• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trà Vinh: Hoạt động thu hoạch và sấy lúa ở nhóm cộng đồng

Nguồn tin: Trà Vinh, 30/08/2010
Ngày cập nhật: 31/8/2010

Giảm thất thoát trong thu hoạch và sau thu hoạch nhằm nâng cao thu nhập cho nông dân là hoạt động nổi bật của Dự án nâng cao đời sống ở Trà Vinh trong các năm gần đây. Với việc hỗ trợ cho các nhóm cộng đồng máy gặt đập liên hợp, các lò sấy lúa đã giúp cho nông dân giảm được nhiều khó khăn trong thu hoạch như thiếu nhân công lao động, thiếu điều kiện sân bãi đồng thời kéo giảm chi phí sản xuất, giảm thất thoát trong thu hoạch, nâng cao phẩm chất hạt lúa, nông dân bán lúa được giá hơn.

Những năm trước đây, khi đến mùa thu hoạch là nông dân phải khổ sở đi tìm công cắt, công gánh và vận chuyển để mang hạt lúa về nhà. Để hạt lúa về tới nhà có khi nông dân phải mất nhiều ngày, hạt lúa khi về đến nhà không còn màu vàng óng ả mà đã ngã màu do bị ẩm mốc và mọc mọng. Nguyên nhân là do lực lượng lao động tại địa phương đi làm xa ở các tỉnh, thành khác. Đó là câu chuyện của hơn 2 năm về trước.

Hiện nay đến mùa thu hoạch là âm thanh từ tiếng máy gặt đập liên hợp vang đi khắp đồng. Một chiếc máy làm thay được các công việc của người thợ cắt, thợ gánh, thợ tuốt lúa. Một ngày 1 máy gặt đập liên hợp có thể cắt được 3 ha, làm thay công việc của 30 lao động trên đồng. Không những giải phóng sức lao động cho nông dân mà những ưu điểm của chiếc máy còn mang lại lợi ích cho nông dân nhiều mặt. ông Huỳnh Văn Công, Ấp Phú Nhiêu xã Mỹ Chánh nói: chiếc máy gặt đập liên hợp tiện cho nông dân 2,3 mặt: lúa khô ráo, nhẹ chi phí cho nông dân, nhân công đi làm thành phố hết nếu không có máy nông dân sẽ rất khó.

Ở tỉnh Trà Vinh, Dự án Nâng cao đời sống khởi đầu đưa máy gặt đập liên hợp vào đồng ruộng. Thông qua Nhóm cộng đồng, Dự án Nâng cao đời sống hỗ trợ vốn không lãi cho các thành viên mua máy. Loại máy hỗ trợ cho các nhóm cộng đồng giá thành phù hợp với điều kiện kinh tế của nhóm cộng đồng và được các chuyên gia tư vấn chọn lọc rất kỹ qua các các kỳ hội thi máy gặt đập liên hợp khu vực ĐBSCL. Ngoài ra các thành viên nhóm máy mỗi người được tập huấn đầy đủ kỹ thuật vận hành máy và cung cấp kiến thức quản lý máy, điều hành hoạt động của nhóm máy. Do đó các máy gặt đập liên hợp khi đi vào hoạt động đã nhanh chóng thuyết phục được bà con nông dân về độ sạch và sự hao hụt khi cắt lúa. Ông Nguyễn Văn Tuấn, ấp Kinh Xuôi - xã Thông Hòa nói: cắt 3, 4 vụ thấy máy này là ngon nhất, bà con thích nên chọn máy này cắt hoài luôn. Còn Bà Trần Thị Mỹ Nương, Trưởng Nhóm cộng đồng Ngãi Hòa I so sánh: mình đi cắt nhiều nơi như Càng Long, Châu Thành bà con so sánh nhiều máy thấy máy của mình vừa ý, cắt sạch, dễ bán. Hiện nay chỗ đồng này là bà con chờ máy mình mới cắt.

Các nhóm máy gặt đập liên hợp đã đem lại nhiều lợi ích cho nông dân trồng lúa như: lợi ích do thu hoạch bằng máy rẻ hơn thu hoạch thủ công, giảm hao hụt nhờ gặt đúng lúc, giảm hao hụt so với gặt thủ công, giá bán lúa cao do lúa sạch. Theo đánh giá hiệu quả tác động của mô hình dịch vụ nhóm máy gặt đập liên hợp ở các nhóm cộng đồng vào cuối năm 2009 của Dự án Nâng cao đời sống ở Trà Vinh thì bình quân cứ 1 ha lúa thu hoạch bằng máy gặt đập liên hợp nông dân đã tăng thêm được trên 5,5 triệu đồng thu nhập. Số tiền này sẽ rất lớn nếu tất cả diện tích lúa ở Trà Vinh được thu hoạch bằng máy.

Ngoài ra các nhóm máy gặt đập liên hợp cũng giải quyết thu nhập ổn định cho các thành viên trên 100 ngàn đồng/người/ngày. Với sự hỗ trợ trọn gói của dự án cho các nhóm máy từ đầu tư vốn đến hỗ trợ kỹ thuật đã giúp cho các nhóm máy vững tâm hoạt động. Ông Mai Văn Guôl, Trưởng Nhóm máy Kinh Xuôi nói: tôi thấy dự án hỗ trợ phần vốn, kỹ thuật, điều hành sổ sách đầy đủ. Đầu tư như vậy rất an tâm, vững tâm hơn. Nếu mình tự bỏ tiền ra thì không được như vậy.

Trong thời gian gần đây số lượng máy gặt đập liên hợp ở ĐBSCL đang gia tăng mạnh, có nhiều máy từ các tỉnh khác đến hoạt động trên các cánh đồng tỉnh Trà Vinh khi đến vụ thu hoạch. Do đó, đã xuất hiện hiện tượng cạnh tranh không lành mạnh, giá thu hoạch bằng máy từ 2.000.000 đ/ha năm 2007 đến nay chỉ còn 1.600.000 đ/ha, trong khi đó dầu liên tục tăng giá. Đặc biệt có những trường hợp “phá giá” chỉ còn 1.400.000 đ/ha, bằng giá cắt lúa thủ công. Để hỗ trợ các nhóm máy gặt đập liên hợp đối phó với tình trạng trên, dự án đã tổ chức các hoạt động liên kết nhằm giúp các nhóm mở rộng địa bàn hoạt động tìm khách hàng, trao đổi thông tin giá cả để có được giá thu hoạch hợp lý, chia sẻ kinh nghiệm về quản lý điều hành và kỹ năng vận hành máy giữa các tổ kỹ thuật, tạo sự tự tin và củng cố sức mạnh tập thể giữa các nhóm, thực hiện những cam kết có lợi cho cả các bên không để xẩy ra “phá giá” giữa các nhóm, liên kết để tạo sức mạnh trong hoạt động, tạo sự tín nhiệm, xây dựng mối quan hệ chặt chẽ với nông dân.

Tiếp theo sau sự hỗ trợ máy gặt đập liên hợp, Dự án Nâng cao đời sống ở Trà Vinh cũng rất quan tâm đến hoạt động sấy lúa. Hiện nay dự án đã đầu tư 9 lò sấy lúa nhằm đáp ứng nhu cầu sấy lúa ở địa phương. Các lò sấy này được xây dựng theo thiết kế mới. So với các loại lò sấy dân gian trong tỉnh trước đây, thì thiết kế của loại lò sấy này giúp các nhóm cộng đồng làm dịch vụ sấy tiết kiệm được khoảng 30% nhiên liệu, chất lượng sấy tăng, giảm được 50% số gạo gãy, chất lượng hạt lúa tăng đáp ứng được nhu cầu của bạn hàng mua lúa bán cho các nhà máy, đặc biệt là tiết kiệm được công lao động đảo lúa nên giảm được chi phí sấy rất lớn. Các lò sấy lúa dự án đầu tư được tập huấn rất kỹ về kỹ thuật sấy lúa, về kiến thức quản lý lò sấy, cách thức tiếp thị, định giá dịch vụ sấy lúa. Nhất là được tham quan học tập các mô hình lò sấy đang hoạt động thành công để về áp dụng tại lò sấy của nhóm mình. Hoạt động của các lò sấy lúa mang lại nhiều lợi ích cho nông dân. Ông Hồ Văn Ra, Trưởng Nhóm cộng đồng dịch vụ sau thu hoạch Long Thới III nói : về lợi ích, cho bà con rất thích vì mùa mưa không có sân phơi. Mùa mưa 1 công lúa bán được 2,5 triệu nếu không bị mưa; còn nếu mắc mưa không phơi được kịp thời thì bán chỉ còn 1,6 triệu thôi mà cả gia đình còn vất vã.

Ngoài ra các nhóm máy sấy còn đầu tư thêm vốn để mua lúa sấy, tạo thêm thu nhập, không những tạo việc làm cho các thành viên trong nhóm mà còn giải quyết được khá đông lao động nhàn rỗi tại địa phương. Lò sấy của Nhóm cộng đồng dịch vụ sau thu hoạch Long Thời III hiện đang hoạt động rất tất bật để đáp ứng nhu cầu sấy lúa của bà con nông dân tại địa phương. Lò sấy ngoài việc tạo việc làm cho 12 thành viên trong nhóm sấy lúa còn giai quyết việc làm cho thêm 7 lao động địa phương. Hiện nay do chưa có lưới điện 3 pha, lò sấy phải chạy bằng động cơ dầu; nếu được kéo điện 3 pha thì chi phí sấy lúa cho nông dân sẽ được hạ thấp xuống. Ông Hồ Văn Ra - Trưởng Nhóm cộng đồng dịch vụ sau thu hoạch Long Thới III đề nghị Công ty Điện lực cung cấp điện; nếu có điện tôi sẽ tiết kiệm tiền dầu 40.000 đ/giờ, sẽ xây thêm nhà máy chà gạo lúc đó không tốn tiền mua trấu, mình sẽ hạ giá thành xuống bằng với chi phí thuê lao động phơi lúa, bà con sẽ sấy lúa nhiều hơn và nhóm cộng đồng sẽ hoạt động tốt hơn.

Hiện nay Dự án Nâng cao đời sống ở Trà Vinh đã hỗ trợ 49 máy gặt đập liên hợp và 9 lò sấy lúa cho các nhóm cộng đồng trong tỉnh. Hoạt động hỗ trợ máy gặt đập liên hợp và các lò sấy lúa của Dự án Nâng cao đời sống ở Trà Vinh được UBND tỉnh đánh giá cao, dự án đã tạo được mô hình để tỉnh xây dựng chương trình cơ giới hoá nông nghiệp của tỉnh. Ngân sách tỉnh đang đầu tư cho các hoạt động sau thu hoạch từ năm 2009 đến 2012 là 40 tỉ đồng; chương trình này sẽ hỗ trợ nông dân mua 130 máy gặt đập liên hợp và máy sấy lúa, đồng thời đào tạo và tư vấn kỹ thuật cho nông dân.

Thành Trung – Tấn Đạt

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang