• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Ước mơ đổi đời từ cây dó bầu

Nguồn tin: Sài Gòn Giải Phóng, 06/09/2010
Ngày cập nhật: 8/9/2010

Tại buổi hội thảo phương pháp tạo trầm trên cây dó bầu tổ chức ở TPHCM cuối tháng 8 vừa qua, Hội Trầm hương Việt Nam (VAWA) cho biết, VAWA mới chính thức thử nghiệm 3 phương pháp tại một số trang trại trồng dó bầu ở Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu… vào đầu năm 2010 và tất cả vẫn trong thời gian khảo nghiệm, sớm nhất 1 - 2 năm mới có kết quả ban đầu. Tuy nhiên, từ cuối những năm 1990, việc cấy hóa chất vào cây dó bầu tạo trầm đã được thực hiện ở nhiều tỉnh miền Trung.

Khi cây dó bầu lên ngôi

Có thể nói, cây dó bầu mà sản phẩm của nó là trầm hương, kỳ nam có lịch sử rất lâu đời ở vùng Đông Nam Á như Malaysia, Thái Lan, Campuchia, Lào… trong đó trầm hương của Việt Nam được đánh giá cao về chất lượng. Năm 1991 trở về trước, Việt Nam xuất trầm hương dạng thô hoặc xuất theo dạng đồ gỗ mỹ nghệ, giá trị không cao (khoảng 10 – 15 triệu USD/năm), thị trường chính là lãnh thổ Đài Loan (Trung Quốc). Năm 1993, lãnh thổ này nhập 20 tấn trầm hương Việt Nam, năm 1994: 85 tấn, năm 1995: 103 tấn và năm 1998 đạt: 137 tấn…

Cuối thập niên 90, nguồn trầm hương tự nhiên gần như cạn kiệt, nên Chính phủ xem việc khai thác, mua bán trầm hương là trái phép. Và thời điểm này bắt đầu xuất hiện việc cấy hóa chất vào cây dó bầu để hy vọng sẽ có trầm. Những mày mò này đã tạo ra được kết quả bước đầu ở Quảng Nam. Từ đó, cây dó bầu được chú ý, bắt đầu trồng nhiều trong vườn nhà ở Quảng Nam, các tỉnh Bắc Trung bộ.

Cùng lúc đó, các trang trại trồng cây ăn trái, cao su (lúc đó giá rất thấp) vùng Đông Nam bộ, Nam Tây Nguyên bị bí đầu ra đã kỳ vọng và xem dó bầu có thể thay thế phù hợp với trên vùng đất vốn dĩ là rừng trước đây. Do vậy, diện tích cây dó bầu đã phát triển khá nhanh trong thập niên này. Năm 2004, diện tích cây dó bầu cả nước trên 4.900 ha, năm 2006 trên 8.900 ha. Và dù hiện nay chưa có con số chính thức, nhưng theo nhận định ở mức 20.000 ha.

Nhu cầu tiêu thụ trầm hương và tinh dầu trầm trên thế giới rất lớn, đặc biệt khu vực Trung Đông, dùng trong các buổi lễ tôn giáo, nhưng khả năng cung cấp chỉ khoảng 40%. Trong khi đó, việc tạo trầm cho cây dó bầu trồng đã cho kết quả khả quan sau 2 - 3 năm xử lý. Kết quả từ một số vườn dó bầu ở huyện Tiên Phước (Quảng Nam) thật đáng khích lệ, mặc dù chỉ thu được trầm loại 4, loại 5 (tốt nhất là kỳ nam, loại 1).

Với những kết quả này, có người nhận định, giá trị khai thác 1 ha dó bầu ít nhất cũng khoảng 3 tỷ đồng (đó là khả năng tạo trầm thấp). Ngay cả trường hợp cây không tạo được trầm, bán gỗ làm nhang vẫn có lãi cao so với trồng quế hoặc cây nguyên liệu giấy như keo, bạch đàn. Vì vậy, không ít nơi đã phá bỏ vườn cũ chạy đua với cây dó bầu.

Tuy nhiên, tại buổi hội thảo vừa qua, anh Huỳnh Hải Thanh, chủ trang trại ở huyện Bù Gia Mập, tỉnh Bình Phước cho biết, trồng 4.000 cây dó bầu trên 10 năm tuổi. Đã hợp đồng khoanh cấy được 30 tháng qua vẫn chưa cho kết quả như hứa hẹn ban đầu. Giờ đây, anh muốn bán bớt vườn dó bầu lớn tuổi để trang trải chi phí, nhưng mới có người nhận mua 100 cây với giá 100 triệu đồng. Anh cho biết thêm, hiện nay nhiều cây dó bị bệnh, rụng lá.

Tương tự, theo chị Thanh ở Đắc Nông, cây dó bầu trồng xen với cà phê cũng đã bị bệnh rụng lá, chết nhưng chưa biết phải làm sao. Ông Nguyễn Hữu Lợi, một nhà khoa học, sau nhiều năm nghiên cứu, đã chế ra một số chế phẩm có thể khắc phục tình trạng này. Song chính ông Lợi thừa nhận, chưa thấy ai giàu lên từ loại cây trồng này. Nếu có chỉ là những người buôn bán cây giống. Nói về cây giống, nếu không cẩn thận sẽ mang họa. Tuy nhiên ông Lợi cho rằng, vẫn hy vọng và có cơ sở để có thể làm giàu từ cây trồng này.

Công nghệ chế biến và khung pháp lý

Theo ông Hoàng Cảnh, Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thứ ký VAWA, đầu năm 2010, hội đã thử nghiệm việc cấy hóa chất hoặc vi sinh vào cây dó bầu của 3 đơn vị, tại Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu và Malaysia. Theo nhận định ban đầu 2 trường hợp trong nước cho kết quả tốt. Riêng tại Malaysia sau 1 năm toàn bộ cây (sản phẩm) được mua với giá 10 USD/kg. Một con số rất hấp dẫn trong bối cảnh hiện nay. Do vậy, nhiều người đã nôn nóng tìm cách liên hệ ký hợp đồng để cấy.

Tuy nhiên, VAWA khuyến cáo bà con cần tỉnh táo, chờ đánh giá chính thức của VAWA rồi thực hiện. Tiến sĩ Trần Văn Minh cho rằng, giống, phương pháp cấy, công nghệ chưng cất tinh dầu là những vấn đề nhà nước cần có câu trả lời rõ, giúp người trồng dó bầu hiện nay. Hơn nữa, nhu cầu trầm hương, nhất là tinh dầu trầm có thể nói rất lớn. Vấn đề hiện nay, nhà nước cần sửa đổi lại khung pháp lý. Thực tế một số nơi đã cấy ghép và cho ra trầm hương nhân tạo (phẩm cấp thấp) nhưng pháp luật vẫn cấm xuất khẩu trầm hương.

Để lách luật, các công ty bán theo đường tiểu ngạch, với tên gọi nguyên liệu làm nhang, được miễn thuế. Cách làm này, doanh nghiệp gặp rủi ro, nhà nước thất thu thuế. Ông Hoàng Văn Được, Tổng Thư ký Hiệp hội Tinh dầu Hương liệu Mỹ phẩm Việt Nam cho rằng, cần có chiến lược quốc gia, hành lang pháp lý cho cây dó bầu tạo trầm. Vì 95% trầm trên thị trường hiện nay là trầm nhân tạo.

Tiến sĩ sinh vật học Nguyễn Thị Mê Linh cho rằng, nên có sự liên kết với nhà vi sinh học để phân tích thành phần trong sản phẩm, giúp nhà sản xuất. Điều này nhà nước nên giao cho viện, trường nghiên cứu tiếp về quy trình công nghiệp nuôi cấy này để hỗ trợ nhà vườn. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều phương pháp khác nhau mà nhà vườn không thể hiểu và nhận biết hết để có sự lựa chọn đúng. Theo ông Trần Tú Trân, Ủy viên BCH VAWA, việc mua bán trầm hương và sản phẩm trầm trong nước chủ yếu là cảm quan, nhìn nhau và thương lượng.

Trong khi thị trường thế giới, đặc biệt là Trung Đông, chỉ mua và mua đúng giá khi sản phẩm đó phải có sự phân tích thành phần rõ ràng. Ở thị trường Dubai, tinh dầu sau tinh chế, lưu giữ 2 năm mới bán, trong khi Việt Nam bán ngay nên giá thấp so với thị trường đến 3 - 4 lần. Vì vậy, việc chưng cất tinh dầu trầm cần được nghiên cứu để có quy trình công nghệ phù hợp. Ngoài trầm hương, tinh dầu trầm là sản phẩm được thị trường ưa chuộng có giá 50.000 USD (gần 1 tỷ đồng)/lít.

Công Phiên

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang