• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Làm gì để nâng cao giá trị hạt gạo ĐBSCL: Còn nhiều bất cập, yếu kém

Nguồn tin: Báo Cần Thơ, 03/09/2010
Ngày cập nhật: 6/9/2010

Việt Nam là “á quân”, đứng sau Thái Lan trong xuất khẩu gạo trên thế giới. Tuy nhiên, thực trạng của những yếu kém trong sản xuất lúa gạo của Việt Nam, nhất là vựa lúa quốc gia - vùng Đồng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL) từ nhiều năm nay chưa được giải quyết một cách thấu đáo. Điều này cũng lý giải phần nào tại sao thị trường lúa gạo còn nhiều bấp bênh, người trồng lúa vì sao chưa được hưởng lợi...

TỶ LỆ CƠ GIỚI HÓA THẤP

An Giang là địa phương có sản lượng lương thực bình quân cao nhất cả nước, trên 3 triệu tấn/năm. Trước năm 2006, toàn bộ diện tích lúa của An Giang chỉ thu hoạch bằng thủ công, tỷ lệ hao hụt khá lớn (chiếm 7,06%), sản lượng lúa tổn thất hằng năm trên 160.000 tấn (tương đương 640 tỉ đồng)... Trong những năm qua, tỉnh đã có chủ trương hỗ trợ vốn tín dụng với lãi suất 0% và trả chậm trong vòng 3 năm để khuyến khích nông dân mua máy gặt lúa, máy sấy và máy cấy lúa... Nhờ đó, chỉ hơn 2 năm, số lượng máy nông nghiệp tăng nhanh. Đến vụ đông xuân 2008 - 2009, An Giang có trên 900 máy gặt lúa các loại, ứng dụng trên gần 57.000 ha và chiếm 26% so với tổng diện tích canh tác lúa của tỉnh...

Ở TP Cần Thơ, đến năm 2010, chỉ có 271 máy gặt lúa các loại, phục vụ thu hoạch khoảng 20 - 30% diện tích lúa. Ngoài ra, toàn TP Cần Thơ có 586 máy sấy lúa các loại với tổng công suất khoảng 4.102 tấn/mẻ, giải quyết sấy lúa vụ hè thu khoảng 42%.

Theo ngành nông nghiệp các địa phương ở ĐBSCL, trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất lúa là ngành đã được nông dân áp dụng cơ giới hóa với tỷ lệ cao ở nhiều khâu như: làm đất, bơm tưới, xay xát lúa... Trong các khâu này, khâu làm đất và bơm tưới gần như đã được thực hiện cơ giới hóa 100%. Còn ở khâu sạ lúa, hiện mới có 15 - 20% diện tích được nông dân sử dụng máy gieo sạ. Trong khi sử dụng máy gieo sạ để sạ hàng giúp giảm lượng lúa giống, phân bón, lại ít sâu bệnh, năng suất lúa chẳng những không giảm mà có thể tăng 0,5 tấn/ha. Ở khâu thu hoạch và sau thu hoạch, theo Viện Lúa ĐBSCL, nông dân ĐBSCL đang sử dụng 3.400 máy gặt xếp dãy, khoảng 40 máy gom tuốt và 5.000 máy gặt đập liên hợp (GĐLH) để thu hoạch lúa. Các máy gặt này chỉ phục vụ cơ giới hóa được khoảng 30% diện tích lúa tại ĐBSCL. Còn ở khâu sấy lúa, hiện toàn vùng có khoảng 6.500 lò sấy (công suất qui 4 tấn/lò), các lò sấy này mới chỉ đáp ứng được 30% nhu cầu sấy lúa của bà con trong vụ hè thu, thu đông...

Dù được xem mang lại hiệu quả kinh tế cao, góp phần làm giảm thất thoát trong sản xuất lúa từ 12 - 14% xuống còn 9 - 10%, nhưng với kết quả trên, cơ giới hóa trong các khâu gieo sạ, thu hoạch và sau thu hoạch lúa ở ĐBSCL được đánh giá còn chậm. Bên cạnh điều kiện thổ nhưỡng, việc sản xuất còn manh mún nhỏ lẻ, nguyên nhân của tình trạng chậm cơ giới hóa trong sản xuất nông nghiệp vùng ĐBSCL còn do tập quán sản xuất của nông dân. Ngoài ra, vốn đầu tư cho các thiết bị máy móc phục vụ thu hoạch lúa, sấy khô khá cao nên nông dân còn ngại và khó tiếp cận các nguồn vốn vay để trang bị máy móc cho sản xuất nông nghiệp... Ông Lâm Văn Khiêm, thị trấn Tràm Chim, huyện Tam Nông, tỉnh Đồng Tháp, cho biết: “Bây giờ, giá thuê mướn nhân công tăng cao, có nhiều lúc bước vào thu hoạch lúa đông ken rất khó tìm thuê nhân công cắt và gom lúa. Vì vậy, nhà nông cũng đã tính đến việc sử dụng máy GĐLH. Nhưng muốn đầu tư phải bỏ ra số vốn quá lớn, đa phần nông dân chưa có khả năng và sợ không hiệu quả do chậm thu hồi vốn, máy mau hư hỏng...”. Theo ông Khiêm, giá máy GĐLH ít nhất cũng trên 200 triệu đồng/máy, riêng máy của Nhật sản xuất phải tốn từ 450 - 500 triệu đồng/máy...

TỒN TRỮ LÚA GẠO YẾU

Hiện nay, đa số nông dân trồng lúa ở ĐBSCL không có tập quán và điều kiện trữ lúa. Ngay sau thu hoạch xong, họ thường bán ngay do phải thanh toán các khoản nợ (vốn vay ngân hàng, tiền vật tư nông nghiệp, thuê nhân công...). Còn khi chưa bán lúa, nông dân trữ lại bằng cách cho lúa vô bao, chất đống trong nhà hoặc xung quanh nhà. Cách làm này, vừa dễ gây thất thoát, vừa dễ ảnh hưởng đến chất lượng lúa...

Tiến sĩ Lê Văn Bảnh, Viện trưởng Viện Lúa ĐBSCL, cho rằng: Thái Lan họ chỉ có khoảng 5 - 6 đầu mối DN xuất khẩu gạo nhưng hệ thống kho tàng tồn trữ gạo và công tác dự báo thị trường của họ rất tốt, lúc giá gạo thế giới rẻ họ đem vào kho dự trữ, lúc nào giá tốt đem ra bán. Còn nước ta hiện có hơn 200 DN xuất khẩu nhưng nhiều DN không có vùng nguyên liệu, không nhà máy xay xát, không có kho tàng tồn trữ gạo. Nhiều DN còn làm ăn theo kiểu mua đầu này bán lại cho đầu kia, không mua lúa mà chỉ mua gạo rồi xuất khẩu. DN mua gạo, trong khi đó nông dân cần bán lúa, dẫn đến tồn tại khâu trung gian quá lớn. Việc tiêu thụ lúa của nông dân còn phụ thuộc vào mạng lưới trung gian là các thương lái nên nhiều lúc còn bị thiệt thòi về giá...

Theo tính toán của ngành nông nghiệp, hiện nay, nhu cầu kho trữ lúa gạo cho ĐBSCL là khoảng 4 triệu tấn. Tuy nhiên, các kho trữ lúa gạo trong vùng chỉ mới đáp ứng khoảng 1/3 nhu cầu. Điều đáng quan tâm là trong số các kho trữ lúa gạo hiện có, nhiều kho trữ lúa gạo của doanh nghiệp còn mang tính là kho chứa, chứ không phải kho tồn trữ. Bởi phần lớn các kho này chưa có hệ thống thông gió tốt, chưa có hệ thống xử lý nhiệt độ, độ ẩm... nên còn chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố thời tiết bên ngoài, chưa đảm bảo việc tồn trữ lúa gạo trong thời gian dài. Điều này khiến doanh nghiệp còn nhiều bị động trong việc xuất khẩu gạo, dẫn đến bị thiệt về giá và người trồng lúa trong nước khó có thể bán lúa được với giá cao.

Hiện nay, ở ĐBSCL cũng như cả nước, nhiều doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực xuất khẩu lúa gạo nhưng không có nhà máy xay xát, không có kho tàng tồn trữ lúa mà chỉ có kho chứa gạo và chỉ thực hiện việc mua gạo lức về lau bóng rồi xuất khẩu. Rất ít các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước thực hiện việc mua lúa để tồn trữ trong kho, chờ giá tăng đem ra chế biến xuất khẩu. Trong khi đó, ông Hồ Minh Khải, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ, TP Cần Thơ, cho biết: “Gạo muốn đảm bảo chất lượng tốt thì chỉ dự trữ trong khoảng 3 tháng, còn không sau đó phải đem lau bóng lại. Còn nếu trữ lúa có thể trữ đến 6 tháng, thậm chí lâu hơn nữa mà chất lượng vẫn đảm bảo tốt”. Thực trạng vừa nêu cũng lý giải phần nào tại sao mỗi khi thị trường xuất khẩu gặp khó, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong nước nhanh chóng rơi vào thế bị động, lo sợ gạo để lâu chưa xuất được sẽ bị giảm phẩm cấp, giảm giá bán.

THU MUA TẠM TRỮ LÚA GẠO: GIẢI PHÁP TÌNH THẾ

Trong những vụ lúa gần đây, khi đầu ra trong xuất khẩu bị “tắc” hoặc gặp khó khăn, ngay lập tức giá lúa gạo trong nước cũng bị giảm, thậm chí bị tồn đọng trong dân với số lượng lớn. Đảm bảo đầu ra cho người trồng lúa trong những lúc khó khăn, Chính phủ đã chỉ đạo cho Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) yêu cầu các thành viên thu mua lúa gạo tạm trữ, chờ thị trường xuất khẩu thuận lợi. Theo đó, Nhà nước sẽ hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay trong thời gian tạm trữ. Chính phủ đã giao Tổng công ty Lương thực miền Nam triển khai mua tạm trữ 500.000 tấn quy gạo vụ hè thu năm 2009, trong vụ đông xuân 2009 - 2010 Chính phủ chỉ đạo thu mua tạm trữ 1 triệu tấn gạo và gần đây Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo mua tạm trữ tối đa 1 triệu tấn quy gạo vụ hè thu năm 2010...

Giải pháp thu mua tạm trữ lúa gạo của Chính phủ đưa ra trong thời gian qua đã đem lại tín hiệu rất tích cực. Sau khi các doanh nghiệp xuất khẩu gạo trong vùng ĐBSCL triển khai các đợt thu mua lúa gạo tạm trữ, giá lúa trên thị trường nhích lên và số lượng lúa tồn đọng trong dân từng bước được giải quyết. Nhưng đây chỉ là giải pháp tình thế. Bởi các doanh nghiệp thực hiện việc thu mua lúa gạo tạm trữ gặp phải khó khăn về vốn và còn nhiều lúng túng trong thực hiện các hồ sơ thủ tục để được hỗ trợ lãi suất vốn vay. Theo ông Hồ Minh Khải, Giám đốc Công ty TNHH Một thành viên Nông nghiệp Cờ Đỏ, TP Cần Thơ vừa qua công ty được VFA phân bổ chỉ tiêu mua tạm trữ 10.000 tấn gạo (tương đương 20.000 tấn lúa) kể từ tháng 7 đến tháng 9-2010. Đến cuối tháng 8-2010, công ty đã thu mua hoàn thành chỉ tiêu trên với giá lúa trên 3.500 đồng/kg theo quy định của Chính phủ. Cụ thể thời điểm đầu tháng 7-2010 công ty mua lúa thường trong dân với giá khoảng 3.800 - 4.000 đồng/kg, còn lúa thơm khoảng 5.000 - 5.200 đồng/kg... Dù được hỗ trợ lãi suất nhưng doanh nghiệp lại gặp khó khăn do thời gian tạm trữ kéo dài. Chẳng hạn như trong vụ đông xuân 2009 - 2010, công ty đã thu mua tạm trữ vài nghìn tấn gạo nhưng đến đầu tháng 8-2010 vẫn chưa thể xuất hết số gạo này...

Ngoài các vấn đề vừa nêu, nhiều doanh nghiệp xuất khẩu gạo thuộc VFA còn nhiều khó khăn về kho trữ, lệ thuộc vào thị trường xuất khẩu nên đôi khi phải ôm vào số lượng lớn gạo nhưng rất khó xuất kho trong thời gian ngắn... và có thể ảnh hưởng đến chất lượng, giá bán bị giảm. Trong khi đó, nông dân bán lúa nhưng các DN thường mua gạo nên DN cũng khó trong việc mua lúa với giá đảm bảo cho nông dân có lời 30 - 40% theo như định hướng của Chính Phủ.

Ngày 17-4-2009, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định 497/QĐ-TTg về việc hỗ trợ lãi suất vốn vay mua máy móc thiết bị, vật tư phục vụ sản xuất nông nghiệp và vật liệu xây dựng nhà ở khu vực nông thôn. Theo đó, nông dân sẽ được hỗ trợ 100% lãi suất tiền vay ngân hàng khi mua máy móc, phương tiện phục vụ sản xuất, chế biến nông nghiệp (do trong nước sản xuất) đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân trong khoảng thời gian từ 1-5 đến 31-12-2009. Năm 2010, Nhà nước tiếp tục hỗ trợ lãi suất đối với các khoản vay theo hợp đồng tín dụng được ký kết, giải ngân từ ngày 1-1-2010 đến 31-12-2010.

Tuy nhiên, chính sách này khi triển khai còn nhiều vướng mắc về văn bản hướng dẫn, thủ tục vay vốn... và khả năng tiếp cận nguồn vốn hỗ trợ của doanh nghiệp vừa và nhỏ, của các hộ nông dân vẫn còn bị hạn chế... Nông dân muốn được hỗ trợ về vốn hầu như buộc phải mua các loại máy móc nội địa, trong khi chất lượng nhiều loại máy móc nội địa chưa thật sự tạo sự tin tưởng tuyệt đối cho nông dân...

VĂN CÔNG - ANH KHOA

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang