• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Trang trại “kỳ cục” của anh Kỳ Phùng

Nguồn tin: TN, 20/01/2006
Ngày cập nhật: 20/1/2006

Ở Việt Nam, có lẽ ít ai nghĩ đến việc nuôi những con rắn mối, chàng hiu, kỳ nhông, bọ cạp, kỳ tôm, kỳ sừng, nhái bầu, ễnh ương... để kiếm tiền. Thế nhưng có một người đã dám mở trang trại nuôi toàn những con "kỳ cục" này để hái ra... USD, đó là anh Lê Kỳ Phùng. Hiện trang trại có 117 chuồng với hơn 80 ngàn con các loại, mỗi tháng xuất khẩu sang Mỹ, Pháp, Đức, Tây Ban Nha... từ 10 đến 15 nghìn con, thu về khoảng 20 ngàn USD.

Thú vui "lạ đời"

Đến xã Tam Phước, huyện Long Thành (Đồng Nai) hỏi trang trại Phú An hầu như ai cũng biết bởi trang trại này nuôi toàn những con vật mà ở Việt Nam ít thấy người mua. Trang trại rộng nằm lọt thỏm trong khu vườn tuyệt đẹp với cây xanh, hoa cảnh và những thảm cỏ xanh rờn. Càng đi sâu vào chúng tôi không khỏi ngạc nhiên trước màu xanh hoa cỏ nối tiếp hết lối đi này đến lối đi khác, không ngờ ngoài tài chăn nuôi, kinh doanh, ông chủ Phùng còn yêu thiên nhiên và có tâm hồn nghệ sĩ đến thế. Nơi đây đã từng hân hạnh được đón tiếp Tổng bí thư Nông Đức Mạnh, Phó thủ tướng Thường trực Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Vũ Khoan và nhiều vị khách quý nước ngoài như Chủ tịch Hội động vật hoang dã thế giới... đến thăm.

Tiếp chúng tôi là ông chủ với dáng người đậm, giọng nói chất phác chính hiệu... nông dân. Khi được hỏi lý do tại sao chọn những con vật "lạ đời" này làm "bạn", anh hồ hởi hẳn lên và bắt đầu câu chuyện. Từng là một giáo viên ở Cà Mau nhưng rồi cuộc sống đưa đẩy anh trở thành một người làm kinh doanh. Năm 1990, anh đưa cả gia đình lên TP.HCM làm nghề may và kinh doanh quần áo trẻ em. Hằng ngày sau những lúc chở vợ đi mua vải, giao hàng ở chợ An Đông, anh Phùng còn dành thời gian cho một thú vui "lạ đời", đó là chơi... kỳ nhông. Anh kể, trong một lần chở vợ đi mua hàng ở chợ Cầu Mống, anh thấy người ta bày bán những con kỳ nhông liền tò mò đến xem nhưng không nghĩ những con này mà có thể bán được bởi ở quê chúng chạy đầy đồng. Thấy mọi người mua, anh cũng đem về 4 chú kỳ nhông để chơi cho vui. Một thời gian sau chúng bắt đầu đẻ trứng. Những cái trứng rớt xuống đất thì nở ra con, còn những trứng ở trên tấm liếp thì chết khô. Sau vài lần kỳ nhông đẻ trứng anh phát hiện ra trứng phải có đủ độ ẩm mới nở ra con.

Bắt thú hoang đẻ ra... USD

Anh Kỳ Phùng kể: "Thời điểm đó ở Long Thành đất còn rất rẻ, nên tôi mua một miếng để lập trang trại và đưa những con kỳ nhông này lên nuôi tại đây. Bước ngoặt chuyển đổi qua nuôi kỳ nhông, kỳ đà chuyên nghiệp bắt đầu khi có một số người Mã Lai đến tham quan trang trại. Những người này đặt vấn đề mua những con thú này về chơi, mỗi tháng yêu cầu tôi cung cấp vài ngàn con". Họ còn cho biết thêm "dân Tây" rất thích nuôi những con vật này. Ở những gia đình giàu có, họ làm hòn non bộ và thả chúng vào làm cảnh. Khi Mỹ bỏ lệnh cấm vận Việt Nam cũng chính là lúc những khách hàng mới ở Canada, Mỹ, Đức, Tây Ban Nha... đến đặt hàng trực tiếp. Không nói được tiếng Anh, không biết sử dụng internet, anh phải nhờ một người chị làm thông dịch. Thấy công việc không trôi chảy anh đã mày mò học cách gửi mail, tự học để đọc các hợp đồng bằng tiếng Anh. Sau một thời gian ngắn, anh tự mình ký các hợp đồng mà không cần phiên dịch. Từ kỳ nhông, kỳ đà, các đối tác yêu cầu cung cấp thêm những con thú hoang khác. Thế là anh bỏ hẳn công việc kinh doanh quần áo và chuyên tâm phát triển trang trại "kỳ cục" của mình.

Hiện nay, trang trại đã có hơn 117 chuồng với hơn 80 ngàn con, mỗi tháng xuất đi các nước với doanh số 20 ngàn USD. Không chỉ xuất khẩu kỳ nhông, ễnh ương, bò cạp, trang trại này còn xuất khẩu da trăn và trăn con. Mỗi năm gần 100 ngàn mét da trăn và 5 đến 10 ngàn con trăn con được xuất sang Mỹ và Tây Âu. Để có nguồn da trăn, trăn con, anh mở các đại lý thu mua khắp đồng bằng sông Cửu Long và cũng từ đó tạo công ăn việc làm cho hàng ngàn người.

Trang trại "kỳ cục" từng vinh dự được Tổng bí thư Nông Đức Mạnh đến tham quan

"Nhà động vật hoang dã" làm du lịch

Tài liệu về kỹ thuật nuôi các con bọ cạp, nhái bầu, ễnh ương... hầu như không có. Vì vậy, anh phải tự mày mò nghiên cứu các bản tính tự nhiên của chúng, làm thế nào để những con vật hoang dã này lớn và đẻ trứng là vấn đề không dễ, phải bỏ rất nhiều công sức mới nắm được kỹ thuật nuôi. "Mỗi một loài tôi phải mất cả vài tháng mới hiểu được đặc tính của chúng, ví như con kỳ tôm, con này có đặc tính rất hay: cứ vào buổi chiều khi mặt trời lặn là leo lên cây, buổi sáng xuống hồ tắm rồi sau đó ra chỗ nắng phơi khô" - anh Phùng cho biết. Chính vì thế mà việc làm chuồng cho chúng ở cũng không hề đơn giản, mỗi loại thú đều có cách thiết kế riêng nhưng tựu trung lại là chuồng phải luôn có cây xanh, ánh nắng, hồ nước, cát... như môi trường tự nhiên. Những nghiên cứu phục vụ cho công việc chăn nuôi đã dần biến anh thành... "nhà động vật học" bởi hầu hết các triệu chứng bệnh tật hay đặc tính từng loài anh đều nắm rất vững. Nhìn anh nâng niu từng con bọ cạp, vuốt ve con kỳ nhông mà chúng không hề phản ứng lại cũng đủ thấy điều đó. Anh Kỳ Phùng cho biết thêm, các con thú này ít bệnh, thức ăn của chúng là sâu, giun nên rất dễ đáp ứng. Nguồn thức ăn "bình dân" này được cung cấp bởi những người dân xung quanh. Điều này vô tình tạo công ăn việc làm cho một số hộ gia đình, đồng thời mùa màng tránh bị sâu hại.

Kỳ tôm, một trong những con vật "kỳ cục" sinh lợi cho anh Kỳ Phùng

Không chỉ nuôi những con vật “kỳ cục” như đã nói trên, anh Kỳ Phùng còn biến trang trại của mình thành "công viên" với những thảm cỏ xanh biếc, vườn lan, rừng cây dầu và những loại cây cảnh khác tuyệt đẹp. Anh đang tiếp tục khẳng định mình bằng cách đầu tư vào khu du lịch sinh thái. Năm 2003, tình cờ lãnh đạo tỉnh Đồng Nai đến tham quan, thấy trang trại đẹp và thấy cách làm của ông chủ Kỳ Phùng nên mời anh thực hiện một khu du lịch cho tỉnh. Sau khi khảo sát, khu du lịch sinh thái Thác Giang Điền ra đời với diện tích ban đầu 67ha. Đây là khu vực bỏ hoang do địa hình không thích hợp để làm nông, sau 3 năm đầu tư, đến nay đã định hình nên một khu du lịch với đặc thù tắm thác và đang chuẩn bị khánh thành giai đoạn 1 vào dịp cuối năm nay. Điều thú vị là bước đầu sẽ hình thành tour cho du khách tắm thác và tham quan trang trại "kỳ cục"!

Thiên Long

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang