• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nho & hoa xứ lạnh

Nguồn tin: TT, 31/01/2006
Ngày cập nhật: 2/2/2006

Anh rót cho tôi một lúc hai ly rượu vang, một mang thứ màu hổ phách mới lạ, còn kia mang màu trắng trong tinh khiết. Đà Lạt, Sài Gòn hay Hà Nội? Anh chỉ ra vườn xa bên ngoài...

Trang trại thật mạnh mẽ trong thứ nắng đẹp miền cao nguyên khi dứt mùa mưa, sát bên phải nó là thác Gougah sâu hun hút nước đổ hùng dũng.

Nho! Bạn có tin cả một trang trại nho - thứ cây trái mà với VN là “độc quyền” của miền đất quanh năm nắng cháy Ninh Thuận - nằm ở Tây nguyên - xứ sở cây cà phê - không? Tôi lướt đi cùng anh qua từng vườn nho xanh mướt ngọt ngào phủ trên đầu, trái rủ xuống chùm chùm, mà dĩ nhiên tự hiểu ra thứ rượu kia từ đây mà ra, dù chủ nhân chỉ pha chế đủ để tiếp khách khi ai lọt vào trang trại.

“Cột” mình vào đất

Hỏi Sơn học nghề trồng hoa từ đâu, trong khi ngay công ty trồng hoa hàng đầu VN là Dalat Hasfarm khi mới tạo dựng nông trang còn phải đưa người sang Hà Lan, Indonesia... học, anh bảo: “Cứ liều là được. Kế đến nữa là sách, trên mạng, và tự mình dạy mình, sau mỗi lần đóng “học phí” thất bại”.

Không như người trồng nho miền duyên hải Ninh Thuận với nước tưới xả chảy vào từng rãnh gốc, hệ thống tưới vườn nho của anh được lắp theo những đường ống nhỏ trên không, điều khiển tự động, nước tóe ra nhè nhẹ như mưa bụi, và cho “mưa” nhiều lần trong ngày như thế.

Nho của anh ở xứ Phan Rang cũng chưa có mặt, nghe nói nó là giống đặc hữu của người Nhật. Người Nhật đã từng đưa sang Đài Loan trồng vào dịp xứ Phù Tang không thể trồng (mùa đông) để cung cấp trái. Ăn trái nho ở đây gặp một lúc bảy vị thơm cây trái khác nhau, như mùi của sim, táo, bom, nho, lê...

Huỳnh Tấn Sơn và vợ Thang Tú Vân: “Mời bạn nhấp một ngụm rượu nho nơi đây để hiểu thêm sự khác biệt của nho xứ lạnh”

Những người nông dân thường mất nhiều năm “thấm đòn” mới rút ra một qui trình trồng trọt cho một giống cây, còn anh liều mạng “dàn trận” ngay từ đầu với nho - loại cây bao thế kỷ nay chẳng nông dân Tây nguyên nào dám “rước” về cao nguyên. Ba năm trước, khi mang cả hai căn nhà đi thế chấp để theo nghiệp nông dân, anh quyết định không trồng “thử” mà trồng “thiệt”: luôn một lúc 1,5 ha. “Được ăn cả ngã về không, vì chỉ có số lượng nhiều như thế mới trói được mình vào gốc nho, mới dồn hết tâm lực suy nghĩ!”, anh kể.

Từ một nhân viên làm phân kim cho hoạt động khai thác vàng sa khoáng ở bãi vàng Tà In (ở xã vùng sâu Tà In, huyện Đức Trọng), anh ngả sang cây nho như một duyên nợ. Đúng là anh đã “cột” mình vào đất, bởi khi đưa tôi số điện thoại nhà, anh bảo: “Nếu gọi, nhớ sau mỗi 10 giờ đêm”. À, vậy là chàng nông dân này thường chỉ rời trang trại vào lúc người ta đã đi ngủ. Mà không chỉ anh, một năm sau khi nho chưa kịp ra trái, anh xúi người vợ trẻ bán nốt cửa hàng đồ điện gia dụng đang bán buôn phát đạt theo anh trồng nho. Đến hôm nay, người vợ trắng trẻo của anh cũng thành nông dân, mỗi ngày cắm mặt vào đất, kẹt dưới những tàng nho.

Từ trang trại nho này, nhiều tấn nho trái đã được đưa vào các nhà hàng sang trọng nhất Đà Lạt (45.000 đồng/kg, gấp nhiều lần so với nho đỏ Ninh Thuận), có mặt ở siêu thị cao cấp dưới Sài Gòn. Hằng ngày anh hết lầm lũi ở trang trại lại “cày” tự học kỹ thuật trồng nho, thu thập tài liệu về phân bón, phòng trừ sâu bệnh, như cái ngày mới khởi nghiệp chưa biết gì về nho.

Làm trang trại cho mai sau

Thương hiệu “Nho Tây nguyên”?

Huỳnh Tấn Sơn nhớ lại: “Thuở nhỏ, tôi đã từng thấy một nhà đầu tư trồng rau xuất khẩu người Nhật trồng chơi thành công (ra trái) một bụi nho ở Đức Trọng.

Song chẳng hiểu vì sao anh ta không thuê đất đầu tư mở trang trại chuyên canh nho ở đây. Lúc chán nghề phân kim, tôi nhớ ngay đến bụi nho ấy, và xem như nhặt lấy kết quả kia của anh ta, đúng hơn là ý tưởng về một trang trại nho ở miền núi cao, cho trái thơm ngon ngọt dịu khác biệt”.

Và anh mơ ước: “Tại sao không mơ ước cho Tây nguyên là một trung tâm cung cấp nho tươi cao cấp xuất khẩu hàng đầu của VN, hình thành thương hiệu nho Tây nguyên? Nếu “kịch bản nho” được hoàn tất, giống nho đặc biệt của tôi sẽ phổ biến ra khắp cao nguyên.

Khi đó, tôi sẽ cho không giống và bày nông dân nghèo cách để trồng chứ không độc quyền trồng, “ăn” một mình”.

Anh đặt tên cho trang trại của mình là “Hoa Mặt Trời”, để kỷ niệm về đứa con mang tên Thái Dương là dấu ấn về thời đoạn gian khổ nhưng anh biết sẽ đẹp nhất của mình. Bên cạnh những vườn nho, dễ bắt gặp những dãy nhà kính hiện đại và đầy hoa, không thua bất cứ trang trại hoa nông dân nào ở Đà Lạt, dù nó nằm dưới cao nguyên Lang Bian đến 35km, tức độ mát lạnh “trời cho” không bằng. Anh đưa tôi vào trong những căn nhà kính ấy, nơi “nuôi” toàn những giống hoa ngoại nhập từ Đài Loan, Nhật, Hà Lan, Thái Lan...

Lại phải ngạc nhiên trước những căn nhà đầy hoa lan hồ điệp - loài phong lan đang được ưa chuộng trên thế giới, Thái Lan trồng xuất khẩu ở qui mô công nghiệp nhưng nông dân Đà Lạt “bỏ qua”. Rồi những trại trúc lan, vũ nữ, thiên điểu, hồng môn, cẩm chướng, kiến tường, đồng tiền, lá chân vịt, baby, và ngay loài hoa “quí tộc”, khó trồng như lily cũng có mặt... Mỗi loài hoa số lượng sản xuất tính bằng nhiều chục đến vài trăm ngàn cây.

Hoa kiến tường - một loài hoa cao cấp mới du nhập vào Đà Lạt - được trồng theo từng luống, với nhiều độ tuổi khác nhau, mà anh nói chúng được lên kế hoạch khai thác theo dạng cuốn chiếu, ngày nào cũng có hoa để cắt và ngày nào cũng có trồng mới.

Tôi dám đoan chắc rằng đến lúc này thì đến người Đà Lạt cũng phải “dè chừng” vì một mẫu trang trại hoa như thế này vẫn có thể xuất hiện vững chãi ở vùng Đức Trọng, nơi “chuyên trị” cây bắp, cà phê, lúa, cà chua, su su... Còn các nhà làm lữ hành ở Đà Lạt, chẳng nói chẳng rằng, tự đưa nó vào các tour để mời du khách tham quan.

Anh nói rằng nay mai sẽ phủ cả 7ha đất ở đây bằng nho, và cũng chừng ấy diện tích hoa sẽ “đi theo”. Lững thững sang từng vườn nho, dừng lại ở vườn nho có những luống hoa còn thấp cây, anh nói: 150.000 cây kiến tường kia dành riêng để đón tết năm nay, đưa về Sài Gòn, ra Hà Nội theo những chuyến xe tốc hành.

Trang trại hoa - nho của anh hiếm thấy đến thế, nhưng hiện hoa trái từ đây đưa ra thị trường đều đặn mỗi ngày vẫn không nhãn mác, thương hiệu, bởi anh quan niệm phải “chín” thêm nữa, xứng đáng hơn mới dám dán lên cái nhãn “Hoa Mặt Trời”. “Làm trang trại cho mai sau là phải thế!”, anh nói.

Anh tên là Huỳnh Tấn Sơn, 34 tuổi, địa chỉ: làng Phú Tân, xã Phú Hội, huyện Đức Trọng, điện thoại: 063.678171 (nhưng nhớ gọi sau 22 giờ!).

NGUYỄN HÀNG TÌNH

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang