI DÂN ĐIÊU ĐỨNG

Theo thống kê của Sở NN&PTNT, toàn tỉnh hiện có hơn 10.675 ha cao su cho khai thác, trong đó diện tích của người dân chiếm 45%, số còn lại là cao su quốc doanh. Số diện tích người dân gánh bệnh là rất lớn, vì kể từ năm 2000, Bình Phước nóng lên phong trào chặt điều, cà phê để trồng cao su và khi ấy cũng là lúc dòng RRIV4 được ưa trồng, tung mạnh ra thị trường. Theo Chi cục BVTV tỉnh Bình Phước, bệnh không loại trừ một huyện, thị xã nào trong toàn tỉnh và tập trung chủ yếu ở huyện Đồng Phú, Hớn Quản, mỗi huyện gần 1.000 ha.

Khi chúng tôi đến thị sát một số vườn cây, các hộ nông dân cho biết, bệnh đã xuất hiện từ giữa tháng 5 và đến tháng 7 bùng phát trên diện tích lớn. Vì giá mủ cao, một số nhà vườn vẫn tận thu khai thác triệt để, dẫn đến cây bệnh kiệt sức, rụng lá, khô cành và chết. Anh Võ Văn Quyền (xã Tân Tiến, Đồng Phú) cho biết: “Thời gian gần đây, 16 ha cao su của tôi thay phiên rụng lá, hết đợt này đến đợt khác, sản lượng mủ giảm hẳn. Trước khi có bệnh, mỗi ngày trung bình thu hơn 400 kg, bây giờ chỉ khoảng 200 kg. Tôi đã tìm mua các loại thuốc trị nấm và chống rụng lá (Anvil 5EC và Carbendazim) nhưng chỉ tác dụng thời gian ngắn, sau lá rụng trở lại”. Chung nỗi lo, anh Huỳnh Văn Sâm (xã Tân Khai, Hớn Quản) cũng có 3 ha cao su bị nhiễm bệnh. Theo hướng dẫn của cán bộ BVTV huyện, anh đã tỉa bớt cành, tạo độ thoáng cho cây và phun thuốc (cứ 10 đến 12 ngày/lần). Sau 2 lần phun thuốc, vườn cao su của gia đình anh có giảm bệnh nhưng chưa biết có trị dứt điểm không.

Đến thăm vườn cây 2 ha của ông Nguyễn Văn Chung (xã Long Hưng, huyện Bù Gia Mập) không khỏi xót xa khi già nửa vườn cây vàng rực lá, ngổn ngang những cành chết bị chặt bỏ còn bỏ lại giữa hàng xông. Ông Chung cho biết, gần tháng nay vườn cây của gia đình phải nghỉ cạo, vì sợ chết cây và sản lượng giảm quá (chỉ còn 30 - 40%). Cứ 15 ngày phải phun thuốc 1 lần (gần 1 triệu đồng/ha), đã phun xịt 3 - 4 lần mà bệnh không thuyên giảm.

Tính đến tháng 8-2010, toàn tỉnh có hàng ngàn ha cao su bị nhiễm bệnh vàng rụng lá, chủ yếu xảy ra đối với giống cao su dòng vô tính LH 82/182 (RRIV4) của Viện Nghiên cứu Cao su Việt Nam. Cây bị nhiễm bệnh làm giảm sản lượng từ 40 đến 50%. Bệnh lây lan nhanh do tác nhân gió thổi và gặp thời tiết xấu, không điều trị kịp thời dẫn đến chết cây. Không chỉ các hộ dân mà các nông trường trực thuộc 7 công ty cao su trong toàn tỉnh cũng lao đao vì bệnh vàng rụng lá và đến thời điểm này đã trở thành đại dịch, ước tính thiệt hại hàng trăm tỷ đồng.

Nhất Sơn

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang