• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Phú Yên: Ngăn chặn chuột hại lúa, cách nào?

Nguồn tin: Báo Phú Yên, 16/08/2010
Ngày cập nhật: 17/8/2010

Lúa hè thu ở các huyện Đông Hòa, Phú Hòa, Tuy An (Phú Yên) đang trong giai đoạn đẻ nhánh, làm đòng nhưng đang bị chuột đồng cắn phá dữ dội, có nguy cơ giảm năng suất...

NILON “BẸO” TRẮNG ĐỒNG

Cây lúa trên cánh đồng thị trấn Chí Thạnh (Tuy An) đang thì con gái xanh mơn mởn thì bị chuột cắn đổ rạp. Nhà ông Nguyễn Văn Thọ có 3 sào ruộng cạnh bờ vùng gần tuyến đường sắt ga Chí Thạnh đều bị chuột cắn phá dữ dội. “Không có đám ruộng nào không có dấu răng của chuột, đám gần bờ vùng, bờ thửa chuột cắn nát, còn giữa đồng thì chuột cắn thành từng chòm, nhỏ nhất bằng cái sàng, to bằng cái nong” - ông Thọ nói.

Nhiều người dân ở xã An Cư (Tuy An) cũng ngạc nhiên vì chưa bao giờ thấy đồng lúa đang thì con gái lại trắng một màu của nilon như năm nay. Hiện chuột tiếp tục cắn phá gây hại phổ biến trên lúa đang giai đoạn đòng - trổ, đặc biệt ở các vùng ruộng ven làng tỉ lệ hại trung bình 3 - 4%, có nơi cao hơn. “Không hiểu sao vụ lúa năm nay chuột lại nhiều thế. Cả làng, cả xóm rủ nhau đánh thuốc, đặt bẫy nhưng vẫn không xuể. Chuột càng ngày càng “khôn” nhử thuốc không ăn” bà Đoàn Thị Diên, ở khu phố Long Bình (thị trấn Chí Thạnh) cho biết. Tại nhiều địa phương của huyện Tuy An cũng đang tập trung đánh... chuột. Chị Nguyễn Thị Thúy, xã An Định than thở: “Vừa mới cứu được lúa khỏi bị hạn hán nay lại mất ăn mất ngủ vì chuột”.

Thực tế, dọc theo các tuyến đường quốc lộ 1A từ TP Tuy Hòa chạy dài đến xã Hòa Xuân Nam (Đông Hòa) và tuyến quốc lộ 25 huyện Phú Hòa trên các cánh đồng đều được “trang điểm” bằng các loại sắc màu của nilon mà theo nhiều nông dân đó là để “bẹo” cho chuột sợ. Ông Lương Công Dũng, Trưởng Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Phú Hòa tại cuộc họp giao ban ngành Nông nghiệp mới đây, phát biểu: Năm nay tình hình chuột cắn phá gây hại lúa hè thu tương đối lớn. Đối với huyện Phú Hòa, phong trào diệt chuột triển khai từ đầu vụ, tuy nhiên ở một số xã do đặc điểm địa hình và chưa thật sự áp dụng các biện pháp diệt chuột triệt để nên chuột cắn phá ảnh hưởng đến năng suất cuối vụ.

TÌM CÁCH DIỆT CHUỘT

Để giải “bài toán” diệt chuột bảo vệ mùa màng, ngay từ đầu vụ Phòng Nông nghiệp - Phát triển nông thôn huyện Phú Hòa đã đề ra phương án và phát động phong trào toàn dân tham gia diệt chuột phòng trừ chuột hại lúa hè thu 2010, qua đó chỉ đạo các địa phương và bà con nông dân thực hiện nhiều biện pháp kết hợp như dùng nôm bắt chuột hoặc dùng bẫy, bả thuốc… Trong đó, biện pháp dùng nôm ban đêm rọi đèn pin rình bắt chuột được xem là tối ưu và có lợi cho môi trường sinh thái. Xã Hòa An được xem là một trong những nơi tổ chức đánh chặn chuột thành công nhất, diện tích bị chuột tàn phá ngày càng giảm. Phong trào diệt chuột bảo vệ lúa ở xã Hòa An được nâng lên thành chiến dịch, HTX thuê “vua diệt chuột” ở huyện Đông Hòa về để vừa diệt chuột vừa hướng dẫn nông dân với những đêm trắng chờ chuột ra khỏi hang dùng nôm bắt.

Còn tại HTX Bình Kiến 2 (TP Tuy Hòa) từ đầu vụ đến nay liên tục phát động đợt diệt chuột, đây là địa phương nổi bật trong phong trào diệt chuột của TP Tuy Hòa. Đầu vụ hè thu địa phương này đã triển khai diệt hàng ngàn con chuột. Thế nhưng theo Phó Chủ nhiệm HTX Bình Kiến 2 Nguyễn Đồng Minh thì cách làm này chỉ mang lại kết quả bước đầu vì cuối vụ chuột ở các cánh đồng xã khác di cư qua cắn phá lúa hè thu. Để phong trào diệt chuột hiệu quả cao hơn đòi hỏi các địa phương đồng loạt ra quân diệt chuột và diệt xuyên suốt vụ lúa.

Tại huyện Đông Hòa, chuột đang tung hoành cắn phá lúa thè thu, ngành Nông nghiệp và nhân dân tìm cách diệt chuột, tuy nhiên các cánh đồng gần khu dân cư, cạnh bờ vùng khó ngăn chặn. Bà Lê Thị Lượng, Trưởng trạm Bảo vệ thực vật huyện Đông Hòa, cho biết: Hiện có hơn 53 ha lúa vụ hè thu đang bước vào giai đoạn làm đòng và trổ bông trên địa bàn huyện bị chuột cắn phá và sâu gây hại. Trong đó, có 7,5 ha lúa bị chuột cắn phá, tỉ lệ hại 3 - 5%. Diện tích chuột cắn phá và sâu gây hại trên tập trung ở những trà lúa đang làm đòng, ngậm sữa thuộc các xã Hòa Xuân Nam, Hòa Vinh, Hòa Xuân Đông, Hòa Xuân Tây, Hòa Hiệp Trung và Hòa Hiệp Bắc.

Hiện nay, đỉnh cao của chiến dịch diệt chuột tại các xã ở Đông Hòa đó là tạo một hàng rào bằng bạt ni-lông có chiều cao khoảng 1m và dài hơn 600 m bao quanh bờ ruộng để chặn chuột tràn về. Dưới chân hàng rào, người dân đào hố sâu cách từng đoạn để khi chuột tìm cách thoát qua bên kia hàng rào sẽ bị rơi xuống. Với biện pháp này, nông dân chặn được chuột xâm nhập ruộng.

MẠNH HOÀI NAM

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang