• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Hưng Yên: Thêm một vụ nhãn thắng lợi

Nguồn tin: Báo Hưng Yên, 19/08/2010
Ngày cập nhật: 22/8/2010

Tỉnh Hưng Yên có gần 2800 ha nhãn các loại, tập trung nhiều ở thành phố Hưng Yên (625 ha) và các huyện Tiên Lữ (488 ha), Kim Động (430 ha), Khoái Châu (292 ha)... Trong đó có gần 2700 ha đang cho thu hoạch. Những năm gần đây, nhờ áp dụng thành công các biện pháp khoa học kỹ thuật trong trồng và chăm sóc nhãn để duy trì và tăng năng suất quả mà nhiều nhà vườn ở Hưng Yên đã “đại thắng” trong trồng nhãn, đặc biệt là năm nay khi mà từ đầu mùa cho đến thời điểm này giá nhãn quả vẫn luôn được giá và giữ ở mức cao.

Giá cao, ổn định

Chưa bao giờ giá nhãn cao và ổn định như năm nay. Đó là lời nhận xét không giấu nổi vui mừng của tất cả những người trồng nhãn ở Hưng Yên khi vụ nhãn chính đã sắp thu hoạch xong.

Từ đầu mùa đến nay, giá nhãn tươi bán lẻ loại ngon luôn giữ ổn định ở mức 40 - 50 nghìn đồng/kg, nhãn loại trung cũng có giá trên 30 nghìn đồng/kg, thậm chí giá nhãn sớm đầu mùa đã lên mức giá cao kỷ lục: 60 - 70 nghìn đồng/kg. Ngoài nhãn tươi làm quà, nhãn nguyên liệu làm long (nhãn quê) cũng giữ mức 20 - 22 nghìn đồng/kg và có chiều hướng đẩy giá long nhãn lên cao. Những thương lái ở các tỉnh khẳng định, giá nhãn năm nay không những cao mà còn ổn định bất ngờ và việc tiêu thụ nhãn cũng rất thuận lợi, sức mua nhanh và mạnh so với các năm. Được biết giá nhãn ở Hưng Yên năm nay giữ ở mức lý tưởng như vậy là do sự biến động của thời tiết khiến hầu hết các vùng trồng nhãn trong nước đều giảm mạnh sản lượng, nhiều khu vực mất mùa. Các loại nhãn nhập khẩu từ nước ngoài hoặc từ miền Nam chuyển ra không thể cạnh tranh được với nhãn Hưng Yên bởi chất lượng. Người tiêu dùng trong và ngoài tỉnh đã ưa chuộng nhãn Hưng Yên, quen thuộc với thương hiệu “nhãn lồng Phố Hiến” và tin tưởng vào chất lượng, mẫu mã của sản phẩm.

Niềm vui của các nhà vườn trồng nhãn năm nay cũng được nhân đôi. Do có kinh nghiệm trồng nhãn lâu năm, biết áp dụng các biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp nên nhiều vùng chuyên canh nhãn trong tỉnh đã thu được vụ mùa thắng lợi như các xã Hồng Nam, Quảng Châu (thành phố Hưng Yên); Phương Chiểu, Tân Hưng (Tiên Lữ); Hàm Tử, Đông Kết, Bình Minh (Khoái Châu). Ở những địa phương này, cây nhãn đã trở thành cây đặc sản, cây làm giàu của người dân nên việc chăm sóc, buôn bán nhãn đã trở nên chuyên nghiệp, hiệu quả hơn rất nhiều. Vụ nào những cây nhãn ở đây cũng cho thu hoạch khá. Nhờ có những kinh nghiệm trong chăm sóc nhãn mà năm nào vườn nhãn của những hộ này cũng được mùa, đem lại hiệu quả kinh tế cao. Ở nhiều vườn, những cây nhãn cho vài tạ quả mỗi vụ đã không còn hiếm.

Anh Lê Văn Chúc, người trồng nhãn xã Phương Chiểu (Tiên Lữ) cho biết: “Năm nay gia đình tôi có hơn 1 mẫu nhãn hương chi đang trong thời kỳ cho thu hoạch, đã thu được hơn 7 tấn quả chính vụ và vẫn còn một phần nhãn chín muộn chưa thu hoạch. Vừa được năng suất cao, vừa được giá cao, sang năm gia đình tôi yên tâm có vốn để đầu tư mở rộng diện tích”. Không chỉ gia đình anh Chúc, nhiều hộ trồng nhãn khác trong xã nhờ có biện pháp khoa học kỹ thuật phù hợp nên năng suất, sản lượng nhãn tăng đáng kể, hộ trồng nhiều thì lãi hàng trăm triệu, hộ trồng ít cũng được vài chục triệu trong vụ nhãn này.

Nhiều người làm vườn lâu năm đã khẳng định, năm nay là mùa nhãn vui nhất, thắng lợi nhất từ nhiều năm trở lại đây. Nhãn chín đến đâu có thương lái vào tận vườn đặt mua với giá cao đến đấy, bán lẻ, bán buôn đều có lãi.

Biết áp dụng khoa học kỹ thuật là thành công

Sự thay đổi của thời tiết đã khiến việc ra hoa, đậu quả của cây nhãn gặp khó khăn. Bởi thế có thể dễ dàng thấy một thực trạng: trong cùng vùng trồng nhãn nhưng vườn bên này sai quả mà vườn bên cạnh chỉ cách có vài bước chân thì bị mất mùa. Chìa khoá ở đây chính là việc các nhà vườn biết áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng nhãn.

Nhãn cũng như nhiều cây trồng khác, chịu ảnh hưởng lớn bởi thời tiết. Sau nhiều năm đứng ngồi không yên với quy luật được mùa rồi lại mất mùa, người trồng nhãn đã tìm đến những biện pháp khoa học kỹ thuật khác nhau để “huấn luyện” cây nhãn theo ý muốn của mình. Và thành công họ gặt hái được chính là những vườn nhãn “dễ bảo”, “ra quả theo ý muốn” bất chấp sự biến động của thời tiết.

Ông Nguyễn Văn Tráng, Phó phòng trồng trọt - Sở NN& cho hay, chính nhờ áp dụng khoa học kỹ thuật vào trồng nhãn mà những vùng chuyên canh nhãn của Hưng Yên đã có hướng phát triển bền vững, cạnh tranh tốt, từng bước nâng cao năng suất, chất lượng. Vụ nhãn năm nay tỉnh Hưng Yên có gần 2700 ha nhãn trong thời kỳ thu hoạch, sản lượng ước đạt 22 - 24 nghìn tấn quả, tăng từ 10 - 15% so với năm 2009.

Huyện Khoái Châu có gần 300 ha nhãn, là vùng nổi tiếng với giống nhãn muộn rất được người tiêu dùng ưa chuộng. Bí quyết để có được nhãn ngon, mã quả đẹp và không ra quả cách năm của các nhà vườn ở đây là theo dõi sát sao quá trình sinh trưởng của cây để có những tác động kỹ thuật riêng cho từng cây hợp lý. Quy trình chung là khoanh vỏ tiện cành nhãn, thời gian tiến hành khoanh từ 15 - 30/11, vị trí khoanh là các cành cấp 2, cách 1 cành khoanh 1 cành, đường khoanh chỉ dài bằng 3/4 chu vi cành, để cây tiếp tục duy trì khả năng vận chuyển dinh dưỡng lên nuôi thân, lá. Mục đích khoanh để ức chế lộc đông, kích thích cây phân hóa mầm hoa. Tuy nhiên sau khoanh cành có cây vẫn sinh trưởng khỏe: lá mềm, xanh đen, có xu hướng phát lộc thì cần tiếp tục khoanh vỏ lần 2… Theo các nhà vườn trồng nhãn lâu năm thì ngoài áp dụng biện pháp khoanh vỏ cần chú ý bón thúc phân vào các giai đoạn: Trước thu hoạch quả 15 - 20 ngày để cây bật và nuôi lộc thu; bón thúc nuôi quả khi đậu quả, không nên bón các loại phân hóa học đơn mà tăng cường các loại phân chuồng, phân ủ hoai mục bao gồm hỗn hợp: Phế thải động vật, super lân, ngô, đỗ tương, bón kết hợp với các loại NPK, phân bón lá giàu kali, lưu huỳnh và một số vi lượng khác để tăng độ ngọt cùi nhãn. Đồng thời theo dõi phòng trừ kịp thời các đối tượng sâu bệnh hại như bọ xít, rệp muội đen, bệnh sương mai...

Còn ở thành phố Hưng Yên, ông Trịnh Văn Thinh, Chủ nhiệm HTX nhãn lồng Hồng Nam chia sẻ: Để nhãn ra hoa, đậu quả theo ý muốn thì ngay sau khi thu hoạch đã phải tiến hành tuyển chọn những cây nhãn khoẻ mạnh, đủ sức nuôi quả. Ngoài ra các nhà vườn cũng nên nắm bắt kịp thời diễn biến của thời tiết để có biện pháp áp dụng sao cho phù hợp với cây nhãn. Sau khi tỉa cành, tạo tán, bón phân đầy đủ phải lựa theo thời tiết để tưới dung dịch KLC03 sao cho phù hợp để thúc cây bật chồi, ra hoa. Khi tưới thuốc cũng phải thường xuyên theo dõi, nếu cây chưa ăn thuốc, không có các dấu hiệu “tiền ra hoa” thông thường thì phải tiếp tục kích thích, tiện cành, xới gốc. Khi nhãn đã ra hoa thì vẫn phải tiếp tục theo dõi, phun phòng trừ bệnh và linh hoạt sử dụng nhiều biện pháp phối hợp như: trời rét quá thì bổ sung phân lân, ka-li, trời nóng thì tưới dưỡng...

Việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật vào trồng và chăm sóc nhãn ở tỉnh Hưng Yên thời gian qua đã đem lại hiệu quả kinh tế rõ rệt, thiết thực cho người nông dân. Đó không chỉ đơn thuần là ứng phó với thời tiết, tăng năng suất, chất lượng quả nhãn mà còn khẳng định tính chuyên nghiệp và thương hiệu của các nhà vườn nói riêng và uy tín vùng nhãn Hưng Yên nói chung. Thời gian tới, Sở NN&PTNT có kế hoạch triển khai Dự án xây dựng và phát triển vùng sản xuất nhãn hàng hoá tỉnh Hưng Yên, đây là hướng đầu tư bền vững, tập trung phát triển các biện pháp khoa học kỹ thuật và hứa hẹn mở ra nhiều cơ hội cho người trồng nhãn trong tỉnh, nhân thêm nhiều vườn nhãn năng suất, đem lại hiệu quả kinh tế to lớn hơn.

Thu Lương - Vi Ngoan

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang