• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Tin đồn về việc Trung Quốc "vét" gạo Việt Nam: Sự thật sau cái bẫy!

Nguồn tin: Lao động, 26/8/2010
Ngày cập nhật: 27/8/2010

Trong những ngày qua, các phương tiện thông tin đại chúng dồn dập loan tin Trung Quốc (TQ) đã, đang và sẽ "vét" gạo Việt Nam một cách bất thường: Mua gạo phẩm cấp thấp với giá cao. Tuy nhiên, theo các chuyên gia nông học, đây chỉ là lời đồn thổi được dàn dựng với dụng ý... gài bẫy.

Trung Quốc thiếu gạo: Tin… vịt

“TQ mất mùa tới mười bốn triệu tấn gạo do lũ lụt vừa xảy ra liên tiếp” - đó là lý giải của Chủ tịch Hiệp hội Lương thực Việt Nam (VFA) Trương Thanh Phong trước hiện tượng thương nhân gom gạo xuất sang TQ, đẩy thị trường lúa gạo tại các tỉnh ĐBSCL từ im ắng sang sôi động. Lúa chất lượng thấp từ 2.800-3.200 đồng/kg hồi giữa tháng 7 tăng lên 3.850-4.200 đồng/kg; lúa chất lượng cao từ 3.500-3.800 đồng lên 4.100-4.450 đồng/kg. Vị này còn đưa ra dự báo đầy lo ngại: “Nếu họ tiếp tục mua thì coi chừng đến quý IV, DN không còn gạo xuất khẩu”.

GS-TS Võ Tòng Xuân - người có nhiều năm gắn bó với cây lúa, hạt gạo Việt Nam và thế giới - đã tỏ ra vô cùng ngạc nhiên và cho đó là thông tin “từ trên trời rớt xuống”. “TQ Nhật báo ngày 24.6.2010 cho biết, quốc gia này trúng mùa lúa và bắp vụ hè 2010, đưa giá cả các mặt hàng vào mức ổn định”. Trong khi đó, theo GS Xuân, trận mưa lũ mới đây ở miền tây và tây bắc không ảnh hưởng đến sản lượng chung của TQ vì vùng ấy ít lúa, ngoại trừ Quảng Tây có khoảng 100.000ha lúa, hoa màu”. Cẩn thận hơn, GS Xuân đã trực tiếp gửi thư đến GS JiKun Huang - GĐ Trung tâm về Chính sách nông nghiệp TQ (Viện Hàn lâm Khoa học TQ) để kiểm chứng thông tin và nhận được câu trả lời: “TQ mất mùa chỉ là tin đồn. Giá gạo ở TQ rất ổn định và tôi mạnh dạn khẳng định, diễn biến thời tiết thời gian qua không ảnh hưởng gì lớn đến sản xuất lúa” (trích thư ngày 19.8).

Còn ThS Nguyễn Phước Tuyên - Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp - lại khẳng định, 2010 là năm Trung Quốc đạt sản lượng lương thực lớn nhất từ trước đến nay: “Theo thống kê của Tổ chức Nông - Lương thế giới (FAO), năm 2010 TQ đã thuê thêm trên 2 triệu hécta đất từ nhiều quốc gia Châu Á, Châu Âu để trồng thêm lúa. Cụ thể: 1,24 triệu hécta ở Philippines, 700.000ha ở Lào, 80.000ha ở Nga, 10.000ha ở Cameroon, 7.000ha ở Kazakhstan”. Theo ThS Tuyên, khả năng TQ mất mùa đến mức phải gom “gạo phẩm cấp thấp với giá cao” từ Việt Nam là không có cơ sở. Trong khi đó, trên website của Tổng cục Hải quan (ngày 18.8) cho thấy, 7 tháng đầu năm gạo Việt Nam xuất sang TQ chỉ khoảng 79.000 tấn.

Coi chừng sập bẫy

Theo FAO, năm 2010 không chỉ có TQ mà nhiều quốc gia vùng Vịnh và Châu Á cũng đã thuê thêm trên 5 triệu hécta đất trồng lúa, như: Hàn Quốc thuê 2,3 triệu hécta, từ Madagasca (1,3 triệu), Sudan (600.000), Mông Cổ (200.000) và Indonesia (25.000); Saudi Arabia thuê 1,6 triệu hécta ở tỉnh Papua của Indonesia; Các Tiểu vương quốc Arập Thống nhất thuê 1,3 triệu hécta ở Pakistan và Sudan..., qua đó đưa sản lượng lúa thế giới năm 2010 đạt 707 triệu tấn - tăng 25 triệu tấn so với năm 2009. Trong khi đó, lượng lương thực dự trữ của thế giới cũng tăng (126 triệu tấn - 2010 so 94 triệu tấn- 2009) theo hướng xu thế mới: Các nước nhập khẩu trữ nhiều hơn các nước xuất khẩu (98,7/ 24,8 triệu tấn). Vì vậy, theo các chuyên gia nông học, nhiều khả năng lời đồn này xuất phát từ sự dàn dựng, mà nếu không bình tĩnh sẽ dễ sa vào chiếc bẫy như nhiều mặt hàng nông sản khác đã từng đưa nhiều nông dân vào cảnh trắng tay vì “trồng mắc, bán rẻ”.

Sau khi dẫn chứng nhiều quốc gia trên thế giới trúng mùa, giá gạo thế giới giảm nhanh, trong khi đó thị phần xuất khẩu gạo còn lại là các quốc gia Châu Phi thì hầu hết DN xuất khẩu gạo Việt Nam chưa đủ trí và lực để bán được hàng, GS Xuân cho rằng có thể đây là “chiêu” mà các nhà xuất khẩu gạo trong nước tung ra nhằm “giảm tải” áp lực tiêu thụ lúa trong dân. “Thực tế giá lúa chỉ “nóng” lên trong vài ngày, nhưng đã có nhiều người dân tìm mọi cách để giữ lúa lại chờ giá lên” - GS Xuân nhấn mạnh.

Còn theo ThS Tuyên, nhiều khả năng cái bẫy này còn có sự tham gia của người láng giềng.“Lợi dụng tình hình tiêu thụ trong nước đang lâm vào thế khó, họ tung chiêu thu mua với giá cao trong thời gian ngắn, khiến nông dân ngộ nhận rồi đổ xô nhau trồng tiếp để sau đó lâm vào nợ nần, vì bạn hàng đã “cao chạy xa bay” mà vết thương từ các phi vụ tự phát với cây xoài, nhãn... thời gian qua hãy còn chưa hết ứa máu” - ThS Tuyên nhấn mạnh: “Vì vậy, hơn lúc nào hết, nông dân đang trông chờ cơ quan chức năng “giải mã” và sớm vạch ra con đường an toàn để có thể đưa con tàu lúa gạo Việt Nam vượt qua cơn bão thông tin đầy sóng gió như hiện nay”.

Theo Viện Nghiên cứu lúa quốc tế IRRI, quan hệ cung và cầu chỉ đạt cân bằng khi giá gạo xuất khẩu ở mức trên - dưới 300USD/tấn về lâu dài. Giá gạo ở mức này nông dân nghèo có thể kiếm sống được, nhưng vẫn còn khó khăn đối với tầng lớp nghèo mua gạo. Để đạt mức trên, mỗi năm sản lượng phải tăng liên tục 8 - 10 triệu tấn cho đến 20 năm sau. Trong khi đó, do bị cú sốc từ đợt tăng giá gạo nhập khẩu gấp 3 lần trong năm 2008 so với giá bình quân 20 - 30 năm qua và dù thời gian gần đây đã từng bước được cải thiện, nhưng giá gạo vẫn còn khá cao so với trước năm 2008, khiến nhiều nước nhập khẩu gạo mất lòng tin vào hệ thống cung cấp gạo trên thị trường thế giới, nên nhiều nước đã bắt tay trồng lúa để tự chủ động về nguồn cung cấp gạo dưới nhiều hình thức khai hoang, thuê đất... (ThS Nguyễn Phước Tuyên)

Lục Tùng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang