• TIN TỨC
  • KỸ THUẬT
  • SẢN PHẨM
  • DOANH NGHIỆP
  • VIỆC LÀM
  • CNN
  • SVC
  • THỰC PHẨM
  • KHÁM PHÁ
  • ENGLISH
  • 中文
  • English Tiếng Việt

Cùng nông dân tìm phương cách trị bệnh hại lúa

Nguồn tin: Quân Đội Nhân Dân VN, 12/08/2010
Ngày cập nhật: 14/8/2010

Đi dọc theo triền đê, chúng tôi dễ dàng nhìn thấy những đốm vàng rải rác trên một số thửa ruộng lúa của huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang. Cá biệt như tại xã Hòa Sơn, có những diện tích lúa toàn thân cây đã ngả màu vàng dù đang trong thời kỳ trổ đòng. Ở một cánh đồng khác, trên cây lúa lại xuất hiện những đốm sọc màu đen, ngọn mới lên còi cọc, không phát triển. Người nông dân lo đến “méo mặt”, chính quyền bối rối bởi không tìm được nguyên nhân gây bệnh cũng như cách chữa trị hiệu quả...

Nguy cơ mất trắng khi lúa nhiễm bệnh

Bắt đầu nhìn thấy những đốm vàng trên ruộng lúa, người nông dân ở xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa, tỉnh Bắc Giang lại đứng ngồi không yên bởi nguy cơ mất trắng khi lúa nhiễm bệnh. Từ những đốm vàng ban đầu, cây lúa nhanh chóng phủ một màu vàng héo úa, sau đó lụi dần. Vì vậy mà những người dân ở đây gọi là bệnh vàng lụi. Xuất hiện từ năm 2004, sau mỗi năm diện tích lúa bị bệnh vàng lụi lại tăng lên. Theo ông Nguyễn Văn Chính, Phó chủ tịch UBND huyện Hiệp Hòa, năm 2009 diện tích lúa bị bệnh của cả huyện lên tới hơn 600 ha, trong đó có khoảng 5 ha mất trắng không cho thu hoạch, số còn lại chỉ được từ 10 đến 40% sản lượng so với lúa không bị bệnh. Mới đầu vụ mùa năm 2010, diện tích lúa nhiễm bệnh ở huyện Hiệp Hòa đã hơn 70 ha, thời điểm phát hiện lại sớm hơn so với năm 2009. Gia đình chị Dương Thị Cảnh, ở thôn Tăng Sơn, xã Hòa Sơn, huyện Hiệp Hòa canh tác 3 sào nhưng 1,5 sào bị nhiễm bệnh. “Năm ngoái năng suất những diện tích lúa bị bệnh giảm đến 80%, rất ít cây trổ đòng, năm nay bệnh nặng hơn nên có thể chúng tôi sẽ mất trắng”, chị Cảnh chia sẻ. Nhìn ruộng lúa màu vàng đã lấn át màu xanh, chị Dương Thị Thủy không giấu được vẻ lo lắng: “Nhà tôi cũng bị bệnh 1,5 sào nhưng rải rác chứ không tập trung một chỗ nên rất dễ bị lây sang những cây lúa đang khỏe mạnh, đã 2 vụ gần đây rồi gia đình tôi chỉ biết cấy mà không được thu hoạch”.

Mặc dù không phải là bệnh mới nhưng công tác chống dịch của huyện Hiệp Hòa gặp nhiều khó khăn do chưa thể xác định được nguyên nhân gây bệnh. “Huyện đã báo cáo lên tỉnh, mời chuyên gia từ các Viện nghiên cứu, Đại học Nông nghiệp Hà Nội về địa phương để tìm căn nguyên nhưng vẫn chưa có kết quả. Bà con đã dùng nhiều cách như cày ải, bón vôi, làm cỏ, sục bùn, cũng đã thay cả giống lúa nhưng bệnh không dứt”, ông Nguyễn Văn Chính cho biết. Nỗi lo của những người dân Hiệp Hòa càng chồng chất khi bệnh vàng lụi chưa giải quyết được thì trên cánh đồng xã Thái Sơn lại xuất hiện một căn bệnh mới. Những cây lúa đang xanh non bỗng xuất hiện nhiều đốm sọc màu đen trên lá. Khi nhiễm bệnh, lá non không phát triển được, cây lúa không thể trổ đòng vì thế mà khó có thể cho thu hoạch. Theo thống kê của xã Thái Sơn, hiện nay, diện tích lúa bị bệnh là 12 ha, trong đó 5 ha bị tương đối nặng, đáng lo ngại là diện tích này có thể tăng nhanh chóng nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời.

Khơi lại hy vọng cho người nông dân

Việc tìm ra nguyên nhân gây bệnh và phương pháp chữa trị cho cây lúa tại huyện Hiệp Hòa đang được thực hiện khẩn trương với hy vọng cứu lấy diện tích đã nhiễm bệnh và quan trọng hơn là không để lây lan sang những thửa ruộng khác. Cuối tháng 7 vừa qua, UBND huyện cũng với Chi cục Bảo vệ thực vật tỉnh Bắc Giang đã mời TS Hà Việt Cường, giảng viên Đại học Nông nghiệp Hà Nội và đại diện Công ty TNHH đầu tư phát triển Thiên Đức về thăm bệnh. Với kinh nghiệm xử lý thành công bệnh lùn sọc đen tại nhiều địa phương miền Bắc, ông Nghiêm Mẫn, Giám đốc Công ty đầu tư phát triển Thiên Đức đưa phương án phun chế phẩm EXIN 4.5 HP để ức chế sự phát triển của bệnh. Sản phẩm này làm cây lúa ngừng sinh trưởng, khi đó vi-rút, vi khuẩn gây bệnh sẽ ngừng sinh sản, nồng độ sẽ giảm xuống dưới mức độ gây hại. Theo nhận định ban đầu của TS Hà Việt Cường, bệnh vàng lụi là do vi-rút gây nên còn bệnh gây đốm đen trên lúa có tên là đốm sọc vi khuẩn, một nòi mới, lây lan rất nhanh bởi tốc độ sinh sản của vi khuẩn theo cấp số nhân, có thể theo chiều gió, dòng nước lây sang các thửa ruộng khác.

Sau khi phun chế phẩm EXIN 4.5 HP trên một số thửa ruộng bị nhiễm đốm sọc vi khuẩn, tiến triển bệnh rất khả quan. Quan sát bằng mắt thường có thể nhận thấy trên thửa ruộng được phun thuốc, lá mới ra đã xanh tốt, không còn xuất hiện những đốm sọc đen nữa. Đại diện Công ty đầu tư phát triển Thiên Đức đã có buổi tập huấn cho bà con xã Thái Sơn, huyện Hiệp Hòa về cách sử dụng chế phẩm này, dự kiến sẽ được phun trên tất cả diện tích lúa nhiễm bệnh. Bên cạnh việc khắc chế đốm sọc vi khuẩn, bệnh vàng lụi cũng đang được chữa trị bằng nhiều biện pháp. Cùng với việc phun EXIN 4.5 HP, ông Nguyễn Hữu Chính, Trưởng phòng Nông nghiệp huyện Hiệp Hòa cho rằng, phải tạo cho cây lúa khỏe mạnh thì khả năng chống bệnh cao hơn, vì vậy bà con đã thực hiện nhiều phương pháp tổng hợp, bón cân đối cho cây, nếu phát hiện bệnh sớm và xử lý ngay thì bước đầu cho thấy hiệu quả.

Mạnh Hưng

Các tin mới:

31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
31/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
30/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
29/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
28/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
27/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
26/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
25/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
24/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
23/12/2013
22/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
21/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
20/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
19/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
18/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
17/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
16/12/2013
15/12/2013
15/12/2013
14/12/2013

 

Các tin năm 2014

Các tin năm 2013 | 2012 | 2011 | 2010 | 2009 | 2008 | 2007 | 2006: 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 37 38 39 40 41 42 43 44 45 46 47 48 49 50 51 52 53 54 55 56 57 58 59 60 61 62 63 64 65 66 67 68 69 70 71 72 73 74 75 76 77 78 79 80 81 82 83 84 85 86 87 88 89 90 91 92 93 94 95 96 97 98 99 100 101 102 103 104 105 106 107 108 109 110 111 112 113 114 115 116 117 118 119

DNTN VIỆT LINH
Địa chỉ: 71/14 Trần Phú, Phường 4, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh
Skype: vietlinhsaigon Messenger: vietlinhsaigon
Zalo/viber: 0902580018 Facebook: VietLinh
Email: vietlinh[vietlinh.vn], vietlinhsaigon[gmail.com]
TRANG TIN ĐIỆN TỬ VIỆT LINH - ĐI CÙNG NHÀ NÔNG
vietlinh.com.vn Giấy phép số 52/GP-BC do Cục Báo chí Bộ Văn Hoá Thông Tin cấp ngày 29/4/2005
vietlinh.vn Giấy phép số 541/GP-CBC do Cục Báo chí Bộ Thông Tin và Truyền thông cấp ngày 30/11/2007
® Viet Linh giữ bản quyền, © Copyright 2000 vietlinh.vn

Thông tin nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, nuôi trồng, kỹ thuật, chế biến, nông sản, trồng trọt, chăn nuôi, thị trường, nuôi tôm, nuôi cá, gia súc, gia cầm, việc làm, mua bán, vật tư thiết bị, môi trường, phân bón, thuốc bảo bệ thực vật, thuốc trừ sâu, thức ăn thủy sản, thức ăn chăn nuôi, cây ăn quả, cây công nghiệp, cây hoa màu, cây lương thực, cây hoa cảnh, cây thuốc, dược liệu, sinh vật cảnh, phong lan, nông thôn, nông dân, giải trí. All of aquaculture, agriculture, seafood and aquarium: technology, market, services, information and news.

Về đầu trang