• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Khó tìm đất trồng rừng

Nguồn tin: Người Lao Động, 23/08/2010
Ngày cập nhật: 24/8/2010

Theo Bộ NN-PTNT, tổng diện tích rừng bị cháy và bị chặt phá trên cả nước năm 2009 là 3.221 ha. Hiện diện tích đất hoang, đất nghèo kiệt, đồi núi trọc còn hơn 7 triệu ha.

Thực tế, nhiều đơn vị có cơ hội xin được dự án trồng rừng đang lách luật “sang nhượng”, trong khi nhiều doanh nghiệp (DN) có năng lực và nhu cầu thực sự về đầu tư vùng nguyên liệu lại gặp không ít khó khăn trong việc tìm thuê đất. DN buộc phải đầu tư vùng nguyên liệu ra nước ngoài, chi phí ước tính tăng gấp đôi so với đầu tư trong nước.

“Đỏ mắt” tìm đất

Hiện đang tồn tại nghịch lý: Chính phủ đang khuyến khích trồng rừng bằng những chính sách ưu đãi, như hỗ trợ từ 1,5 triệu đồng đến 3 triệu đồng/ha rừng trồng, với tổng mức đầu tư lên đến 40.000 tỉ đồng. Chưa kể một số địa phương còn được giao tự bố trí ngân sách để đầu tư cho dự án trồng rừng nhưng nhiều tỉnh đã không đạt chỉ tiêu kế hoạch với muôn vàn lý do. Hiện tỉnh Điện Biên chỉ trồng được 427/900 ha, Lai Châu: 474/850 ha, Kon Tum: 100/250 ha, Đắk Nông: 177/400 ha... Bình Phước có chủ trương trồng 42.000 ha cao su ở khu vực rừng nghèo kiệt, nhưng đến nay mới trồng được khoảng 8.000 ha...

Trong khi đó, nhiều DN đến các địa phương trên xin đất trồng rừng nhưng đều nhận được câu trả lời: Không kiếm đâu ra đất để giao. Thực tế, DN trồng rừng thì phải trồng với diện tích tính bằng đơn vị hàng ngàn hecta trở lên và càng tập trung càng tốt nhưng hiện để có được một diện tích tập trung vài trăm hecta cũng quá khó. Đất trồng rừng hiện quá phức tạp, nhỏ lẻ, kinh phí đền bù lớn...

Xuất ngoại trồng rừng

Bản thân các DN đều nhận thức được việc trồng rừng quy mô lớn sẽ thuận lợi cả về môi trường lẫn về hiệu quả kinh tế. DN bảo đảm và chủ động nguồn nguyên liệu. Hiện nay, theo Hiệp hội DN chế biến gỗ TP. HCM, nguyên liệu còn phụ thuộc phần lớn vào nhập khẩu, nhiều đơn vị thậm chí phải nhập trên 80% nguyên liệu nhưng thực trạng bất cập hiện nay là các địa phương luôn không đạt chỉ tiêu về trồng rừng, trong khi nhiều DN phải kéo nhau ra nước ngoài đầu tư. Theo kế hoạch đến năm 2015 ngành cao su VN phải phát triển 800.000 ha cao su, để đạt kế hoạch, Tập đoàn Công nghiệp Cao su VN (VRG) đã phải sang Campuchia, Lào, Myanmar, Nam Phi, Mozambique... thuê đất trồng cao su. Ở Campuchia, hiện VRG có khoảng 10.500 ha cao su, năm 2011 – 2012 sẽ trồng thêm 100.000 ha; tại Lào, VRG đang có 30.000 ha. VRG cũng đang xúc tiến trồng 200.000 ha cao su ở Myanmar... Tập đoàn Hoàng Anh Gia Lai cũng có 25.000 ha cao su tại Lào và đang đầu tư 73 triệu USD trồng 20.000 ha cao su tại Campuchia; Trường Thành có 5.000 ha rừng tại Uruguay...

Việc phủ xanh đất trống đồi núi trọc không chỉ mang lại hiệu quả kinh tế rất lớn mà hơn hết, nó góp phần tích cực vào việc cân bằng sinh thái, hạn chế lũ quét. Nhưng trồng được rừng hiện nay là cả vấn đề. Làm sao huy động được nguồn lực DN thật sự không khó. Theo các chuyên gia kinh tế, vấn đề quan trọng là Nhà nước phải cụ thể hóa các chính sách. Đặc biệt, các thủ tục khi làm hồ sơ thuê đất trồng rừng phải thật sự thông thoáng; có tiêu chí xác định khu vực nào, diện tích nào cho trồng rừng... để thông tin rộng rãi cho DN. DN đủ điều kiện thì thông qua đấu giá để được thuê đất chứ không thể có sự ưu tiên.

Khánh Mai

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang