• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Bình Thuận: Những vườn tiêu sống lại

Nguồn tin: Báo Bình Thuận, 27/08/2010
Ngày cập nhật: 28/8/2010

Đầu năm 2010, giá tiêu 40.000 đ/kg. Tháng 6/2010, 55.000 đ/kg.

Trung bình mỗi ngày 1 kg tiêu tăng giá 1.000 đ, “tăng không nghỉ ngày chủ nhật”, tăng mà không rủ chỉ số giá tiêu dùng theo cùng, và tăng suốt cả tháng trời mới chịu dừng lại dao động quanh mức 80.000 đ/kg.

Tiêu là loại gia vị phổ biến trên thế giới, và còn được gọi hết sức văn hoa là “cổ nguyệt”. Trong tiếng Hán, chữ cổ và chữ nguyệt kết hợp với nhau thì thành chữ Hồ, tên một nước mà ngày xưa hạt tiêu từ đó nhập vào Trung Nguyên (trước khi nước Hồ cũng theo hạt tiêu nhập luôn vào Trung Quốc). Và cũng vì vậy, mặc cho thế giới gọi tiêu là pepper, poivre… người Việt với nền văn hóa không tránh khỏi ảnh huởng Trung Quốc vẫn cứ gọi chúng là hồ tiêu. Hạt tiêu giàu vitamin C hơn cả cà chua, hàm lượng canxi cao, nhưng lại được sử dụng trong các món ăn với vai trò gia vị và phòng ngừa bệnh tật hơn là chất bổ dưỡng. Có một thời, hồ tiêu là món hàng chủ lực trên con đường tơ lụa, là nguồn cảm hứng vô tận cho các nước châu Âu gửi hàng đoàn chiến thuyền đi khắp thế giới để rồi lần lượt tìm ra châu Mỹ, châu Úc và rất nhiều vùng đất khác…

Ấn Độ, đất nước của hồ tiêu, giờ đang ngậm ngùi nhìn tiêu Việt Nam thống lĩnh thị trường với doanh số năm 2009 chiếm đến một nửa giao dịch toàn cầu. Thậm chí, có thông tin rằng hiện nay Việt Nam muốn bán tiêu giá nào thì thế giới cũng chiều theo…

Khấp khởi mừng, tôi mang thông tin ấy lang thang vào các vườn tiêu ở xã Đức Thuận (Bình Thuận). Khác với mường tượng của tôi về “gương mặt nông dân thời nông sản tăng giá”, anh Nguyễn Rân, người từng được bầu chọn là “nông dân sản xuất giỏi” của huyện Tánh Linh, nghe tôi hỏi về tiêu, thẩn thờ đến nỗi rót nước tràn ly mà không biết.

Theo chân anh Nguyễn Rân, tôi lang thang khắp cái vùng một thời là thánh địa tiêu của Tánh Linh. Trụ tiêu vẫn còn đó, nhưng cái cảnh tiêu điều xơ xác thì vườn nọ tiếp vườn kia. Ngày xưa, Đức Thuận xanh ngắt một màu tiêu. Cứ nghe ở đâu có giống tiêu mới, năng suất cao là người ta lại lặn lội tìm về, cái trồng, cái giâm lấy giống bán cho cả huyện. Chuyện về tiêu râm ran bên tách trà ban sớm, hồ hởi trên bàn nhậu lúc chiều về, thổi vào cuộc sống lam lũ của người dân một niềm tin về một cuộc sống ấm no… Tiêu bò lên trụ, tiêu phủ bờ rào, tiêu trùm màu xanh của mình lên cả cây xoài, cây mít. Tiêu thành “bá chủ” trong các loại cây trồng. Thậm chí, tiêu vừa có biểu hiện ủ oải là đã có người âu lo thấp thỏm, vội vã mời chuyên gia về thăm khám chu đáo, phân thuốc bất luận tiền nong. Cùng với sự phát triển của tiêu, giá đất cũng bị đẩy lên chóng mặt. Những ngọn đồi trơ khấc, những vạt ruộng trũng sâu cũng được đưa vào diện cải tạo để trồng tiêu. Xe múc hoạt động liên tục ngày đêm cũng không đáp ứng nổi nhu cầu đào hồ để lấy nước tưới tiêu. Nhiều ngành nghề ăn theo cây tiêu, được dịp, cũng phát triển rầm rộ chưa từng thấy. Và giữa lúc phong trào trồng tiêu đang lan rộng thì giá tiêu từ từ tuột dốc. Có những lúc giá tiêu rớt thê thảm, chỉ còn ngang giá hạt điều, lỗ thâm vốn, lỗ rạc người, lỗ trắng cả mồ hôi, nhưng lạ một điều là hầu như không ai lấy thế làm hoảng sợ. Trong quá khứ, đã nhiều lần tiêu rẻ như cho, nhưng chỉ trong vài niên vụ đã lên giá như vàng. Làm tiêu mà cứ khư khư tầm nhìn ngắn hạn thì suốt đời chỉ có “bứng cây sống, trồng cây chết” mà nghèo vẫn hoàn nghèo. Nhưng lần này thì hình như ông thần giá cả đã quên mất hạt tiêu, nên suốt 8 năm trời giá chỉ dợn sóng mà chẳng chịu dâng trào. Sự kiên nhẫn của nhà nông có hạn, đồng vốn của nhà nông cũng có hạn, nên dù không nỡ phá bỏ tiêu, nhưng sự chăm sóc thì bắt đầu xao nhãng. Tiêu lại thuộc dạng “khảnh”, lơi phân thuốc là chê cả đất đai nên cứ lả dần trên trụ. Đến lúc ông thần giá cả gọi tên tiêu thì cả một vùng tiêu Đức Thuận chỉ còn lại những hàng trụ khẳng khiu như những cánh tay xương đưa ra đỡ lấy những nhành lá yếu ớt đang run rẩy, khi mà dưới chân, những bầu cao su đã được trồng xen vào để chuẩn bị cho một sự “chuyển đổi cây trồng”.

Hiện nay, hầu như cả xã Đức Thuận chỉ còn lại 3 khu vườn có thể gọi là còn tiêu, đó là vườn của ông Bạch, ông Quế và ông Tiến. Sau tám năm trời cầm cự với giá cả, với nợ nần, với dịch bệnh, chủ nhân của các khu vườn này vẫn chưa một ngày ngoảnh mặt với tiêu. Với diện tích mỗi vườn trên dưới 2 ha, hàng năm thu vào 4 - 5 tấn tiêu, tám năm ròng rã đợi chờ, đến bây giờ những người làm vườn ấy mới được thở phào nhẹ nhõm.

Theo anh Nguyễn Rân, trồng tiêu là phải luôn trong tâm thế sẵn sàng để phát hiện dịch và dập dịch. Tiêu thuộc dạng “khó tính”, thiếu phân thiếu thuốc cũng bệnh, mà phân thuốc không đúng cách cũng bệnh. Dịch bệnh ở tiêu là “chuyện thường ngày ở vườn”, và hầu như cứ đã bệnh là trước sau gì tiêu cũng chết, nhưng nếu được phát hiện sớm thì có thể ngăn chặn lây lan kịp thời. Hiện tượng tiêu chết hàng loạt là do không được đầu tư đúng mức, do thiếu chăm sóc, nhưng chung quy lại vẫn là do… giá.

Chúng ta đã nghe nhiều về việc phải quy hoạch lại nông nghiệp trong một xu hướng phát triển bền vững; người nông dân cần phải được tư vấn đầy đủ, kịp thời ngay trên chính mảnh đất của mình; nông sản cần phải được bảo hiểm, cần phải đưa vào diện bình ổn giá để giúp nhà nông yên tâm sản xuất... Nhưng “đó là nói”. Và trong khi “nói” và “làm” vẫn đang còn đang dáo dác tìm nhau trong hun hút nghị trường, các nhà khoa học vẫn miệt mài với các luận văn, đồ án, công trình, các nhà quản lý vẫn bận bịu với họp hành và báo cáo, các nhà hoạch định vẫn còn đang háo hức mở rộng tầm nhìn lên 30, 50 rồi 100 năm sau… thì người nông dân vẫn còn đang hì hục dán mắt xuống đường cày và dỏng tai lên nghe chừng giá cả.

Gần đây, thông tin về việc giá tiêu đang phục hồi đã theo chân các thương lái râm ran khắp hang cùng ngõ hẻm của vùng tiêu Đức Thuận, khiến nhiều người giật mình nhìn lại vườn tiêu. May mà những hàng trụ vẫn còn đó, những giếng những hồ ăm ắp nước vẫn còn đó, hy vọng là giá sẽ đứng vững để cho tiêu còn có chỗ để leo lên. Dù muộn, nhưng hy vọng các vườn tiêu sẽ sớm được khôi phục, trước khi nhà nông phá bỏ hết để loay hoay làm lại từ đầu mà tiêu vẫn hoàn tiêu.

Lương Văn Lễ

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang