• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Nuôi chồn lấy cà phê chồn ở Tây nguyên

Nguồn tin: Sài Gòn Tiếp Thị, 30/08/2010
Ngày cập nhật: 30/8/2010

Ở thủ phủ cà phê Tây Nguyên, việc nuôi chồn để thu cà phê ngày càng nở rộ. Và trên thị trường, cà phê chồn thật giả lẫn lộn đang đánh lừa người tiêu dùng.

cà phê chồn được tạo ra từ chồn, cứ vào vụ cà phê, chồn hương chọn ăn những quả chín mọng, không bị sâu. Enzym tiêu hoá trong dạ dày con chồn tương tác với vỏ cà phê làm thay đổi thành phần và hương vị hạt cà phê thải ra theo đường tiêu hoá của chồn. Loại cà phê này có hương vị hấp dẫn, quyến rũ đặc biệt đến vị giác của người thưởng thức.

80 con chồn cho 500 kg cà phê mỗi năm

Ông Hoàng Mạnh Cường ở phường Tân Tiến, TP Buôn Ma Thuột, Dăk Lăk là người sản xuất kinh doanh cà phê chồn từ năm 2004. Lúc còn nhỏ, ông thường đi nhặt những quả cà phê thơm ngon rụng dưới gốc do con chồn thải ra đem về rang xay riêng để uống trong nhà, và ông bắt đầu để ý đến cà phê chồn từ đó…

Ông Cường đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại khang trang, đăng ký nguồn gốc chồn nuôi với cơ quan kiểm lâm. Đây là những con chồn hương được chăm sóc chu đáo, nuôi nhốt trong môi trường như ở… rừng. Thức ăn cho chúng là các loại cá, thịt, hoa quả chín. Vào vụ thu hoạch cà phê, ông đến tận vườn chọn mua những quả chín mọng, với giá cao hơn hai – ba lần giá thị trường về cho chồn ăn. cà phê chồn được thu hoạch vào buổi sáng sau khi chồn thải ra hạt cà phê còn nguyên, đem rửa sạch, sấy khô đóng gói. Một vụ cà phê, mỗi con chồn có thể cho 5 – 6 kg cà phê.

Ông Cường cho biết, để có được sản phẩm cà phê chồn chất lượng tốt, phải nuôi chồn trong điều kiện giống môi trường tự nhiên và cà phê cho chồn ăn không bị sâu, hoặc nhiễm thuốc hoá học. Năm 2009, ông Cường thu được 500 kg cà phê từ đàn chồn 80 con. Sản phẩm làm ra chủ yếu bán lẻ cho khách du lịch và những người có thu nhập cao với giá từ 1 – 1,5 triệu đồng/kg. Bên cạnh đó, ông còn ký hợp đồng cung cấp sản phẩm ổn định cho công ty Sài Gòn Ban Mê để xuất khẩu sang Nhật và các nước châu Âu. “Nhiều người nghe nói cà phê chồn cho rằng đó là chuyện đùa, tuy nhiên, khi chứng kiến việc nuôi chồn làm cà phê mới ngỡ ngàng”, ông Cường nói. Theo ông Cường, làm cà phê chồn không khó, thu nhập mang lại rất lớn và thân thiện với môi trường.

Loại cà phê này được tạo ra hoàn toàn bằng thủ công, có nguồn gốc tự nhiên, không có chất hoá học, nên có giá trị rất lớn. Người nông dân cũng như các công ty cà phê ỏ Dăk Lăk, Dăk Nông, Gia Lai… làm cà phê chồn ngày càng nhiều.

Tràn lan cà phê hương chồn

Hiện nay, ở Việt Nam rất hiếm có loại cà phê chồn hoang dã, mà chủ yếu là cà phê thu từ chồn nuôi, có giá lên đến 50 – 60 triệu đồng/kg. Giá quá cao, nên sản phẩm này khó có thể tiêu thụ ở nội địa, mà chủ yếu dành cho xuất khẩu. Từ đó, người nông dân gặp nhiều khó khăn, trong sản xuất và tiếp cận thị trường quốc tế. Thông thường, các doanh nghiệp thu mua sản phẩm xuất khẩu đều yêu cầu người sản xuất phải chứng minh được nguồn gốc pháp lý rõ ràng của sản phẩm, bởi chồn hương là động vật hoang dã quý hiếm, phải được bảo tồn, cấm nuôi trái phép.

Công ty cà phê Trung Nguyên lại chọn hướng đi khác là thu mua cà phê chồn nguyên liệu của người nông dân thu lượm trong tự nhiên ở rẫy cà phê trong rừng sâu. Sản phẩm này được chế biến thủ công qua các công đoạn để đảm bảo giữ được hương vị tự nhiên. Mỗi ký cà phê chồn nguyên liệu được mua với giá từ 1 – 10 triệu đồng, rang xay đặc biệt bán với giá 3.000 USD. Công ty chỉ sản xuất cho những khách hàng đặc biệt ký hợp đồng với số lượng hạn chế. Một cán bộ của công ty cho biết, cà phê thu từ chồn nuôi nhốt không có giá trị như chồn tự nhiên. Vì vậy số lượng cà phê chồn đích thực trên thị trường là rất hạn chế.

Sản xuất công nghiệp cà phê chồn

Phần lớn sản phẩm mang tên cà phê chồn hiện nay trên thị trường đều được sản xuất công nghiệp. Các công ty cà phê sử dụng hương chồn nhân tạo trộn vào cà phê trong quá trình chế biến để tạo ra sản phẩm có hương vị như cà phê chồn tự nhiên. Các loại này được bán tràn lan trên thị trường, các tín đồ cà phê rất khó phân biệt với cà phê chồn tự nhiên. Vào một quán cà phê sang trọng, loại cà phê VIP này cũng chỉ có giá 30.000 – 50.000 đồng/ly. Trên thế giới chỉ có Indonesia và Việt Nam có cà phê chồn với số lượng rất hạn chế, chủ yếu dùng làm quà biếu, không có để bán phổ biến trên thị trường như hiện nay.

YÊN XUÂN

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang