• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

ĐBSCL: "Chết đứng" với lúa hè thu - Coi chừng “uống nước đục”

Nguồn tin: Lao Động, 14/08/2010
Ngày cập nhật: 16/8/2010

Trước đây, khi nhận định về tương lai lúa gạo, nhiều chuyên gia cho rằng nhu cầu gạo sẽ ngày càng thắt ngặt hơn và giá gạo trên thế giới tiếp tục tăng. Nhưng giờ đây, thị trường gạo thế giới đang theo hướng ngược lại và quốc gia nào chậm đổi mới sẽ phải "uống nước đục".

Thế giới trước xu thế mới

Sau nhiều năm lạc quan về viễn cảnh “giá lương thực thấp đã vĩnh viễn qua rồi”, đến cuối năm 2009, làng xuất khẩu gạo lại thêm “hí hửng” trước thông tin: Năm 2010 sẽ là “năm vàng” đối với xuất khẩu gạo, khi giới dự báo cho rằng diễn biến thời tiết phức tạp sẽ đẩy nhiều quốc gia trồng lúa vào cảnh mất mùa.

Tuy nhiên, trước thềm vụ hè thu 2010, các chuyên gia nông học lại cho rằng, xu thế xuất khẩu gạo đang bước vào thời kỳ mới theo hướng ngược lại thông lệ nhiều năm qua: Thuận lợi hơn với người nhập khẩu và khó khăn hơn với nhà xuất khẩu. Bởi không chỉ có Ấn Độ, mà nhiều quốc gia trồng lúa trên thế giới như Trung Quốc... cũng trúng mùa mà bản thân các nước nhập khẩu như Philippines, Indonesia... cũng đã tăng dự trữ. Điều này đã đẩy giá lúa/gạo năm 2010 vào chu kỳ giảm giá.

ThS Nguyễn Phước Tuyên - Phó GĐ Trung tâm Khuyến nông - Khuyến ngư Đồng Tháp - cho rằng:“Theo quy luật, sau 1 - 2 năm giá lúa lên đỉnh là thời kỳ rớt giá. Thực tế cho thấy trong năm 2008, giá lúa/gạo lên đỉnh và tình trạng này tiếp tục duy trì nhẹ vào 2009 đã khiến nông dân nhiều quốc gia tập trung trồng, dẫn đến nạn thừa lúa/gạo vào năm 2010”. Theo nhận định của các chuyên gia đầu ngành, nhiều khả năng việc giá lúa tìm lại thời hoàng kim là rất thấp, thậm chí đó chỉ là “sân chơi” và cuộc cạnh tranh ngày càng khốc liệt của lúa/gạo theo chất lượng cao, an toàn vệ sinh thực phẩm.

ThS Nguyễn Phước Tuyên cho rằng: “Bên cạnh một số quốc gia như Campuchia, Myanmar đang có kế hoạch “vẽ lại bản đồ” xuất khẩu gạo của thế giới bằng cách bắt tay khai thác hàng triệu hécta đất ven Biển Hồ, đưa diện tích đất còn hoang hóa vào trồng lúa, hiện nhiều cường quốc như Trung Quốc, Ấn Độ... cũng tập trung đẩy mạnh việc ứng dụng khoa học, kỹ thuật để tăng năng suất, giảm giá thành.

Đổi mới hay là chết!

Theo lãnh đạo Bộ NNPTNT, một trong những giải pháp giảm diện tích lúa hè thu là thay vụ lúa hè thu sang vụ thu đông và tổ chức trồng cây rau màu có giá trị kinh tế cao vào vụ hè thu. Thực tế chứng minh, việc thay lúa HT bằng vụ thu đông sẽ thuận lợi hơn về thời tiết, năng suất cũng cao hơn và thời điểm tiêu thụ lúa cũng tốt hơn và đặc biệt là áp lực tiêu thụ sản lượng lúa khá lớn của hai vụ gieo trồng liên tiếp: đông xuân - hè thu cũng giảm hơn. Mặt khác, nhu cầu sử dụng sản phẩm rau màu - nhất là cây có dầu - đang có xu hướng gia tăng trên phạm vi toàn cầu. “Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ, tới đây cây có dầu như đậu nành, mè... có khả năng sẽ tăng giá khoảng 12%”.

ThS Nguyễn Phước Tuyên nhấn mạnh thêm: “Hằng năm VN phải nhập khẩu trên 2 triệu tấn bắp, rồi đậu nành... phục vụ công nghệ chế biến thức ăn chăn nuôi, thủy sản. Vì vậy, tới đây cần chuyển sang trồng đậu nành, bắp...”. Tuy nhiên theo các nhà nông học, cần giải quyết cả núi công việc... mới có thể khởi động được cỗ xe “đổi mới” này. Bởi một trong những điều kiện tiên quyết cho việc chuyển vụ trồng lúa là việc lên đê bao đang là thách thức lớn.

Ông Nguyễn Văn Thêm - Trưởng phòng Nông nghiệp (Sở NNPTNT Kiên Giang) cho biết, Kiên Giang có 270.000 ha lúa hè thu, nhưng để chuyển đổi một lúc, chắc chắn sẽ gặp khó về nguồn kinh phí và nguồn lực thi công. Trong khi đó, việc gieo trồng cây có dầu lấp vụ hè thu lại vướng phải rào cản khó vượt mang tên “khó người - dễ ta”, khiến cho câu chuyện trồng các cây “hot”: Đậu nành, bắp... chưa khởi động đã lâm vào bế tắc. Trong lúc chúng ta “mở cửa” cho đậu nành, bắp “chuyển đổi gene” có năng suất cao, giá thành thấp từ nước ngoài vào, thì trong nước lại chưa công nhận giống chuyển đổi gene nên nông sản Việt không đủ sức cạnh canh về giá lẫn chất lượng và tất nhiên cũng không đủ sức thu hút các nhà sản xuất trong nước ngay trên sân nhà.

Lục Tùng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang